Mạng Trung Quốc phân tích điểm mạnh của Việt Nam ở Biển Đông
Một bài phân tích mới đây trên mạng Sina quân sự của Trung Quốc cho rằng với tương quan hiện tại, nếu Biển Đông có biến, rất dễ lặp lại kịch bản trận Falkland năm 1982, nơi mà hạm đội hùng hậu của Anh đã phải trả giá đắt trước lực lượng Arghentina yếu hơn.
Bài báo viết: “Việt Nam, Philippines – những người yếu đuối và dễ khuất phục. Nhiều người Trung Quốc dường như nghĩ như vậy. Trong thực tế, với các loại vũ khí dẫn đường chính xác trong hải chiến ngày nay, các nước không có điểm mạnh hay yếu tuyệt đối.
Trận hải chiến Malvinas (tức trận Falkland) với rất nhiều đặc điểm của chiến tranh hải quân hiện đại đã diễn ra giữa Hải quân Anh và Không quân Arghentina. Mặc dù chênh lệch lực lượng giữa hai bên là rõ rệt nhưng kết quả lại khá bất ngờ. Đối mặt với hạm đội Anh hùng hậu, Hải quân Arghentina gần như tránh giao chiến. Trong toàn bộ cuộc chiến, chủ yếu người Arghentina sử dụng không quân và các tên lửa đối hạm.
Không quân Arghentina đã phát động các cuộc không kích với lực lượng đôi khi lên tới 30 máy bay tấn công A4 ném bom ở độ cao thấp. Chiến thuật táo bạo này đã khiến Hải quân Anh phải chịu tổn thất lớn trên toàn bộ 6 tàu mặt nước.
Một tàu ngầm Kilo của Việt Nam.
Vì vậy, một trong những bài học của trận chiến: Tương lai của chiến tranh hải quân, hàng không hải quân gần như đóng vai trò quyết định, có thể thực hiện tấn công từ xa ngoài đường chân trời bằng tên lửa. Và trong một trận hải chiến, các tàu cũng có thể sử dụng tên lửa tấn công nhau mà không cần phải nhìn thấy nhau. Tất cả rút ra một điều: Một lượng nhỏ vũ khí tấn công chính xác có thể đem lại sức tàn phá khủng khiếp.
Hôm nay, Không quân Việt Nam đã có 32 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 – Đó là một lực lượng tấn công đường không khá lớn. Loại máy bay này quân đội Trung Quốc cũng có và đều sử dụng tên lửa chống hạm Kh-59TE. Tuy nhiên Su-30MKK của Không quân Trung Quốc sử dụng tên lửa Kh-31 không có khả năng tác chiến chống hạm. Nói cách khác, cùng một loại máy bay chiến đấu mua
từ Nga, cấu hình vũ khí là khác nhau.
32 chiếc Su-30MK2 của Việt Nam có thể tấn công đối hạm bằng tên lửa vào cảng hải quân chiến lược, căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Với bán kính chiến đấu 1500 km, các căn cứ Trạm Giang, Côn Minh, Nam Ninh và nhiều khu vực sâu trong nội địa Trung Quốc nằm trọn trong phạm vi chiến đấu của Su-30MK2 Việt Nam.
Video đang HOT
Su-30MK2 của Không quân Việt Nam hiện tại là lực lượng tác chiến đối hải chủ lực.
Chỉ riêng điều này đủ để đánh các đòn chết người đối với Hải quân Trung Quốc mà chưa cần phải dùng đến hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.
Thêm vào đó, Không quân Việt Nam có 40 Su-22 đã được nâng cấp, đạt tiêu chuẩn M4, có khả năng bắn tên lửa từ khoảng cách 110km với tên lửa Kh-28 hoặc từ 30 km với tên lửa Kh-29T. Mỗi lần nhìn thấy chúng, chúng tôi thường liên tưởng tới các máy bay tấn công A4 của Không quân Arghentina.
Thứ hai, một kinh nghiệm từ trận hải chiến Malvinas cho thấy tàu ngầm mang lại những trở ngại đáng kể ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến. Trong toàn bộ cuộc chiến, tàu mặt nước của Arghentina không tham gia được vì Hải quân Anh đã cử 5 tàu ngầm phong tỏa, ngăn chặn mạnh mẽ. Các tàu ngầm này không chỉ thực hiện nhiệm vụ phong tỏa mà còn có tác dụng cảnh báo sớm về các đợt tấn công của máy bay Arghentina trong khi không quân rất khó khăn để tấn công tàu ngầm.
Hôm nay, Việt Nam đã sở hữu các tàu ngầm Kilo 636 được cho là có hiệu suất tiến bộ hơn loại Kilo 636 của Hải quân Trung Quốc. Các ưu điểm nằm ở kính tiềm vọng, tên lửa và ngư lôi trên tàu cũng được cải tiến hơn so với phiên bản của Trung Quốc.
Các tàu ngầm Việt Nam đủ sức phong tỏa vịnh Bắc Bộ, Hạ Long và thậm chí cả căn cứ Trạm Giang. Nếu muốn tấn công, họ có thể tấn công trực tiếp bằng tên lửa 3M-14E trên tàu ngầm để kết hợp với không quân.
Tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Molniya Việt Nam.
Tàu nổi hiện đại của Hải quân Việt Nam cũng là một yếu tố đáng kể. Điểm đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm trang bị trên các tàu nổi khá nhiều. Tàu nổi lớn có 2 chiếc Gepard mua của Nga được trang bị 8 tên lửa Kh-35 có tầm bắn 150 km.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng với Hà Lan để đóng 2 tàu khu trục tên lửa lớp Sigma mang tên lửa dẫn đường. Theo các nguồn tin, có thể tên lửa trang bị trên tàu Sigma sẽ là tên lửa Exocet của phương Tây.
Khả năng của các tàu tên lửa cỡ nhỏ của Việt Nam cũng không nên bỏ qua. Hải quân Việt Nam có 11 tàu mang tên lửa hiện đại. Mỗi tàu loại BPS-500 mang được 8 tên lửa Kh-35 (Có lẽ chỗ này tác giả Trung Quốc chưa cập nhật thông tin vì Việt Nam chỉ đóng 1 chiếc BPS duy nhất sau đó thay bằng chương trình đóng loạt tàu lớp Molniya 12418). Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng những tàu tên lửa như vậy ở các địa phương (các vùng hải quân). Giả sử thực sự nổ ra trận hải chiến, bất lợi lớn nhất của Trung Quốc là các căn cứ hải quân chiến lược của Việt Nam quá gần. Việt Nam có thể sử dụng kết hợp cả hải quân và không quân để tấn công các tàu nổi của Trung Quốc trên biển và phong tỏa các tàu khác từ cửa căn cứ.
Trong ý nghĩa này, Hải quân và Không quân Việt Nam được trang bị cả khả năng tấn công và phòng thủ. Trong các hoạt động phòng không nội địa, cả Việt Nam và Trung Quốc đều trang bị tên lửa phòng không S-300 do đó nếu cả hai sử dụng không quân tấn công vào nội địa của nhau, cái giá phải trả sẽ lớn.
Theo Người Lao Động
Nhật khoe căn cứ sẽ dùng khi động binh với Trung Quốc
Trước sự quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, Nhật Bản tỏ rõ sự lo ngại. Họ đã tiến hành diễn giải lại hiến pháp để tăng khả năng phòng vệ trong trường hợp xấu nhất.
Thanh niên Nhật bắt đầu yêu hình tượng người lính
Trong một lần đặc biệt hiếm hoi mà chỉ một số ít phóng viên nước ngoài tham gia, phóng viên Matt Carney của kênh ABC được tiếp cận các căn cứ quân sự Nhật dùng để đề phòng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Không quân là tuyến đầu phòng thủ
Carney khẳng định lực lượng không quân Nhật sẽ là tuyến đầu trên trận địa. Cụ thể hơn, căn cứ không quân Nhật Bản tại Naha thuộc đảo Okinawa sẽ là điểm cao nhất trong phòng tuyến của Nhật trước Trung Quốc.
Các máy bay chiến đấu tại căn cứ Naha chỉ mất 20 phút để bay từ quần đảo Senkaku - nơi được coi là ngòi nổ chiến tranh tại Đông Á. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền lịch sử đối với các đảo mà họ gọi là Điếu Ngư nhưng quần đảo này do Nhật Bản quản lý và họ tuyên bố đó là lãnh thổ của Nhật.
Căng thẳng ở khu vực này ngày càng tăng. Các phi công tại Naha đã chứng kiến dày đặc các cuộc gọi yêu cầu điều máy bay ra cản máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong năm qua. Riêng trong năm ngoái là 810 lần điều động, còn nhiều hơn cả số lần trong thập kỷ trước. Chỉ trong buổi sáng, các phóng viên nước ngoài đến thăm căn cứ thì đã có 2 lệnh điều động chống máy bay Trung Quốc được phát ra.
Phi công Sho Yoshida nói rằng anh luôn trong trạng thái căng thẳng vào những ngày này, khi anh không "biết mục đích và ý định của một chiếc máy bay đang tiến gần không phận của Nhật Bản".
Yoshida thừa nhận công việc của mình "là một trách nhiệm nặng nề", nhưng nói rằng anh sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho đất nước. "Công việc của tôi là rất quan trọng - để bảo vệ hòa bình và an ninh cho đất nước chúng tôi", Yoshida nói.
Tàu khu trục phản ứng nhanh đề phòng chiến tranh
Các phóng viên được xuống thăm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Myoko. Họ có dịp hiếm hoi được tiếp cận Trung tâm thông tin chiến đấu (CIC). Rất nhiều màn hình máy tính, bản đồ, và mã số bí mật đập vào mắt, nó là trung tâm của hệ thống phòng thủ của Nhật Bản.
CIC có thể theo dõi và tiêu diệt bất cứ điều gì trên khắp Bắc Á. Nếu Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên phóng tên lửa hoặc triển khai một máy bay chiến đấu, Nhật Bản sẽ thấy nó ở đây đầu tiên và lệnh tấn công đầu tiên cũng được phát từ CIC.
Thuyền trưởng Tsuyoshi Sato, nói rằng một hệ thống bệ phóng thẳng đứng đặc biệt đã được phát triển để khởi động 90 tên lửa trong vòng vài phút. Đại úy Sato nói rằng họ chỉ đơn giản là chờ đợi lệnh để ấn vào nút. "Khi đất nước của chúng tôi bị tấn công, thủ tướng sẽ ra lệnh cho Bộ Quốc phòng. Chúng tôi sẽ tìm thấy mục tiêu và tấn công nó", ông nói.
Việc hiện đại và tăng cường đầu tư cho lực lượng phòng vệ được người dân Nhật ủng hộ. Trước đây, họ coi quân đội là những kẻ ăn cắp tiền thuế của người dân. Một thập kỷ trước, chỉ 1/10 thanh niên Nhật muốn đi lính để thể hiện tình yêu nước nhưng giờ con số đã tăng lên 1/3.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc phản ứng với Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã vẽ lên cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc". Ngày 5/8, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2014 thể hiện sự quan ngại sâu sắc với những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngay lập tức,...