Mạng xã hội hữu ích với nhà báo như thế nào khi đưa tin khủng bố?
Mạng xã hội đóng một vai trò lớn trong quá trình thu thập và chia sẻ tin tức về một vụ tấn công khủng bố. Vậy mạng xã hội có ích như thế nào với các nhà báo đưa tin về khủng bố?
Chiếc xe tấn công khủng bố kinh hoàng ở Nice. (Nguồn: Getty Images)
Theo trang Medium, ngày 19/9 vừa qua, L’Obervatoire de ladéontologie de l’information (ODI) đã tổ chức một hội nghị bàn tròn về chủ đề hoạt động đưa tin của báo chí trong loạt vụ khủng bố hôm 14/7 tại Nice, Pháp. Đại diện các hãng truyền thông, từ báo chí địa phương đến các công ty truyền thông quốc tế đã chia sẻ những trải nghiệm của họ trong và sau loạt vụ khủng bố.
Denis Carreaux, giám đốc biên tập của Nice-Matin, một tờ báo địa phương, đã mở đầu hội nghị bằng việc đưa ra một số ý kiến về cách làm việc trong một tình huống không được chuẩn bị trước như vậy.
“Chúng tôi đã không được chuẩn bị để đưa tin về loạt vụ tấn công tại Nice. Trong 15 ngày, chúng tôi đã viết được 150 trang tin tức về vụ việc, chưa kể đến nội dung web. Điều này là chưa từng có,” Carreaux chia sẻ.
“Khi chúng tôi biết tin đêm đó, rất nhiều hình ảnh và mô tả chi tiết bắt đầu được gửi đến qua mạng xã hội chỉ vài phút sau khi vụ tấn công xảy ra. Sự nhanh chóng đó là rất khác thường với chúng tôi.”
Nicolas Vanderbiest, chuyên gia khủng hoảng và ảnh hưởng trên mạng xã hội đến từ Đại học công giáo Louvain chỉ ra rằng số lượng tweet trong vụ tấn công này không lớn nếu so với các sự kiện khác trên Twitter.
“Thực ra là không có nhiều tweet lắm; điều đó là bất thường với các nhà báo, và lượng thông tin cũng không nhiều. Tổng cộng, chúng tôi chỉ có 3 tin đồn về tình huống bắt con tin, với một lượng tweet gốc có nội dung rõ ràng. Điều quan trọng là phải dùng bộ lọc để loại bỏ nhiễu và đưa tin hiệu quả hơn.”
Loại bỏ nhiễu và xác minh thông tin
“Chúng tôi đã phải quay lại với các vấn đề báo chí cơ bản để tránh bị cảm xúc chi phối, ngay cả khi rất khó làm điều đó. Chúng tôi đã làm việc với hai nguồn thông tin chính: thông tin từ phóng viên tại hiện trường, và thông tin từ các mạng xã hội. Chúng tôi phải sàng lọc xem tin tức nào chính xác và tin tức nào thì không,” Carreaux cho biết.
Nice-Matin đã nhận được cuộc gọi báo về tình huống bắt con tin. Tuy nhiên, tòa soạn đã chọn không đưa tin về những khẳng định này. Carreaux giải thích rằng đôi khi những nhân chứng trung thực nhất cũng có thể báo tin sai.
“Mọi người đều sợ hãi, một số đã ẩn náu trong một nhà hàng, với những cánh cửa bị khóa và rất nhiều cảnh sát có mặt. Đó là lý do vì sao một số người tin rằng đã xảy ra tình huống bắt cóc con tin.”
Một điều cần lưu ý nữa khi sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin là sự thiếu tính đại diện.
Video đang HOT
“Những nhóm hoạt động tích cực nhất trên mạng xã hội thường rất sôi nổi, nhưng họ không đại diện cho công chúng nói chung. Ở Pháp chẳng hạn, phe cực hữu thường hay đăng đàn nhất trên mạng xã hội,” Vanderbiest nói thêm.
Trong những phút đầu tiên của vụ tấn công, các mạng xã hội đã tràn ngập video, hình ảnh và tin tức. Nhiều hãng truyền thông đã đưa một số tin sai, đáng chú ý nhất là chỉ ra một trang Facebook được cho là của tài xế xe tải gây ra vụ việc (nhưng không phải như vậy). “Thương hiệu của Nice-Matin đã giúp chúng tôi nói được với công chúng tin nào là thật và tin nào là không; chúng tôi có trách nhiệm làm điều đó”, Carreaux chia sẻ.
Vanderbiest nói thêm: “Trong những tình huống như vậy, rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: “Có thật vậy không?” Công chúng và truyền thông có một mối quan hệ chặt chẽ. Công chúng sẽ tìm đến truyền thông trước tiên để biết một tin tức có đúng hay không. Họ không hỏi cơ quan chức năng, họ hỏi các nhà báo trực tiếp qua mạng xã hội. Điều đó có nghĩa là công chúng tin vào các nhà báo trong những tình huống đó.”
Về những lựa chọn biên tập cần được các nhà báo địa phương đưa ra trong thời gian nhạy cảm, báo chí đã chọn không đăng bất cứ video nào ghi lại vụ việc. Carreaux giải thích: “Hình ảnh chân thực nhất sẽ được chúng tôi đăng lên trang nhất của báo in vào ngày hôm sau. Chỉ ra sự kinh hoàng là điều quan trọng, nhưng cần phải làm điều đó với sự tôn trọng.”
Đại diện Radio Canada, phóng viên Sylvain Desjardins cho biết: “Chúng tôi ngay lập tức cử hai người, một từ Brussels và một từ Paris đến hiện trường. Rất nhiều nội dung tin tức được đưa ra trên mạng xã hội. Họ đã sử dụng chúng, nhưng với tư cách những nguồn tin tiềm năng thay vì những thông tin đã được chính thức xác minh.”
Desjardins cảnh báo: “Luôn phải sử dụng các quy tắc báo chí như nhau bất kể nguồn tin là gì, và phải dùng ngôn ngữ có điều kiện nếu cần thiết. Ban đầu, những hình ảnh khủng khiếp được hiểu như những mẩu tin hữu dụng để cảm nhận rõ hơn về thực tế: Đó là một phản xạ khẩn cấp. Sau đó chúng tôi bỏ những hình ảnh đó đi. Chúng tôi dùng đến phán đoán của mình, dù như thế có nghĩa là sẽ đưa tin chậm hơn.”
“Đối với chúng tôi, mạng xã hội là công cụ tuyệt vời, nhưng chỉ khi chúng tôi sử dụng chúng dựa trên những nguyên tắc báo chí của mình mà thôi. Chúng tôi sử dụng chúng cho việc đăng tin ngay lập tức, như một nguồn tin và xác minh trực tiếp, cũng như tạo ra những tương tác giữa con người – giúp các gia đình tìm người thân của họ, hay tìm các nhân chứng. Lùi lại một bước chính là bài học lớn nhất của chúng tôi. Tôi tin rằng hoạt động đưa tin của chúng tôi đã thay đổi từ sự kiện tháng Bảy đó,” Carreaux nói thêm.
Thảo luận về việc đưa tin tấn công khủng bố. (Nguồn: medium.com)
Những nội dung nên và không nên đưa tin
Đó là những lời mở đầu từ Grégoire Lemarchand, giám đốc truyền thông xã hội của Agence France Presse (AFP), hãng tin với hơn 1400 nhà báo đang làm việc. Ông nói thêm: “Bất cứ điều gì bạn làm cũng sẽ được đưa lên mạng xã hội đầu tiên. Chúng tôi từng chỉ làm việc trên mạng xã hội khi không thể huy động các phóng viên. Bây giờ thì chúng tôi làm việc ngay tại hiện trường và trên mạng xã hội cùng một lúc.”
Do AFP không làm mờ các hình ảnh, các biên tập viên thường xuyên phải lựa chọn giữa những hình ảnh không gây sốc, cũng như “phải mang đến giá trị biên tập cho độc giả. Kinh nghiệm có thể giúp xác định giới hạn những gì có thể đăng lên và những gì không thể đăng”, Lemarchand cho biết.
Về cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một nguồn tin, ông cho hay: “Chúng tôi phải nhanh chóng, xác minh thông tin, cũng như liên hệ với những người liên quan để xin phép sử dụng nội dung, xác nhận quyền tác giả… Sau đó phải làm gì khi bạn nhìn thấy những bức ảnh hay video khủng khiếp? Không có quy tắc nào, mỗi yếu tố đều xứng đáng được phản ánh. Mỗi hình ảnh đều có sự khác biệt của nó.”
Khi được hỏi về những bài học quan trọng tại AFP sau vụ tấn công ở Nice, Lemarchand chia sẻ: “Chúng tôi muốn đưa tin nhanh hơn mà không bị mắc bẫy tin tức giả. Chúng tôi cố gắng tập huấn các quy trình xác minh cho các nhà báo của mình. Phóng viên hiện trường đã quen với việc là nhân chứng trong những tình huống khó khăn, nhưng khi hiện trường là mạng xã hội, các biên tập viên cũng sẽ phải tiếp xúc với những hình ảnh thô. Họ cũng cần phải được chuẩn bị sẵn sàng.”
Lemarchand sau đó nói thêm: “Chúng ta [các nhà báo] có một vai trò mới. Chúng ta không còn là những người đưa những tin tức mới nhất nữa. Chúng ta là những người có khả năng xác minh tin tức và giải thích chúng. Đó là vai trò của các nhà báo hiện nay.”
Sự tiết chế
“Chúng tôi [20 Minutes, một tờ báo quốc gia và là công ty truyền thông năng động nhất trên mạng xã hội tại Pháp] khởi đầu là một tờ báo được bán tại ga tàu điện ngầm, chúng tôi luôn mang tin tức đến bất cứ nơi đâu mà mọi người dành thời gian ở đó. Ngày nay, thời gian đó được dành cho mạng xã hội. Ngày nay, một phần ba độc giả của chúng tôi tới từ mạng xã hội,” Anne Kerloc’h, tổng biên tập của 20 Minutes cho hay.
Khi được đề nghị chia sẻ kinh nghiệm với tư cách phóng viên trong sự kiện ngày 14 tháng 7 ở Nice, bà cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là an toàn; hệ thống báo động là trách nhiệm của chúng tôi: Chia sẻ khuyến cáo của cơ quan chức năng, những thông tin thiết yếu ảnh hưởng đến an toàn công cộng.” Bà nói thêm: “Ưu tiên thứ hai của chúng tôi là làm sạch những bài viết đã chuẩn bị đưa lên mạng xã hội.” Getting rid of other messages. Sadly we had some practice before.”
Tại 20 Minutes, việc sử dụng mạng xã hội là rất quan trọng, nhất là khi đưa tin về một sự kiện như vụ tấn công hôm 14 tháng 7 ở Nice. Phần bình luận trên Facebook được dùng để trả lời các câu hỏi từ người dùng, hầu hết muốn biết về mức độ chính xác của tin đồn họ vừa nghe được.
“Trang Facebook của chúng tôi có hơn 2 triệu người hâm mộ và nhận được hơn 20 nghìn bình luận mỗi ngày. Trong loạt vụ tấn công tại Paris hôm 13/11 năm ngoái, chúng tôi cũng đã nhận được vô số bình luận chia buồn và bày tỏ sự đoàn kết. Nhưng sự kiện ở Nice thì khác: Đó là vụ tấn công thứ ba trong năm, đã có nhiều trẻ em và thậm chí là cả gia đình bị sát hại. Những bình luận đã trở nên giận dữ hơn, và chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều để tiết chế.”
Khi được hỏi về kinh nghiệm tại 20 Minutes và loạt vụ tấn công tại Nice đã thay đổi cách làm việc của các nhà báo như thế nào, Kerloc’h chia sẻ: “Chúng tôi đã giữ được bình tĩnh trong một tình huống rất căng thẳng. Trong những tình huống như vậy, chúng tôi sẽ ở trạng thái luôn học hỏi. Cùng với thời gian, sự nhạy cảm của chúng tôi tăng lên và mỗi câu chuyện tin tức cũng trở nên khác biệt. Mỗi ngày là một ngày mới để đặt ra những câu hỏi mới.”
Những bài học chủ chốt về mạng xã hội trong một vụ tấn công khủng bố:
- Đề cao sự an toàn nên là ưu tiên số một.
- Kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ, sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin nhưng cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản của báo chí.
- Dùng khả năng phán đoán để ra quyết định sẽ đăng tải và chia sẻ tin tức nào.
- Trả lời các câu hỏi, tương tác với độc giả, giải thích thông tin.
- Làm sạch danh sách các bài viết dự kiện về các chủ đề khác.
- Sử dụng bộ lọc trên Twitter để loại bỏ các tin gây nhiễu và thể hiện sự cẩn trọng.
Theo Vietnam
Pháp: Rục rịch biểu tình vì Luật Lao động
Tại Pháp, các tổ chức công đoàn đã ấn định ngày 15/9 để tổ chức cuộc biểu tình nhằm phản đối Luật Lao động mới vừa được chính thức ban hành.
Pháp: Rục rịch biểu tình vì Luật Lao động
Luật Lao động mới đã được Tổng thống Pháp Franois Hollande ban hành ngày 9/8 và đăng trong Công báo cùng ngày. Luật Lao động gây tranh cãi đã được Nghị viện Pháp thông qua ngày 21/7. Hội đồng Hiến pháp của Pháp cũng đã thông qua ngày 4/8 phần lớn các điều khoản của Luật Lao động mới, hai nội dung không được chấp thuận liên quan đến trụ sở các tổ chức công đoàn và đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại.
Quá trình thông qua dự luật này tại Quốc hội và Thượng viện được đánh dấu bằng những xung đột xã hội và đối đầu chính trị căng thẳng, thể hiện qua các cuộc biểu tình, đình công kéo dài trong 5 tháng. Để đạt được kết quả, Chính phủ Pháp đã 3 lần phải sử dụng điều 49-3 của Hiến pháp cho phép ban hành luật theo một thủ tục bất thường, theo đó luật được ban hành mà không cần Quốc hội phải biểu quyết.
Luật Lao động được Chính phủ Pháp đưa ra hồi tháng 2 nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức trên 10% của quốc gia này. Đây được coi là một trong những cải cách quan trọng nhất của Tổng thống Franois Hollande trong thời gian cầm quyền. Tuy nhiên, dự luật Lao động đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các tổ chức công đoàn đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) và lực lượng công nhân (FO) cũng như một bộ phận các nghị sĩ chống đối thuộc phe đa số của đảng Xã hội (PS) cầm quyền.
Những người phản đối cho rằng dự luật mới này quá ưu ái giới chủ, tạo điều kiện để giới chủ dễ dàng sa thải người lao động. Trong khi đó, Chính phủ cho rằng dự luật Lao động là "văn bản tiến bộ", nhằm mục tiêu cởi trói cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp tuyển dụng dễ dàng hơn, giúp Chính phủ giải quyết bài toán việc làm.
Làn sóng biểu tình tại Pháp nhằm phản đối dự luật trên bắt đầu từ ngày 9/3, trong đó đỉnh điểm là "Ngày hành động" 14/6 với 1,3 triệu người tham gia biểu tình trên toàn quốc hay cuộc biểu tình ngày 31/3 khi gần 400.000 người cùng đổ ra đường phố. Những người tham gia biểu tình đã yêu cầu chính phủ rút lại dự luật. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và những người biểu tình quá khích khiến cảnh sát phải sử dụng bom khói và lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Phát biểu sau khi Luật Lao động mới được ban hành, Thủ tướng Manuel Valls nhấn mạnh các trở ngại đã được dỡ bỏ để văn bản có hiệu lực. Còn Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri thì cho biết nhiều nghị định trong số 127 văn bản hướng dẫn thi hành luật sẽ được ban hành từ nay đến tháng Mười và toàn bộ các văn bản hướng dẫn sẽ được ban hành trước khi kết thúc năm 2016.
Trong khi đó, các tổ chức công đoàn đã bày tỏ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến pháp lý trong thời gian sắp tới nhằm yêu cầu bãi bỏ luật. Các tổ chức công đoàn cũng ấn định ngày 15/9 để tổ chức cuộc biểu tình nhằm phản đối Luật Lao động mới./.
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Pháp: Hai kẻ cầm dao bắt cóc linh mục và cắt cổ Một vụ bắt cóc con tin vừa xảy ra tại một nhà thờ ở Pháp ngày 26.7, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng. Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ bắt cóc Sáng ngày 26.7, ở thị trấn Saint-Etienne-du-Rouvray, vùng Normandy miền bắc nước Pháp, 2 người đàn ông cầm dao đã bắt cóc nhiều con tin tại một nhà thờ,...