Mang tiếng “ăn bám” dù là… thạc sỹ
Không đi xin việc được nhưng tôi vẫn làm thêm nên vẫn có thu nhập. Mẹ chồng phát biểu một câu xanh rờn rằng tôi chỉ nói cho oai chứ không đi học báo chí làm sao viết báo được, hay viết cả tháng cũng chẳng bằng tiền con bà làm rốn một ngày.
Khi nhận lời lấy Hoàng, tôi đang học năm thứ hai cao học. Trước khi cưới, cả tôi và Hoàng đã bàn bạc sẽ kế hoạch tới ngày tôi lấy bằng thạc sỹ, xin được việc làm rồi mới tính chuyện có con! Thế nhưng “kế hoạch” thất bại, tôi có bầu. Vừa chăm con, vừa học cũng đã khiến tôi mệt mỏi, nhưng khi về tới nhà, nghe mẹ chồng nói xa nói gần tôi là kẻ “ăn bám” chồng, lại càng khiến tôi ấm ức, khổ tâm.
Tôi và Hoàng yêu nhau từ ngày tôi đang học năm ba đại học, còn Hoàng đã đi làm. Khi ra trường, với chuyên ngành Việt Nam học – một chuyên ngành rất mới và khó xin việc, dù đã gửi hồ sơ khắp nơi. Nhưng tôi vẫn không tìm được việc làm. Là một chuyên ngành văn hóa – du lịch nên yêu cầu về ngoại ngữ được đặt ra khá gắt gao. Trong bốn năm đại học, tôi lại lơ là môn quan trọng này. Mỏi mòn chờ việc, tôi quyết định thi học tiếp lên cao học, đồng thời dành thêm thời gian học ngoại ngữ. Ban ngày đi học, tối về tôi lại tranh thủ đi làm gia sư cộng tác với các báo để kiếm thêm thu nhập. Bởi thế cuộc sống cũng ổn mà không phải xin tiền trợ cấp của bố mẹ.
Thấy mình chưa ổn định công việc, tôi dự định đến khi ra trường mới cưới nhưng Hoàng lại thuyết phục tôi, rằng đám cưới là hình thức hợp lý hóa để cả hai đứa được chăm sóc cho nhau, thấy tôi vất vả thế này anh không yên tâm, rằng nếu tôi chưa muốn có con thì khi nào học xong rồi sinh con cũng không sao. Yêu anh nên tôi đồng ý làm đám cưới mà không nghĩ rằng có vô vàn những khó khăn đang chờ đợi ở phía trước.
Ba năm yêu nhau, Hoàng cũng thỉnh thoảng đưa tôi về nhà chơi. Bố Hoàng mất sớm, một mình mẹ nuôi ba anh em ăn học thành người. Biết tôi chưa có công ăn việc làm ổn định nên mẹ Hoàng khuyên cả hai cứ từ từ cho tới khi ổn định công việc thì cưới. Những Hoàng lại nhất quyết đòi cưới luôn. Chiều con và cũng thấy tôi hiền lành nên bà đồng ý dù không hoàn toàn hài lòng. Đám cưới diễn ra trong sự vui mừng, chúc phúc của họ hàng, bạn bè. Bố mẹ tôi không biết mẹ chồng vẫn băn khoăn về vấn đề việc làm của tôi nến rất yên tâm khi tôi tìm được một gia đình đàng hoàng để làm dâu, một người đàn ông yêu tôi để làm chồng. Dù biết phải cố gắng để làm vừa lòng mẹ chồng nhưng tôi tự nhủ sẽ chăm chỉ, chịu khó để giữ trọn đạo dâu thảo, vợ hiền.
Và đúng là sự cố gắng của tôi đã được gia đình nhà chồng ghi nhận. Mẹ chồng giữ một thái độ bình thường khiến tôi đỡ lo lắng. Cuộc sống những tháng ngày đầu tiên về nhà chồng khá hạnh phúc, tôi cảm nhận mình được yêu thương, trở thành thành viên chính thức trong gia đình anh. Nhưng tiếc thay, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Khi tất cả mọi thứ trong cuộc sống gia đình đã trở thành một thói quen, mẹ chồng và họ hàng lại bắt đầu “quan tâm” tới chuyện học hành và công việc của tôi. Từ ngày lấy Hoàng, tôi không còn đi gia sư nữa mà chỉ tranh thủ thời gian viết bài cộng tác cho các báo. Thấy tôi nhiều khi cặm cụi làm việc đến khuya, chồng nói tôi không phải làm nữa, lương anh thừa đủ để cho tôi học và mua sắm.
Nhưng tôi vẫn chịu khó viết lách để kiếm tiền, ít nhất là nuôi đủ bản thân. Mẹ chồng không biết tôi làm thêm, bà suốt ngày hỏi tôi về tiền đóng học phí, tiền đi thầy, tiền mua sắm của tôi. Mỗi khi tôi trả lời thì bà thở dài đánh thượt: “Giá như con cũng có việc làm thì đỡ cho thằng Hoàng biết bao nhiêu”. Rồi bà hỏi một loạt câu hỏi khiến tôi khó trả lời: “Sao hồi tốt nghiệp đại học xong, ông bà bên đấy không cố gắng chạy việc cho con đi, bây giờ có phải vừa học vừa làm thì ổn định hơn không? “hay “Ở trên nhà con hay ở dưới này cũng đều phải chạy tiền thì mới xin được việc đấy”. Có những hôm đi chợ về mẹ và chị chồng đang nói chuyện, thấy tôi cả hai đều im bặt và lảng sang chuyện khác. Sau ngày cưới có bốn, năm tháng mà tôi cảm nhận được sự thay đổi của mẹ và gia đình nhà chồng. Chồng đi làm cả ngày, chẳng hiểu được điều đó nên khi thấy tôi tâm sự, anh gạt phắt đi: “Làm gì có chuyện đó, em cứ nghĩ tầm phào”.
Lỡ kế hoạch, tôi có bầu khi chỉ ba tháng nữa là bảo vệ luận văn thạc sỹ. Mang thai lại phải chạy đi chạy lại khiến tôi mệt mỏi. Sức khỏe yếu nên tôi bị nghén, ăn gì nôn nấy. Chồng xót vợ, mua đồ ăn về tẩm bổ, dỗ dành tôi ăn cho cả đứa bé đang lớn dần trong bụng. Thấy vậy, mẹ chồng cũng chỉ hờ hững chứ không hề quan tâm tới tôi. Hết thời kỳ nghén nôn, tôi bỗng ăn nhiều, đặc biệt thích ăn đồ hải sản. Bữa nào tôi cũng mua tôm, cua, ghẹ về ăn. Chồng mừng khi thấy tôi ăn được nhưng mẹ chồng thì lại “mát mẻ”: “Nhà mình ngày trước ăn nhiều đồ biển quá nên giờ không thích nữa. Chắc con chưa được ăn bao giờ nên mới thích thế đúng không?”. Chị chồng thì không con nói xa nói gần mà nói thẳng toẹt: “Đã không làm ra tiền còn ăn sang”. Nuốt miếng cơm vào miệng mà sao tôi thấy đắng ngắt. Thương con, tủi phận lại trách chồng chẳng có nhà để biết tôi khổ sở như thế nào. Tốt nghiệp cao học, tôi đã có bằng thạc sỹ nhưng đứa con đầu lòng chuẩn bị chào đời nên tôi ở nhà dưỡng thai.
Video đang HOT
Không đi xin việc được nhưng tôi vẫn làm thêm nên vẫn có thu nhập. Mẹ chồng phát biểu một câu xanh rờn rằng tôi chỉ nói cho oai chứ không đi học báo chí làm sao viết báo được, hay viết cả tháng cũng chẳng bằng tiền con bà làm rốn một ngày. Không hiểu bà nghe ai nói về ngành học của tôi khó xin việc mà bà về chép miệng bảo “Cái ngành Việt Nam học có học lên tiến sỹ thì cũng chỉ là đi học chứ làm sao xin được việc”. Cả họ hàng nhà anh đều thể hiện ra mặt thái độ không ưa tôi vì họ nghĩ tôi là kẻ không làm ra tiền. Với họ, phải đi làm lúc 7 giờ sáng và về nhà lúc 5 giờ chiều mới là đi làm. Những câu nói như “Học cao làm gì cũng chỉ ở nhà chồng nuôi”, “Trí thức cao vời vợi nhưng có nuôi nổi thân mình đâu” như xát muối vào lòng tôi. Mẹ chồng không nói thẳng ra để tôi có thể tâm sự với bà về công việc hay những dự định của tôi mà cứ nói sau lưng rồi thể hiện thái độ không thích, không ưa và không hài lòng với những gì tôi làm.
Bế đứa cháu nội trên tay, bà nựng nựng: “Sau này cu tí chỉ cần học tới đại học là ra đi làm kiếm tiền nuôi bố mẹ chứ đừng như mẹ Mai nhé. Mẹ Mai học lên tới tận thạc sỹ mà chẳng có tiền mà mua sữa, mua đồ chơi cho cu Tí đâu”. Chồng cũng thấy cả nhà nói cạnh nói khóe tôi nhưng anh là người ở giữa, anh cũng chẳng biết phải làm thế nào để vừa lòng cả hai bên nên đành im lặng.
Thấy mình bị cô lập chỉ vì chưa xin được việc làm, tôi ấm ức và thất vọng về gia đình nhà chồng. Bàn với anh ra ở riêng cho tránh những mâu thuẫn mà tôi phải chịu đựng thì anh lần lữa. Hai chị em gái anh thì chua ngoa “Chồng mợ, mợ muốn mang đi đâu thì đi nhưng mợ cũng phải nhớ nó là đứa phải thờ cúng tổ tiên”, “Chị muốn ra ở riêng để tiêu tiền anh ấy làm ra cho thoải mái mà không muốn bị xấu hổ chứ gì”. Cuộc sống ngày càng nặng nề, là người có học thức, có trình độ, chỉ vì một quyết định vội vàng mà tôi lại phải sống trong đau khổ va chán chường như thế này.
Theo ANTD
Chồng thích... ăn bám
Chồng thờ ơ với công việc, chị đành chủ động giúp anh gửi hồ sơ trên mạng. Nhưng khi họ gọi phỏng vấn thì anh kêu mệt, kêu đau đầu không đi được.
Chồng thích... ăn bám
Chồng chị Thơm (Cầu Giấy, Hà Nội) không bằng cấp. Bằng cấp duy nhất của anh chỉ là cái bằng lái xe. Hồi yêu chị Thơm, anh cũng đi làm khắp nơi nhưng mỗi chỗ chỉ được mấy tháng là lại chán, lại bỏ.
Nhảy việc để tìm chỗ tốt hơn cũng được nhưng nhảy việc với tốc độ, tần suất như anh thì ai cũng hãi. Không những thế, khoảng nghỉ giữa những lần nhảy việc của anh còn dài hơn thời gian đi làm. Nghĩ anh hiền lành, chị Thơm cũng tặc lưỡi lấy anh, hy vọng cưới nhau rồi bảo ban nhau thì mọi chuyện sẽ ổn.
Nhưng lấy nhau về chị mới phát hiện chồng mình hiền mà chẳng lành tí nào. Anh ra ngoài thì lành nhưng về nhà thì bắt nạt vợ giỏi phải biết. Anh vừa thô lỗ, cục cằn lại nóng tính.
Lúc cưới là lúc anh đang thất nghiệp. Anh bàn chị: Đang "rảnh" thì cưới, cưới xong sẽ có động lực tìm việc. Cưới xong, anh lại bảo nghỉ ngơi 1 thời gian rồi tìm việc cũng chưa muộn. Của hồi môn của chị cộng với khoản tiền bố mẹ anh cho cũng vẫn dư dả cho vợ chồng ăn tiêu còn gì.
Thế là anh ở nhà rong chơi, hết chè thuốc lại bài bạc vui với mấy anh bạn cùng chung "lý tưởng". Chị Thơm thì vẫn tiếp tục công việc làm kế toán cho 1 công ty tư nhân.
Ba tháng sau, chị Thơm có bầu. Lúc này tiền trong nhà cũng gần cạn. Nghĩ lúc sinh con sẽ cần rất nhiều khoản cần chi tiêu, chị giục anh đi tìm việc thì anh kêu: " Đã chết đói đâu mà cuống lên!". Nói thế thì còn mong ngóng gì anh tự giác.
Chị Thơm đành nhờ cậy các mối quan hệ, xin cho anh 1 chân lái taxi. Anh miễn cưỡng đi làm được vài tháng. Nhưng nhân một lần ốm nghỉ 2 ngày ở nhà, anh cũng tiện đà mà nghỉ việc luôn.
Chị sắp sinh mà vẫn đi làm đều đặn chả dám nghỉ buổi nào. Anh vẫn nhởn nhơ chơi nên không khí gia đình có phần nặng nề.
Chị cứ chăm sóc anh, ngọt ngào thì không sao nhưng động chạm tới anh, tới chuyện công việc là y như rằng, anh sửng cồ lên. Bao nhiêu lời thô lỗ, cục cằn nhất anh đều tuôn ra. Đỉnh điểm là một lần vợ chồng cãi nhau, lúc ấy gần 12 giờ đêm mà anh nhẫn tâm đuổi chị ra khỏi nhà với cái bụng bầu sắp sinh.
Thế là, nhẹ không xong mà nặng cũng không xuôi. Chị Thơm bó tay với lão chồng thích ăn bám của mình. Chả nhẽ li dị cho nhẹ người?
Chị Thơm đến bó tay với lão chồng thích ăn bám của mình (Ảnh minh họa).
Vợ nghỉ dưỡng thai, chồng cũng... nghỉ theo
Chị Ngọc (Q1, TP HCM) cũng gặp tình huống tương tự khi lấy phải ông chồng không thích làm. Lúc mang bầu, vì bác sĩ bảo dây chằng thấp, dễ có nguy cơ sảy thai nên chị quyết định nghỉ việc ở nhà dưỡng thai, chờ sinh xong mẹ tròn con vuông sẽ đi làm trở lại.
Chồng chị thấy thế cũng nghỉ ở nhà luôn theo vợ. Anh lấy lí do: " Ở nhà chăm em, chăm con. Với lại anh cũng đang chán công việc và môi trường làm việc. Ít bữa nữa sẽ kiếm chỗ khác".
Nhưng nào có phải anh thương yêu vợ con, thật lòng muốn chăm vợ bầu. Thấy chị nghỉ ở nhà nên anh ghen tị, cũng làm biếng muốn ở nhà luôn. Anh ở nhà chỉ ăn ngủ, chơi game, facebook. Đến bữa, anh còn không nấu nổi một bữa cơm cho chị nữa là chăm nom. Chị còn phải gánh thêm phần chăm sóc anh chồng lười nữa.
Sau sinh 3 tháng, vì quá sốt ruột kiếm tiền nuôi con nhỏ, chị Ngọc đi làm lại. Nhưng chồng chị lại chẳng mảy may có ý tưởng muốn đi làm. Anh viện cớ: "Chưa tìm được chỗ thích hợp!".
Con nhỏ anh cũng không chăm giúp vợ được lúc nào. Hàng ngày anh chỉ chăm ôm cái máy tính làm bạn từ sáng tới tối. Trong khi ấy, tiền chi tiêu hàng ngày của gia đình ngày 1 tăng, chị Ngọc phải lo toan chu toàn. Thậm chí chị nhiều lần bị stress vì phải "giật gấu vá vai" vay mượn bạn bè, người thân.
Chồng thờ ơ với công việc, chị đành chủ động giúp anh gửi hồ sơ trên mạng. Nhưng khi họ gọi phỏng vấn thì anh kêu mệt hay đau đầu không đi được. Không đi phỏng vấn được nhưng anh lại đi chơi, đi nhậu được ngay. Lân dần, chị Ngọc cũng đến là nản với chồng.
Nhỏ nhẹ không xong, chị hơi nặng lời thì anh nhảy dựng lên, chửi vợ: "Vợ mà không biết thông cảm cho chồng, thấy chồng thất nghiệp là coi thường, muốn trèo lên đầu lên cổ người ta. Đúng là loại đàn bà chỉ biết đòi hỏi, suốt ngày mở mồm ra là tiền!".
Mẹ chồng chị thấy 2 người căng thẳng về chuyện việc làm của chồng chị cũng nhảy vào mắng chị: " Chồng mới thất nghiệp đã nói này nói kia. Đúng là loại đàn bà ghê gớm, không biết thương chồng!"
Sống với người chồng chỉ muốn ăn chơi, thích ăn bám, không lo gì tới vợ con, chị Ngọc đã ngán tận cổ. Không biết những người như chồng chị có được gọi là chồng hay là "cục nợ" mới đúng? Có lẽ chị phải thương lấy con, thương lấy mình mà dứt cái "của nợ" ấy đi mất.
Theo 24h
Có những "phép thử" sai Trước khi quyết định kết tóc xe tơ, một số cô gái đã tìm cách thử "bản lĩnh" của người yêu xem anh ta có thực sự "khỏe" như vẻ bề ngoài. Ảnh minh họa - internet Nghe mấy chị lớn tuổi trong cơ quan thì thầm với nhau về chuyện "phòng the", Phương xấu hổ đỏ mặt định chạy ra ngoài. Chị...