Mang xe ủi đi phá trắng rừng
Hàng chục khối gỗ đã bị các đối tượng dùng máy móc và các loại xe cơ giới vào tận rừng để chặt hạ, mang đi tiêu thụ.
Ngày 18/6, một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị này đang điều tra, xác minh 1 vụ phá rừng xảy ra tại buôn Dur Kmăl, xã Dur Kmăl (huyện Krông Ana).
Khu vực rừng bị phá trắng
Theo thông tin ban đầu, vào ngày 13/6, trong quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng Hạt Kiểm lâm huyện đã phát hiện tại khoảnh 3 tiểu khu 102, thuộc địa phận buôn Dur Kmăl xảy ra tình trạng nhiều héc ta rừng bị phá trắng.
Qua xác minh hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có 8.358 m2 rừng đã bị phá trắng. Có 23 cây với đường kính 20 – 65cm đã bị chặt hạ; trong đó, còn sót lại hiện trường 51 lóng gỗ nhóm 5 – nhóm 8 với khoảng 19m3 gỗ và khoảng 10 sitte củi, khoảng 7m3 (đường kính từ 10cm-20cm, dài từ 40-80cm).
Video đang HOT
Cơ quan chức năng kiểm đếm số gỗ bị cưa hạ
Từ các dấu vết tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định diện tích rừng đã bị phá từ 3 – 5 ngày trước. Các đối tượng đã manh động dùng xe cơ giới có bánh xích, xe ủi vào khu vực rừng. Hai bên đồi đã bị san ủi thành con đường để thuận tiện vận chuyển gỗ, rải rác là gỗ và củi còn nằm sót lại.
Nằm cách diện tích rừng bị phá khoảng 1km, cơ quan chức năng còn phát hiện có 5 điểm tập kết gỗ tròn và xẻ hộp với khối lượng hơn 15m3.
Hiện vụ việc đang được Công an huyện Krông Ana tiến hành điều tra, làm rõ.
Thúy Diễm
Theo Dantri
PCT UBND tỉnh Quảng Nam gửi tâm thư cho kiểm lâm lúc 0h
Sau nhiều vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã có bức tâm thư gửi cho kiểm lâm vào 0h đêm.
Trong bức tâm thư, ông Lê Trí Thanh viết: "Là lãnh đạo UBND tỉnh được phân công theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực này, trong gần 3 năm qua, tôi đã có nhiều dịp cùng các đồng chí vượt dốc, băng rừng, lội suối để kiểm tra rừng, hạnh phúc với những cánh rừng già nguyên sinh còn xanh thẫm của Trường Sơn; trăn trở với những cây rừng mới trồng bị nắng chói, mưa dầm, dây leo, khó bề sinh trưởng; đau xót với những thân cây bị lâm tặc chặt gãy, nhựa còn ứa ra như rỉ máu...
Những chuyến đi đó giúp tôi hiểu thêm rất nhiều về rừng và cũng yêu rừng vô cùng. Là những người trực tiếp gắn bó với rừng, bảo vệ, giữ gìn và phát triển rừng, chắc chắn tình yêu rừng của các đồng chí còn lớn hơn tôi rất nhiều. Cũng từ những chuyến đi đó, tôi hiểu hơn về công việc và cuộc sống của các đồng chí; thấm hơn về sứ mệnh, nhiệm vụ cao cả mà chúng ta có bổn phận phải thi hành. Vô cùng khó khăn, vô cùng hiểm nguy, vô cùng thử thách. Đối mặt với lâm tặc vốn đã khó thì đối mặt với chính mình còn khó hơn nhiều. Bao nhiêu đồng chí, bao nhiêu thế hệ đã đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ màu xanh bình yên của núi rừng. Nhưng cũng nhiều đồng chí đã không làm tròn trách nhiệm, thậm chí bị lâm tặc mua chuộc, khống chế, bị lợi ích nhất thời làm mờ mắt dẫn đến đánh mất mình, làm hoen ố thanh danh của cơ quan, làm tổn thương đến đồng đội, làm phụ lòng bao người đã ngã xuống".
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tại hiện trường vụ phá rừng.
Ông Lê Trí Thanh bày tỏ mong muốn kiểm lâm làm tốt nhiệm vụ của mình: "Thời gian gần đây, đã phát hiện nhiều vụ phá rừng khủng khiếp, nhiều vụ săn bắn thú rừng dã man; vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép công khai, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và thông tin truyền thông cả nước. Bất luận thế nào, khách quan hay chủ quan, là những người được giao nhiệm vụ chủ rừng, thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng thì trách nhiệm trước tiên phải thuộc về các đồng chí".
"Nhiều vụ xảy ra từ lâu, lâm tặc tung hoành trong thời gian dài, cả cánh rừng bị phá nham nhở, hàng chục gốc cây cổ thụ quý hiếm gục ngã mà các đồng chí lại không biết, cho đến khi có thông tin phản ảnh trên báo chí. Gỗ to như thế, bị chặt hạ bằng cưa máy, kéo ra khỏi rừng thành lối mòn, rồi chở đi bằng cách nào, tập kết ở đâu, bán cho ai - người dân địa phương đều biết mà các đồng chí lại không biết, hoặc biết mà không nói, nói mà không làm, làm mà không tận gốc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh trao đổi với các kiểm lâm.
Nhiều câu hỏi được đặt ra về sự trong sạch, vững mạnh và tinh thần quyết tâm của các lực lượng liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, không chỉ riêng các đồng chí. Những câu hỏi này đã có từ rất lâu rồi, nó làm dằn vặt và ray rứt chúng ta vô cùng. Rừng vẫn cứ mất, cán bộ vẫn cứ bị kỷ luật và nhiều câu hỏi vẫn cứ được đặt ra", ông Thanh nhấn mạnh.
Như Dân Việt thông tin, không những mới phát hiện rừng đặc dụng Sông Thanh bị phá mà liên tục trước và sau Tết đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra nhiều vụ phá rừng phòng hộ nghiêm trọng. Trong đó vụ chặt phá 33 cây rừng già ở rừng phòng hộ Sông Kôn (huyện Đông Giang) ước tính khối lượng gỗ thiệt hại lên đến 45,6m3, gỗ từ nhóm III đến nhóm VII. Một số gỗ đã vận chuyển khỏi hiện trường. Số gỗ còn tại hiện trường gồm 5 lóng gỗ tròn và một cây gỗ chưa cưa xẻ, khối lượng 10,852m3; 8 phách gỗ xẻ, khối lượng 2,299m3.
Tâm thư của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh.
Đặc biệt, nghiêm trọng hơn là vụ phá rừng lim quý ở rừng phòng hộ Nam Sông Bung (huyện Nam Giang), qua kiểm tra phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại khoảnh 1, 3, Tiểu khu 335, thôn Cần Đôn, xã Chà Val, huyện Nam Giang. Trong đó, có 34 cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt hạ (33 cây Lim Xanh và một cây Xoan Đào). Ước tính tổng khối lượng gỗ thiệt hại 235,111m3. Trong đó gỗ Lim xanh 223,121m3 và gỗ Xoan đào 11,990m3; khối lượng gỗ còn tại hiện trường 125,909m3 gỗ tròn và 3,949m3 gỗ xẻ.
Trước sự việc nghiêm trọng này, ngày 4.4, ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết, đã ký các quyết định đình chỉ công tác nửa tháng đối với 6 cán bộ kiểm lâm địa bàn Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn và Nam Sông Bung.
Theo Danviet
Đề nghị truy tố nguyên Giám đốc doanh nghiệp phá hơn 49ha rừng Ngày 30.3, Công an huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cho biết đã chuyển kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đề nghị truy tố nguyên giám đốc một doanh nghiệp phá hơn 49 héc ta rừng. Đối tượng bị truy tố về tội Hủy hoại rừng là Đinh Huỳnh Vĩnh (SN 1970, trú ở phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh...