Mạng xã hội TikTok ‘tấn công’ thị trường Bỉ
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, TikTok đã mở chi nhánh tại Brussels nhằm tạo liên kết với các nhà quảng cáo địa phương lớn và cung cấp cho họ các dịch vụ được cá nhân hóa hơn.
Cũng như Google hay Facebook đã làm trước đây, TikTok đã quyết định mở một công ty con tại Bỉ. Công ty “TikTok Information Technology UK” có trụ sở tại London (Anh) và là đầu cầu của các hoạt động mạng xã hội ở châu Âu ngày 8/8 đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn “TikTok Technologies Belgium”, có trụ sở tại Brussels.
Công ty này nhằm mục đích thu hút các nhà quảng cáo lớn của Bỉ và cung cấp cho họ sự hỗ trợ tại địa phương. Tất cả các công ty của Bỉ đã có thể quảng cáo trên TikTok. Việc mua không gian quảng cáo trên nền tảng này hoàn toàn tự động và được thực hiện trực tuyến. Tuy nhiên, khi đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định, các mạng xã hội lớn nhất thường xây dựng sự hiện diện thực tế ở các quốc gia mà họ quan tâm để tạo liên kết với các nhà quảng cáo địa phương lớn và cung cấp cho họ các dịch vụ được cá nhân hóa hơn.
Theo Cơ quan nghiên cứu dư luận xã hội châu Âu (Eurobarometer) năm 2022, có 13,1% người Bỉ trên 15 tuổi cho biết họ đã xem TikTok trong 7 ngày qua. Con số này tương đương khoảng 1,2 triệu người. Trong một thông cáo gửi đến thị trường quảng cáo địa phương, TikTok tuyên bố có thể tiếp cận 3 triệu người Bỉ, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng ứng dụng này. 45,6% người dùng trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi, và 4,1% từ 25 đến 39 tuổi.
Các thương hiệu cũng bị “dụ dỗ”. Ông Matthieu Vercruysse, Giám đốc truyền thông xã hội của công ty quảng cáo Ogilvy ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi, xác nhận: “TikTok rất được các nhà quảng cáo quan tâm. Đó là nền tảng đang lên ngôi mà tất cả các thương hiệu đang nói đến, đặc biệt là những người có tư duy trẻ và những người muốn tạo ra nội dung hiện đại. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu. Các nhà tiếp thị muốn hiểu TikTok hoạt động như thế nào và nó khác với các mạng xã hội khác như thế nào “. Theo ông, nhiều yếu tố giải thích sự hấp dẫn này. Trước hết, một lượng khán giả ngày càng tăng. Ông Matthieu Vercruysse nhấn mạnh: “TikTok đã mở rộng cho các nhóm tuổi lớn hơn, hơn 25 tuổi. Đối với một số lĩnh vực yêu thích như nấu ăn, đạp xe… TikTok tiếp cận những người 40-50 tuổi. Nó không chỉ là một nền tảng video dành cho thanh thiếu niên nữa”,.
Các thương hiệu cũng bị thu hút bởi vì TikTok không định vị mình như một mạng xã hội mà là một nền tảng giải trí dựa trên sở thích. Nội dung được cung cấp liên quan đến các lĩnh vực quan tâm hơn là trên Facebook hoặc Instagram, điều này làm nổi bật các ấn phẩm đầu tiên của bạn bè. Hơn nữa, các thương hiệu cũng bị thu hút bởi khía cạnh “người tạo xu hướng” của TikTok vì mạng xã hội này là người thiết lập giai điệu, người đổi mới, người tung ra những tài năng mới. TikTok là người dẫn đầu về định dạng văn hóa.
Được thành lập năm 2016 tại Trung Quốc, TikTok hiện là mạng xã hội phổ biến thứ 6 trên thế giới. TikTok thu hút người dùng bằng những video ngắn vui nhộn. Hiện các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram cũng bắt đầu sao chép công thức của TikTok. Tính đến quý I/2022, TikTok đã có hơn 1,39 tỷ người dùng trên toàn thế giới.
Thế khó của Oppo, Xiaomi tại thị trường tỷ dân
Nhiều hãng smartphone Trung Quốc rơi vào tầm ngắm của nhà chức trách Ấn Độ với cáo buộc trốn thuế và rửa tiền.
Ấn Độ là một trong những thị trường lớn của các hãng smartphone Trung Quốc suốt nhiều năm. Tuy nhiên trong 2 tháng qua, chính quyền nước này đã tăng cường giám sát các hãng smartphone lớn của Trung Quốc gồm Xiaomi, Vivo và Oppo.
Video đang HOT
Theo số liệu của Counterpoint Research, 3 thương hiệu trên chiếm 60% thị trường smartphone Ấn Độ. Tuy nhiên, những động thái gắt gao của nhà chức trách nước này trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn đặt ra nhiều thách thức mới.
Hàng loạt công ty gặp khó
Xiaomi, thương hiệu smartphone lớn nhất Ấn Độ là công ty đầu tiên đối mặt áp lực. Đầu tháng 5, cơ quan điều tra tội phạm tài chính của đất nước tỷ dân đã phong tỏa 725 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng trong nước của Xiaomi, cáo buộc chi nhánh của công ty này có hành vi chuyển tiền bất hợp pháp, vi phạm luật ngoại hối.
Các hãng smartphone Trung Quốc đồng loạt gặp khó khăn tại Ấn Độ. Ảnh: FT.
Thời điểm đó, Xiaomi Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp địa phương. Công ty này tuyên bố sẵn sàng làm việc với cơ quan chức năng tại nước này để làm rõ sự việc.
Một thương hiệu smartphone Trung Quốc khác là Vivo cũng nằm trong diện kiểm soát của Tổng cục Thực thi Pháp luật Ấn Độ. Đầu tháng 7, cơ quan này cáo buộc Vivo rửa tiền, trốn thuế sau khi khám xét 48 chi nhánh trong nước, thu giữ 60 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng.
Trả lời CNN, phát ngôn viên của Vivo cho biết công ty đang hợp tác với nhà chức trách để cung cấp thông tin cần thiết, từ chối bình luận thêm. Vào tháng 2, cơ quan thuế Ấn Độ cũng kiểm tra các văn phòng của Huawei.
Đến giữa tháng 7, Oppo trở thành hãng smartphone tiếp theo bị giới chức Ấn Độ kiểm soát, khi Cục Quản lý Doanh thu Ấn Độ cáo buộc công ty trốn thuế khoảng 500 triệu USD. Không chỉ smartphone Oppo, các thương hiệu con như Realme và OnePlus cũng được nhiều người dùng nước này ưa chuộng.
Ngày 21/7, CEO Zhao Ming của Honor tuyên bố rút đội ngũ vận hành tại Ấn Độ do những động thái kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Đây từng là thương hiệu thuộc Huawei, tách ra hoạt động độc lập sau lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Honor vừa tuyên bố rút đội ngũ vận hành khỏi thị trường Ấn Độ. Ảnh: Android Authority.
Honor thành lập chi nhánh tại Ấn Độ cách đây vài năm. Theo ông Ming, Honor vẫn hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ nhưng sẽ do đối tác địa phương quản lý theo cách tiếp cận chặt chẽ.
Trung Quốc tuyên bố những hành động của chính phủ Ấn Độ làm tổn hại danh tiếng của nước này với các nhà đầu tư ngoại quốc. Đầu tháng 7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ cho biết việc kiểm soát các hãng smartphone gây gián đoạn "các hoạt động kinh doanh bình thường", làm giảm "niềm tin và sự sẵn sàng của các thực thể thị trường đến từ nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư và hoạt động tại Ấn Độ".
"Ấn Độ tìm kiếm sự minh bạch"
Trong 2 năm qua, các công ty công nghệ Trung Quốc luôn gặp khó khi hoạt động tại Ấn Độ khi căng thẳng biên giới giữa 2 nước leo thang.
Năm 2020, Ấn Độ đã cấm hơn 200 ứng dụng hoạt động tại nước này, trong đó có TikTok và nhiều app đến từ Trung Quốc. Sau 2 năm, đến lượt các hãng smartphone phổ biến của Trung Quốc rơi vào tầm ngắm của đất nước Nam Á.
Tarun Pathak, Giám đốc Nghiên cứu của Counterpoint nhận định chính phủ Ấn Độ đang thắt chặt kiểm soát các công ty Trung Quốc, đặc biệt là tình hình tài chính bởi họ đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ.
Ấn Độ là thị trường khó bỏ qua với các hãng smartphone Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
"Ấn Độ đang tìm sự minh bạch về cách các công ty Trung Quốc kinh doanh tại đây. Bảng cân đối kế toán của họ đang được xem xét", Pathak cho biết. Pathak nhận định dưới góc nhìn của chính phủ Ấn Độ, các hãng smartphone "cần Ấn Độ hơn là Ấn Độ cần họ".
Samsung, Apple không dễ hưởng lợi
Dù động thái kiểm soát khiến các công ty Trung Quốc tại Ấn Độ gặp khó khăn, các chuyên gia nhận định New Delhi sẽ không cấm hoàn toàn smartphone Trung Quốc.
"Những công ty Trung Quốc vẫn ở đây để hoạt động lâu dài", Pathak cho biết. Hiện tại, Xiaomi là hãng smartphone lớn nhất Ấn Độ với doanh số 7 triệu máy trong quý II. Cuối tháng 7, công ty này cho biết đã bán được tổng cộng 200 triệu smartphone tại đất nước tỷ dân từ 2014 đến nay.
Các thương hiệu như Vivo, Oppo và Realme đều nằm trong top 5, Samsung là cái tên duy nhất không đến từ Trung Quốc. Với vị trí thứ 2, Samsung được xem là thương hiệu hưởng lợi nếu các công ty Trung Quốc gặp khó. Tuy nhiên theo chuyên gia, thị phần của công ty Hàn Quốc sẽ "không thể tăng từ 20% lên 60% một sớm một chiều".
Ngay cả Apple với nhiều kế hoạch lớn dành cho Ấn Độ cũng không thể chiếm thị phần cao bởi giá bán quá đắt so với hầu hết người dân nước này.
Kiranjeet Kaur, Phó giám đốc nghiên cứu tại IDC cũng nhận định các động thái kiểm soát này sẽ không ảnh hưởng đến người dùng Ấn Độ. Bất chấp những cáo buộc bất lợi, Kaur cho rằng doanh số smartphone Trung Quốc ở nước này sẽ không suy giảm, đơn giản bởi yếu tố bán hàng quan trọng nhất là giá bán đã được đáp ứng tốt.
Apple chưa thể đánh chiếm thị phần ở Ấn Độ khi giá bán smartphone quá đắt. Ảnh: Hindustan Times.
Ngay cả khi nhiều công ty smartphone Ấn Độ xuất hiện, Kaur cho biết chúng sẽ khó cạnh tranh với thiết bị đến từ Trung Quốc. "Nếu so sánh tính năng, smartphone Trung Quốc mang đến nhiều lợi ích nhưng giá chỉ đắt hơn đôi chút", Kaur chia sẻ.
Theo chuyên gia Pathak, ngay cả Trung Quốc cũng không thể từ bỏ thị trường Ấn Độ với 1,3 tỷ dân. "Ấn Độ cực kỳ quan trọng với những thương hiệu lớn dù đến từ Mỹ hay Trung Quốc. Đây còn là thị trường mới nổi lớn nhất thế giới do gần một nửa dân số chưa sử dụng smartphone", Pathak chia sẻ.
Đại học nơi Quang Hải thi đấu muốn liên kết với Trường Đại học KHXH&NV TP HCM Chiều 26/7, thông tin từ trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP HCM) xác nhận, vừa làm việc với đại diện trường ĐH Pau (Pháp) về trao đổi nghiên cứu, đào tạo một số ngành học thuộc lĩnh vực môi trường và địa lý giữa hai bên. Đại học Pau tại trung tâm vùng Pyréneés-Atlantiques miền nam nước Pháp, từng lọt vào...