Mắng vợ ‘nhìn chị dâu mà học tập’, song anh vừa dứt lời đã phải tím tái mặt mày trước màn đáp trả không thể ‘cứng hơn’ của cô
‘Bực nhất là đợt vừa rồi mẹ chồng em bị đột quỵ phải nằm viện nửa tháng. Chị dâu vẫn viện lý do công việc bận không thể xin nghỉ…’, người vợ tâm sự.
Bị chồng mang so sánh với người khác đó chính là điều cấm kỵ. Không cần biết bên kia cán cân là ai, họ đều cảm thấy bị tổn thương sâu sắc bởi điều ấy xem như họ không được chồng tôn trọng, mọi sự cố gắng hi sinh của bản thân đều đổ sông đổ bể. Giống tâm sự của người vợ trong câu chuyện dưới đây chẳng hạn.
Câu chuyện như sau: ‘ Chồng em có 2 anh em trai, anh ấy là út. Sau cưới vì chưa có điều kiện nên bọn em phải sống chung với bố mẹ chồng. Vợ chồng anh trưởng kinh tế khá giả hơn, họ mua đất xây nhà ở riêng. Cũng vì tài chính eo hẹp nên trong cuộc sống gia đình, nhiều khi em cảm thấy bản thân luôn bị lép vế mặc dù anh em kiến giả nhất phận, em không nhờ vả, hay dựa dẫm gì vào họ. Chẳng hạn như mỗi lần nhà chồng có giỗ lễ, em luôn là người phải thức khuya dậy sớm một mình lo chợ búa, cỗ bàn. Ngược lại chị dâu là trưởng, vì có tiền nên chỉ đóng góp cho bố mẹ vài triệu, báo bận việc thế là rảnh thân đợi tới bữa vợ chồng đủng đỉnh dắt nhau về ăn.
Nội dung chú thích ảnh
Chán ở chỗ, vợ vất vả là thế nhưng chồng em không hề biết trân trọng, ghi nhận công sức em bỏ ra. Vợ cứ cặm cụi hết nấu nướng lại đi dọn dẹp, rửa bát, anh chỉ coi đó là công việc dành riêng cho em, không đỡ đần cũng chẳng xót vợ. Ngược lại suốt ngày anh mang em ra so bì với chị dâu rằng chị ấy cùng là phụ nữ mà giỏi giang, làm sang mặt nhà chồng, không như em lôi thôi, nhếch nhác chẳng ra gì.
Bực nhất là đợt vừa rồi mẹ chồng em bị đột quỵ phải nằm viện nửa tháng. Chị dâu vẫn viện lý do công việc bận không thể xin nghỉ, chỉ thi thoảng chạy vào thăm bà giống y như người ngoài, còn lại mình em túc trực chăm cụ. Nghĩ thôi thì chị em trong nhà, đỡ đần cho nhau cũng là việc nên làm, em không tính toán, so đo mà cứ chăm mẹ cho tròn bổn phận. Đến hôm bà xuất viện về, anh cả đi công tác, chị dâu tới 8h tối mới rẽ sang nhà, biếu bà 5 triệu với mấy hộp sữa bột bảo để bà tẩm bổ rồi lại về luôn, sáng mai đi làm sớm.
Lúc ấy chồng em cũng ngồi đó cùng mấy người hàng xóm. Lát về phòng anh liền quay ra bảo vợ: ‘Đấy, em nhìn chị ấy hành xử đó, lúc nào cũng nhẹ nhàng, chu đáo, hiếu nghĩa với mẹ như thế. Em được 1 phần như vậy anh cũng mát lòng mát dạ’.
Video đang HOT
Thực sự nghe những lời ấu trĩ, ngang ngược ấy của chồng em bực quá nên thẳng thừng đáp lại: ‘Bao ngày mẹ nằm viện, mình em túc trực, nâng giấc ngày đêm, chăm ăn, chăm ngủ, bưng bô đổ rác cho mẹ thì đó là gì, không phải là hiếu nghĩa sao. Anh nghĩ mẹ anh nằm đó, cầm vài triệu của chị dâu thì có thể vượt qua bệnh tật à. Sao anh không thử hỏi trực tiếp mẹ xem bà cần nàng dâu thế nào? Hỏi xem lúc bà ốm cần nàng dâu biếu tiền hay cần con dâu tận tâm chăm sóc bằng tình cảm, sự lo lắng thật lòng. Nếu anh muốn tôi như vậy thì đơn giản lắm, lần sau bố mẹ ốm tôi cũng chỉ ghé thăm như khách, biếu vài đồng quà tấm bánh là xong nghĩa vụ.
Anh cũng đừng bao giờ so sánh vợ mình với người khác khi bản thân anh còn chưa bằng chồng người ta. Nếu anh biết thương yêu, chăm sóc, san sẻ việc gia đình với vợ thì tôi không phải hớt hải, tất bật suốt ngày không có thời gian dành cho bản thân thế này nên đừng bao giờ chê tôi nhếch nhác. Anh không nghe câu, bản lĩnh của người đàn ông thể hiện qua sự sướng khổ của người phụ nữ bên cạnh anh ta à’.
Ảnh minh họa
Nghe vợ nói, chồng em im bặt nhưng tính lão ấy sĩ diện không muốn nhận mình sai nên cố gân giọng mắng vợ lý sự, lắm lời rồi về phòng nằm mất hút vì biết em đang nóng mặt rồi. Sau lần ấy, em thấy lão bớt hẳn cái tính so sánh vợ với người khác, không chỉ vậy còn biết góp ý với anh trai chị dâu phải dành thời gian quan tâm tới mẹ hơn không thể dồn cả cho em chăm vì em cũng có công việc của mình. Đấy, nhiều khi phụ nữ mình cũng phải cứng rắn nói thẳng quan điểm của bản thân, chứ nhịn nhục quá dễ bị chồng lấn lướt, coi thường lắm’.
Vẫn có câu, muốn biết phụ nữ có hạnh phúc hay không hãy nhìn vào chồng cô ấy bởi khi kết hôn, cuộc sống của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào người đàn ông họ chọn. Mọi sướng khổ, buồn vui đều liên quan tới bạn đời, do vậy phụ nữ chỉ mong được chồng thương yêu, trân trọng. Được như thế, dù phải chịu vất vả, hi sinh nhiều thế nào họ vẫn cam tâm, vui vẻ chấp nhận.
Ngược lại, khi lòng bao dung và sự nhẫn nại của bản thân không được chồng ghi nhận, bất cứ người vợ nào cũng sẽ ấm ức mà phản kháng lại giống người vợ trong câu chuyện trên. Mong rằng sau chuyện lần này, anh chồng sẽ hiểu và biết trân trọng vợ mình hơn cũng như thay đổi bản thân để giữ hạnh phúc cho tổ ấm của hai người mãi bền chặt.
Em chồng sững sờ trước màn đáp trả sòng phẳng của chị dâu
Tôi bước chân vào nhà chồng với biết bao bỡ ngỡ, e dè, những bài tập tâm lý tôi 'luyện' trước ở nhà hầu như không có tác dụng bởi thực tế khác xa với sách vở.
Ảnh minh họa
May mắn là bố mẹ chồng tôi khá tốt. Bố chồng điềm đạm, ít nói, mẹ chồng thì xuề xòa, dễ dãi. Những giây phút ngại ngùng, lúng túng nhanh chóng qua đi mỗi khi tôi bắt gặp nụ cười hiền của họ. Tôi thích nghi với cuộc sống ở nhà chồng khá nhanh.
Được làm công việc tự do nên tôi không bị ai quản thúc thời gian, tôi thường xuyên ở nhà, thư thả với thói quen đánh răng rửa mặt thật lâu, dưỡng da thật sâu, ăn sáng thật chậm, sau đó mới bắt tay vào công việc chính.
Làm việc đến khoảng 10 giờ sáng là tôi gập laptop, đi xuống bếp, đeo tạp dề rồi cùng mẹ chồng nấu nướng. Ngày nào hai mẹ con cũng ríu rít bên nhau, với tôi, hạnh phúc giản dị ấy thật vô giá.
Cuộc sống ở nhà chồng thực sự êm ả, không chút gợn sóng cho đến khi một cô gái lạ bất thình lình ghé chơi.
Mẹ chồng tôi tươi cười giới thiệu: "Đây là Trang, con gái cô Thảo, hôm cưới hai anh chị, em nó cứ áy náy mãi vì không về dự được...". Lần đầu gặp Trang nên tôi cố gắng thân thiện và cởi mở nhất có thể để cả nhà vui vẻ. Nhưng dường như mục đích ghé chơi của Trang không chỉ là chúc mừng đám cưới của vợ chồng tôi mà còn vì muốn... chọc tức chị dâu mới.
Lúc tôi đứng trong bếp một mình, Trang lộc cộc bước vào rồi buông một câu không đầu không đuôi: "Chị đi làm đi chứ!". Tôi tưởng mình nghe chưa rõ nên mới hỏi lại: "Em vừa nói gì ấy nhỉ?". Trang tăng "volume" so với lúc trước: "Sao - chị - không - chịu - đi - làm?". Tôi hơi sốc trước câu hỏi ấy, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh để trả lời một cách tự nhiên nhất có thể: "Chị có công việc rồi mà em".
Dường như chưa hiểu ý tôi, Trang nhấn mạnh hơn nữa: "Em thấy bác nói chị - toàn - ở - nhà".
Tôi lại vui vẻ giải thích: "Chị làm tự do nên muốn làm lúc nào thì làm, muốn nghỉ lúc nào thì nghỉ, chỉ cần đảm bảo tiến độ công việc là được em ạ". Trang lắc đầu: "Chán quá, chị chẳng hiểu gì cả, như thế ai gọi là đi làm, kiểu như chị người ta gọi là thất nghiệp, thôi, nói gì thì nói, trước sau gì chị cũng phải đi làm, phụ nữ mà chỉ quanh quẩn ở nhà cũng không hay".
Thấy cô em họ này không chịu hiểu bản chất vấn đề lại còn ra vẻ dạy đời mình, tôi không giữ được bình tĩnh nên mới nói giọng căng thẳng hơn: "Em ơi, hình như quan điểm của em về công việc hơi bị hạn chế, chị có thể ở nhà nhưng chị vẫn làm việc và kiếm tiền bình thường, tại sao cứ phải đi đến một chỗ cố định, ngồi đủ 8 tiếng thì mới được gọi là làm việc?".
Có lẽ trước đó Trang tưởng tôi hiền nên khi bị tôi "quạt" lại thì có vẻ cay cú lắm, càng ngày giọng điệu cô ta càng găng hơn: "Đó chỉ là công việc lặt vặt, không ổn định, sau này về già chị sẽ không có lương hưu, lúc ấy thì có mà... chết đói".
Thái độ can thiệp vô duyên ấy của Trang làm tôi "sôi máu" nhưng không để tôi có cơ hội bật lại, Trang đã nhanh nhảu phi ra phòng khách, đon đả cười cười nói nói với mẹ chồng tôi.
Nhưng kể từ lần "va chạm" ấy, Trang có vẻ "cay" tôi lắm, mỗi khi Trang xuất hiện, tôi cũng gồng mình lên để chuẩn bị "đáp trả" những phát ngôn mang tính can thiệp thô bạo của cô ta, nhưng chưa bao giờ Trang làm tôi hết kinh ngạc.
Có lần đứng trước rất đông người, Trang bất ngờ chạy đến gần, xoa bụng tôi rồi cố tình hỏi rất to: "Ơ, thế chưa có gì à?". Lần ấy chồng tôi đứng ngay cạnh nên tôi đành ngậm răng cho qua. Nhưng trong một đám cỗ khác, Trang lại sỗ sàng vạch áo tôi lên để... xem bụng, tôi chưa kịp phản ứng thì cô ta lại giả vờ thở hắt ra: "Haiz, thế mà bảo được mấy tháng rồi cơ đấy".
Tôi không thể nhịn được nữa nên mới kéo cô ta lại, nói thẳng: "Sao em vô duyên thế?". Chỉ chờ có thế, Trang gào tướng lên: "Em quan tâm đến chị nên mới hỏi thăm, còn nếu chị cảm thấy khó ở trong người thì đừng tìm cách trút giận lên em, chị hãy tự giải quyết vấn đề của chị trước đi".
Mới sáng sớm anh trai đã ôm đồ đạc về đòi ly hôn, khi cả nhà còn đang sửng sốt thì chị dâu cũng nước mắt ngắn dài về theo Thấy anh trai ôm đồ đạc đứng trước cửa nhà, cả nhà tôi thảng thốt, chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Anh trai tôi là người kĩ tính, sạch sẽ quá mức và luôn bắt bẻ người khác. Tôi là em gái mà đôi khi còn bực bội vì tính tình quái đản của anh ấy. Ví dụ chỉ cần thấy tôi...