Mạng Wi-Fi có thể gây bệnh cho trẻ em
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo ngành giáo dục các nước nên xem xét lại chủ trương đưa mạng không dây vào trong nhà trường.
WHO cho rằng, mạng không dây Wi-Fi có nguy cơ gây bệnh cho trẻ em. Những tuyên bố tương tự cũng được đưa ra trong cuộc Hội nghị thường niên của Ủy ban tư vấn Dự án quốc tế về Điện từ trường dưới sự bảo trợ của WHO.
Trong bản báo cáo của Ủy ban Y sinh học toàn Liên bang (Nga), ông Oleg Grigoriev nói: “Theo các thành viên của ủy ban, trong các trường phổ thông hoặc trung cấp, nơi có các em dưới 18 tuổi theo học không nên sử dụng hệ thống mạng không dây vì mạng sẽ tạo ra điện từ trường, tác động lên các cơ quan cảm giác của chúng”.
Theo WHO, mạng Wi-Fi sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Ảnh: Getty.
Những số liệu khoa học không thể bác bỏ đã chứng minh mạng không dây tác dụng tiêu cực đến sự hình thành các chức năng của hệ thần kinh ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
Trước đây các nhà khoa học đã kết luận rằng, bức xạ do mạng Wi-Fi phát ra nguy hiểm đối với sức khỏe nam giới. Năm ngoái một báo cáo của các chuyên gia Achentina đã cho biết mạng không dây tác động xấu đến chất lượng tinh trùng và chính nó là một nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh nam đang tăng trên thế giới hiện nay.
“Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc sử dụng notebook kết nối với mạng Wi-Fi, thường đặt trên đùi khi làm việc, gần cơ quan sinh dục có thể làm giảm chất lượng của tinh trùng. Tuy nhiên làm việc với notebook nối mạng qua cáp thì ảnh hưởng của bức xạ điện từ là không đáng kể, có thể coi là an toàn”, Konrado Avendano, nhà khoa học thuộc Trung tâm Y học sinh sản tại Cordov cho hay.
Theo SKDS
Tuổi thọ sức khoẻ cho đồ dùng hằng ngày
Đồ dùng nào cũng đều có "hạn sử dụng" của nó nhưng chúng ta lại thường lãng quên, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ.
Giẻ lau: 2 tuần
Số vi khuẩn trên giẻ lau trong bếp vô vàn, bắt buộc chúng ta cách 1 - 2 tuần phải thay mới. Mỗi lần dùng xong cần giặt nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Cứ cách 1 ngày nên dùng lò vi sóng tẩy trùng, khử độc 1 lần.
Bàn chải đánh răng: 3 tháng
Video đang HOT
Nghiên cứu chỉ ra tổng thời gian làm việc của mỗi chiếc bàn chải đánh răng không nên vượt quá 6 tiếng. Như vậy, với thời gian đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút tình toán, tuổi thọ sử dụng của bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng. Tốt nhất trong 3 tháng nên kịp thời thay mới để tránh đưa vi khuẩn vào miệng.
Máy lọc nước: 6 năm
Máy lọc nước gia đình dựa trên nguyên lý lọc qua màng vì thế theo thời gian, màng lọc sẽ bám đầy các vi khuẩn, chất cặn có trong nước, không còn tác dụng lọc thải như ban đầu.
Bông tắm: 3 tháng thay 1 lần
Bông tắm chà xát lên người lâu dần sẽ bị dính các tế bào da chết, môi trường lý tưởng cho vi khuẩn.
Khuyến nghị 1-2 tuần nên giặt sạch sẽ 1 lần và phơi dưới ánh mặt trời, cứ 3 tháng nên thay đổi bông tắm 1 lần.
Khăn mặt: 2-4 tháng đổi 1 lần
Khăn mặt làm từ vải dệt nên vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong khăn mặt sẽ rất khó tẩy sạch.
Các hình thức như giặt sạch, phơi dưới ánh nắng, hấp tẩy trùng ở nhiệt độ cao chỉ có thể khống chế số lượng vi khuẩn trong thời gian ngắn, không thể vĩnh viễn tẩy trừ vi khuẩn.
Khăn mặt dùng lâu vừa bẩn vừa cứng sẽ trở thành một nguồn ô nhiễm mới, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của da. Vì vậy, tốt nhất khoảng 3 tháng thay một lần khăn mặt, không nên chờ đến khi hỏng rách mới thay.
Túi đựng đồ: sau khi dùng lập tức giặt sạch
Túi đựng đồ từ siêu thị dễ lây sang vi khuẩn, phân thịt sống và rau quả. Làm sạch kịp thời có thể tẩy trừ được trên 90% vi khuẩn.
Gối: tuổi thọ sử dụng 1-2 năm
Gối dùng quá lâu không những làm yếu đi tác dụng nâng đỡ phần đầu và cổ mà còn làm cho chất dầu trên tóc thẩm thấu vào trong gối, sản sinh ra vi khuẩn dễ dẫn đến gàu và mạt bụi, vì vậy cần kịp thời thay đổi.
Vỏ gối: mỗi tuần đều thay giặt
Vỏ gối dễ dính nhiễm nước bọt, nước, gàu và mạt bụi vì vậy nên thay kịp thời.
Đệm: tuổi thọ sử dụng 5-10 năm
Mặc dù đệm tốt có thể sử dụng 9-10 năm, nhưng cho dù đệm chất lượng tốt đến đâu thì theo thời gian, lực nâng đỡ cũng sẽ kém đi, ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Ngoài ra, trên đệm sẽ còn lưu lại rất nhiều bụi bẩn không thể lau giặt sạch, làm cho chúng ta ngủ cùng với vi khuẩn. Kiến nghị tốt nhất 5 năm thay một lần, người ngủ không tốt càng nên chăm thay thế.
Hộp cơm nhựa: bị xước nứt lập tức vứt đi
Trong các đường vách hộp cơm nhựa rất dễ tích lũy vi khuẩn, tốt nhất nên dùng tay rửa, một khi phát hiện xước, nứt nẻ, phai màu hoặc trở nên dòn dễ gãy thì nên lập tức vứt bỏ, hoặc đổi sang sử dụng hộp thủy tinh.
Bát, đũa, thìa: 5-7 tháng đổi 1 lần
Bát, đũa, thìa dùng lâu bên trong sẽ tàn lưu nhiều vi khuẩn và thuốc tẩy, dưới trường hợp này nguy cơ mắc bệnh tăng thêm rất nhiều. Vậy nên, ngoài việc hàng ngày thường xuyên tẩy rửa chất độc ra thì ít nhất nửa năm nên đổi 1 lần.
Bút chải mi: 3 tháng
Bút chải mi là nguồn ô nhiễm vi khuẩn lớn nhất trong túi mỹ phẩm vì vi khuẩn tích tụ ở đây sẽ dễ làm cho mắt bị viêm.
Nước rửa kính áp tròng: 3 tháng đổi 1 lần
Hộp nước rửa kính áp tròng một khi mở ra, vi khuẩn sẽ dễ tìm đến, tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm vùng mắt. Ngoài ra, hộp nước rửa kính áp tròng tốt nhất 3 tháng thay một lần.
Thuốc dạng vitamin: chỉ lưu giữ 2 năm
Muốn làm cho thuốc vitamin duy trì được hiệu quả thuốc vốn có thì phải cất giữ ở nơi khô ráo, mát mẻ và cũng chỉ lưu được 2 năm. Vì vậy, nếu gia đình bạn có loại thuốc này, kể cả thời hạn ghi trên hướng dẫn là lâu hơn 2 năm thì qua 2 năm cũng không nên ăn nữa.
Tai nghe: Mỗi tuần dùng cồn tiêu độc
Chuyên gia kiến nghị, tai nghe nên được lau bằng cồn và bảo quản trong hộp để giảm bụi bặm.
Dương Hằng
Theo xinhuanet
Nguy cơ mắc bệnh từ núm vú giả Các nhà nghiên cứu trường đại học Oklahoma (Mỹ) đã tìm thấy một loạt các vi khuẩn và nấm gây bệnh trên núm vú giả mà các em bé đang sử dụng. Theo các nhà nghiên cứu, núm vú giả là nơi cư trú và phát triển của rất nhiều vi khuẩn, chúng kết dính với nhau tạo thành một lớp màng. Lớp...