Mạng xã hội tung tin Việt Nam có bệnh nhân nhiễm Ebola
Dòng status (trạng thái) trên một nickname mạng xã hội face book: “Mọi người ơi tin khẩn, ebola đã đến Việt Nam, ở BV Bạch Mai, vì nội bộ nên chưa lộ ra ngoài” khiến nhiều người hoang mang lo ngại vi rút chết người Ebola đã xâm nhập Việt Nam.
Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội, phóng viên theo dõi y tế nhiều báo đài đã lập tức liên lạc với PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) để xác minh thông tin. Ông Phu khẳng định, đến nay, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm vi rút Ebola tại Việt Nam.
Thông tin này trên facebook hiện đã bị xoá bỏ
Trong chiều nay, tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người, cũng chưa có ca bệnh nào được báo cáo. Công tác kiểm tra cửa khẩu nhập cảnh cũng được tăng cường, bất cứ hành khách nào trở về từ 4 quốc gia có dịch Ebola là Nigeria, Maroc, Guinea, Siriea Leone đều bắt buộc phải làm tờ khai y tế để giám sát, phát hiện ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Người bị sốt, có dấu hiệu bệnh sẽ buộc phải tuân thủ lệnh cách ly nghiêm ngặt để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 10/8 đã có 184 lao động Việt Nam từ Libya về nước, trong đó có 26 người Hà Nội. Dù những lao động này trở về từ quốc gia thuộc châu Phi, không phải vùng có dịch theo nguyên tắc không phải giám sát nhưng Hà Nội cũng cho vào diện giám sát dịch, cũng đã đã thông báo cho các tỉnh thành số hành khách còn lại và giám sát tại cộng đồng 26 người ở Hà Nội.
Hà Nội cũng giám sát tất cả những hành khách đến từ châu Phi rải rác tại tại tất cả các chuyến bay thông qua hộ chiếu. Hiện hầu hết các cửa khẩu đã áp dụng tờ khai y tế, sớm hơn so với yêu cầu Bộ Y tế. Sáng 11/8, Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội đã kiểm tra việc phòng chống dịch bệnh tại sân bay Nội Bài. Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế có 2 phòng cách ly với các thiết bị cấp cứu cần thiết, 2 máy kiểm tra thân nhiệt hoạt động tốt.
Những người từ châu phi nhập cảnh vào Việt Nam, cư trú tại Hà Nội, nếu ởcác khu vực dân cư thì trung tâm y tế các quận, huyện sẽ chịu trách nhiệm giám sát. Nếu về khách sạn, nhà nghỉ thì Sở Y tế sẽ cử người phối hợp với chính quyền địa phương. Thời gian giám sát trong vòng 21 ngày.
Tại cuộc họp chiều 11/8, đại diện bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết cả 4 nước đang có dịch Ebola đều là những nước nghèo, không phải là điểm du lịch. Khách từ Tây Phi vào du lịch nước ta hầu như không có. Tuy vậyBộ cũng xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh trong ngành du lịch và yêu cầu tạm dừng đưa khách đến các vùng dịch; có biện pháp phòng bệnh vàđảm bảo sức khỏe cho hành khác.
Ông Phu cho biết những diễn biến này cho thấy Việt Nam rất kịp thời, khẩn cấp, chủ động ngăn chặn dịch Ebola tràn vào Việt Nam. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan khác tăng cường giám sát chặt chẽ các khách nhập cảnh tại cửa khẩu và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola để có các phương án và biện pháp cách ly y tế kịp thời tránh lây lan dịch bệnh. Bộ Y tế cũng đã tích cực phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật và cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dịch bệnh cho các cơ quan thông tấn báo chí để chủ động tuyên truyền cho người dân bình tĩnh, không hoang mang và chủ động có các biện pháp phòng chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Dù tình hình dịch tại các nước Tây Phi đang rất căng thẳng, tuy nhiên tiến sĩ Phu cũng khuyến cáo người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… . Bởi vi rút Ebloa không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này.
“Còn hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nghi ngờ, mắc Ebola nào”, ông Phu khẳng định.
Video đang HOT
Trong khi đó, website wordpro24.com cũng đưa 1 thông tin ngắn gọn rằng đã xuất hiện bệnh nhân Ebola tại Campuchia và nguyên nhân là do có 6 thanh niên châu Phi đã được xác định là nhiễm Ebola tại Thái Lan. Thông tin này chưa được xác nhận bởi cơ quan chức năng Campuchia cũng như được đăng tải trên bất kỳ tờ báo chính thống nào của nước này.
Hồng Hải
Theo dantri
Tình hình dịch Ebola trên khắp thế giới
Từ châu Phi, nay bệnh đang đe doạ cả thế giới khi các trường hợp nghi ngờ đã xuất hiện ở Anh, Mỹ, Philipin... khiến các quốc gia khác như Việt Nam, Singapore "đứng ngồi" không yên.
Tây Phi: Hệ thống y tế quay cuồng khi số người chết do Ebola lên tới gần 1000
Các nhân viên y tế ở Tây Phi đang I số tử vong kêu gọi sự giúp đỡ khẩn cấp để kiểm soát vụ dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử khi số ca tử vong đã lên tới 932 người.
Các nhân viên y tế Nigeria (ảnh trái) đang trong tình trạng báo động cao sau khi một thầy thuốc điều trị cho doanh nhân người Mỹ Patrick Sawyer (ảnh phải) đã được xác nhận là người thứ hai nhiễm vi rút ở đất nước đông dân nhất châu Phi này
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sẽ yêu cầu các chuyên gia đạo đức y học nghiên cứu về việc sử dụng khẩn cấp các thuốc thử nghiệm để đối phó với căn bệnh cực kỳ dễ lây này sau khi một thuốc thử nghiệm đã được dùng cho hai nhân viên y tế Mỹ bị nhiễm bệnh ở Liberia.
Với hệ thống y tế phân tán và quá tải của Tây Phi, đã có 45 ca tử vong mới do Ebola chỉ trong 3 ngày tính đến ngày 4/8. Liberia và Sierra Leone đã triển khai các đơn vị quân đội ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực biên giới để cố gắng ngăn chặn loại vi rút chết người và chưa có thuốc chữa này.
Liberia: tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Liberia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm thứ Tư vừa qua để đối phó với dịch Ebola khi tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết còn quá sớm để gửi các thuốc đang thử nghiệm tới cho các nạn nhân ở châu Phi.
Đây được xem là biện pháp cần thiết "vì sự sống còn của đất nước. Tình trạng khẩn cấp này sẽ kéo dài ít nhất 90 ngày.
Liberia cũng đóng cửa một bệnh viện lớn nơi có một số nhân viên bị nhiễm bệnh, bao gồm một cha tuyên úy quân đội Tây Ban Nha.
Mỹ: Bệnh nhân tại bệnh viện New York âm tính với Ebola
Một bệnh nhân mới nhập viện tại bệnh viện Mount Sinai ở New York trong tuần này do sốt và các triệu chứng tiêu hóa tương tự Ebola đã có xét nghiệm âm tính với vi rút.
Bệnh nhân đang trong tình trạng ổn định và có cải thiện, và vẫn được các bác sĩ và y tá chăm sóc. Người đàn ông này trước đó mới đi du lịch tới Tây Phi, nơi đang trải qua dịch Ebola chưa từng có trong lịch sử.
Anh: Nhiều người tự nguyện cách ly tại nhà sau khi trở về từ Tây Phi
Nhiều người Anh đã tự nguyện cách ly tại nhà sau khi từ châu Phi trở về do lo ngại có thể bị nhiễm vi rút Ebola trong khi ở nước ngoài.
Các chuyên gia y tế sẽ liên hệ qua điện thoại hằng ngày với những người này để phòng trường hợp họ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng của bệnh.
Tây Ban Nha: Một linh mục nhiễm Ebola
Cha Miguel Pajares (75 tuổi) bị nhiễm vi rút Ebola khi đang chăm sóc người bệnh ở vùng dịch Liberia và ngay lập tức được đưa trở về Tây Ban Nha bằng máy bay quân đôi và trong điều kiện cách ly nghiêm ngặt tại bệnh viện Carlos 2 ở Madrid.
Ngoài cha Miguel, còn có 1 nữ tu sĩ khác cũng đang phải cách ly và xét nghiệm tại Madrid cho thấy cô âm tính với vi rút Ebola.
Hiện sức khoẻ của nhà truyền giáo này đang ngày càng trở nên xấu đi. Tây Ban Nha đã đề xuất với Mỹ cung cấp thuốc và phương pháp điều trị thành công với 2 bác sĩ của họ.
Tổng Giám đốc Y tế công cộng Tây Ban Nha Mercedes Vinuesa cho biết các biện pháp an toàn sẽ được áp dụng để giảm thiểu tối đa rủi ro virus bị phát tán ra cộng đồng.
Singapore: Tăng cường các biện pháp phòng ngừa
Mặc dù vẫn tiếp tục đánh giá dịch Ebola ở tây Phi là "nguy cơ thấp" đối với cộng đồng, song Bộ Y tế Singapore đang đưa ra thêm những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe người dân.
Để nâng cao nhận thức cộng đông và khuyến khích khách du lịch đi điều trị kịp thời nếu bị ốm, Bộ Y tế Singapore đã phối hợp với Cục hàng không dân dụng Singapore (CAAS), Cục Nhập cảnh và cửa khẩu (ICA) và Tập đoàn Sân bay Changi để phát thông báo Tư vấn y tế cho khách đến từ những vùng có dịch tại các cửa khẩu hàng không và đường bộ. Việc này được bắt đầu từ 2 gờ sáng ngày hôm qua 7/8.
Thông báo khuyên du khách nên đi khám bác sĩ ngay tại bất kỳ cơ sở y tế nào ở Singapore nếu bị bệnh với các triệu chứng sốt cao đột ngột, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn, phát ban hoặc chảy máu trong vòng 3 tuần sau khi ở những vùng như Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria ở Tây Phi, và cần báo cho thầy thuốc biết nơi mình đã lưu trú. Khách du lịch nội địa cũng được khuyên đi khám ngay nếu thấy sức khỏe có vấn đề.
Cẩm Tú
Tổng hợp
Theo dantri
Châu Á hối hả phòng chống dịch Ebola Sau khi Tổ chức y tế thế giới WHO phát tín hiệu cảnh báo toàn cầu về nguy cơ bùng nổ bệnh dịch chết người Ebola, các Cơ quan Y tế tại châu Á hối hả triển khai các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus Ebola. Tarik Jasarevic, một phát ngôn viên của WHO tại Geneva...