Mang thứ rau lạ về trồng ở quê, ai ngờ bán đắt, lãi 15 triệu/tháng
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trồng măng tây xanh rộng chừng 6 sào của gia đình, ông Nguyễn Hải Hà, thôn Vườn Tràng, xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch ( tỉnh Vĩnh Phúc) vui vẻ cho biết: Trước đây, toàn bộ diện tích này được vợ chồng tôi trồng một vụ lúa và 1 vụ màu, năm được mùa thì đủ ăn, năm mất mùa thì gần như mất trắng.
Đang trăn trở tìm loại cây trồng khác thay thế, đầu năm 2018, qua tìm hiểu, biết đến mô hình trồng măng tây xanh tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc của Trung tâm tâm Kiểm nghiệm – Chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hà mạnh dạn trồng thử nghiệm tại địa phương.
Sau khi cải tạo lại toàn bộ diện tích đất trồng cây truyền thống cho hiệu quả kinh tế không cao, gia đình ông Hà đã được Trung tâm hỗ trợ 100% chi phí mua 2.500 cây măng tây xanh.
Ông Nguyễn Hải Hà chăm sóc vườn măng tây xanh…
Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, cây giống còn non yếu, gặp đúng thời điểm địa phương liên tục xảy ra mưa lớn khiến hơn 250 cây măng tây xanh bị thối rễ và chết, cộng thêm sâu đen phát triển mạnh đã gây nên bệnh nấm khiến cây chậm phát triển.
Không nản lòng, giữa đêm mưa gió, vợ chồng ông Hà vẫn mò mẫm đào mương, khơi thông rãnh để thoát nước, đồng thời, tích cực bón phân để kích thích bộ rễ phát triển nhanh. Đặc biệt, để cây sinh trưởng tốt và tạo ra sản phẩm măng tây xanh an toàn cho người tiêu dùng, ông quyết định đầu tư 60 triệu đồng đào giếng khơi ngay tại ruộng.
Ông còn sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tại địa phương cung cấp cho hệ thống tưới nhỏ giọt; làm giá đỡ, nilon phủ chống cỏ dại mọc, dùng phân ủ hoại mục bón cho cây, không sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ mà vừa thu hoạch măng vừa nhổ cỏ, bắt sâu bằng phương pháp thủ công để có chất lượng sản phẩm tốt nhấ…
Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, qua 8 tháng, vào đúng dịp Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, cây măng tây xanh đã cho gia đình ông Hà thu hoạch lứa đầu tiên. Với sản lượng 5 – 7 kg/ngày, giá xuất bán khoảng 80.000 đồng/kg, cao điểm vào những khi trời rét, khan hiếm rau xanh có thể lên tới 90 -100.000 đồng/kg, trung bình mỗi tháng, gia đình ông thu lãi khoảng 12 – 15 triệu đồng.
Măng tây xanh là cây dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc không phức tạp lại có giá trị dinh dưỡng cao và áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán vì thế cũng ổn định và cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống.
Video đang HOT
“Sau thời gian trồng thử nghiệm, nhận thấy măng tây xanh rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, thời gian tới, gia đình sẽ thuê thêm đất ruộng của các hộ trong xã để mở rộng quy mô sản xuất, chế biến sản phẩm măng tây làm trà, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế”, ông Hà cho biết thêm.
Theo bà Bùi Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, tuy mới được trồng trên đất Xuân Lôi song mô hình măng tây xanh rất có triển vọng, không chỉ giúp gia đình ông Hà làm giàu còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương nói chung; tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
“Để mô hình trồng măng tây tiếp tục phát huy hiệu quả, Hội Nông dân xã mong muốn các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ bà con đưa cây măng tây xanh vào trồng trên đồng đất địa phương, đồng thời, hỗ trợ chế biến và từng bước hướng dẫn người dân xây dựng thương hiệu, giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm…”, bà Bùi Thị Thanh Huyền.
Theo Danviet
Nam Định: Lãng tử bỏ lương nghìn đô về làng trồng..."rau vua"
Đang có mức lương hàng nghìn đô mỗi tháng nhưng với niềm đam mê nông nghiệp, đặc biệ "bị ám ảnh" với cây măng tây, anh Trần Hữu Chung (41 tuổi) trú tại xóm 5, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã quyết định về làng bắt tay xây dựng mô hình trang trại trồng măng tây-thứ cây được ví như..."rau vua".
Bỏ lương cao vì đam mê nông nghiệp
Hơn 3 năm trước, anh Trần Hữu Chung làm việc cho một công ty xây dựng với mức lương 2.500 USD/tháng. Mức lương này nhiều người mơ ước cũng khó có được.
Để có được mức lương cao như vậy, anh Chung phải cố gắng phấn đấu trong 15 năm liền từ khi tốt nghiệp đại học và trãi qua nhiều vị trí khác nhau. Ai cũng nghĩ, anh sẽ yên vị công tác cho đến ngày cầm sổ lương hưu. Nhưng đùng một cái, cuối năm 2016, anh xin nghỉ việc trước sự ngỡ ngàng của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Anh Trần Hữu Chung quyết định bỏ lương nghìn đô để về quê lập nghiệp với mô hình măng tây xanh.
Bỏ việc nghìn đô mỗi tháng, mọi người ai cũng ngỡ ngàng và thấy tiếc cho anh, nhưng anh Chung lại thấy bình thường. Việc quyết định bỏ việc về quê được anh đã ấp ủ từ trước và có kế hoạch từ trước. Vì thế khi rời nghề kỹ sư xây dựng, anh đã có một số vốn mà mình tích góp được, đủ để về quê lập nghiệp. Trong khi đó ở quê anh thì có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho làm nông nghiệp, nếu làm bài bản thì hoàn toàn có thể làm giàu được.
Anh Chung chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN : "Đi làm công ty tuy lương cao, đáp ứng được cuộc sống cho gia đình. Nhưng chán với cảnh ngột ngạt, bon chen trên Hà Nội, cùng với công việc bận tối mắt tối mũi, bất kể giờ giấc khiến tôi nhiều khi mệt mỏi, càng muốn về quê. Sau đó, tôi quyết định trở về Nam Định lập nghiệp theo đam mê nông nghiệp và thích trồng rau, trồng cây cối của mình".
Anh Chung chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng, măng tây xanh là loại rau cao cấp, hay còn được gọi là "rau hoàng đế", "rau vua", . Loại thực phẩm này có nguồn gốc từ châu Âu mới du nhập vào Việt Nam mấy chục năm gần đây. Với những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe và hàm lượng dinh dưỡng cao, măng tây xanh đã dần dần đã trở thành loại thực phẩm phổ biến ở nước ta.
Trong thời gian ở trên Hà Nội, anh Chung biết đến cây măng tây vì gia đình anh rất hay mua về sử dụng, sau đó anh vào mạng internet tìm hiểu thì biết được đây là loại rau mệnh danh là "rau hoàng đế", "rau vua", rau dành cho nhà giàu. Trồng măng tây xanh có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy ở quê anh có đầy đủ điều kiện đất đai để trồng loại rau nhiều dinh dưỡng này với quy mô lớn, từ đó anh ấp ủ dự định về quê trồng măng tây xanh.
Để có đất làm trang trại trồng măng tây xanh, anh Chung tìm đến UBND xã Giao Lạc xin đấu thầu hơn 8ha đất trồng lúa kém hiệu quả của địa phương rồi đổ đất bồi thêm để cải tạo thành vườn. Hơn 8 ha mặt ruộng chiêm trũng ngày nào, mất hơn 2 năm cải tạo đã biến thành một mảnh vườn phẳng tắp rộng lớn, cho thỏa sức đam mê trồng trọt của mình.
Cận cảnh siêu trang trại măng tây xanh của anh kỹ sư xây dựng Trần Hữu Chung ở Giao Thủ, tỉnh Nam Định.
Thành công với mô hình măng tây
Sau khi có mặt bằng như ý muốn, anh kỹ sư xây dựng lại cẩn thận bắt tay vào cải tạo đất, vì ở gần biển thường đất hay chua và nhiễm mặn không thể trồng cấy được ngay. Cuối năm 2018, anh quyết định đưa cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm. "Đầu tiên, tôi mua giống về để trồng thử khoảng 3 sào măng tây. Do nắm bắt được kỹ thuật trồng măng tây trước đó nên từ khâu làm đất và chăm sóc làm đúng quy trình, cây măng phát triển rất tốt..." - anh Chung thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình trồng măng tây xanh, anh Chung vui vẻ cho biết, sau khi trồng thử nghiệm thấy cây măng tây phát triển tốt, gia đình anh tiếp tục mở rộng mô hình. Hiện diện tích măng tây của gia đình anh rộng tới hơn 2 ha, trong số đó có nhiều diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch măng.
Công nhân đang sơ chế măng tây sau khi thu hoạch ở trang trại của gia đình anh Chung.
Anh Chung cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, măng tây là loại cây chỉ trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch kéo dài từ 5 đến 8 năm, sản lượng cao nhất thường tập trung từ năm thứ 3 đến năm thứ 5. Vì vậy phải bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, sản lượng măng tây của gia đình anh mới cao vào ổn định theo các năm.
"Hiện diện tích măng tây cho thu hoạch chỉ mới được tầm 7.000m2, còn lại chủ yếu là diện tích mới trồng được vài tháng. Với 7.000m2 này, mỗi ngày tôi cũng thu măng bói được khoảng hơn 20kg măng tây xanh để bán, sang năm thứ 2 sản lượng sẽ cao và ổn định gấp nhiều lần, mang lại một khoản doanh thu lớn cho gia đình tôi" - anh Chung chia sẻ.
Theo anh Chung, cây măng tây xanh sinh trưởng chủ yếu nhờ phân hữu cơ, nước sạch. Sau một đêm, cây măng có thể dài thêm từ 10 - 15 cm. Cây chủ yếu sinh trưởng trong đêm nên người trồng thường thu hoạch vào khoảng 5 - 6 giờ sáng lúc măng tươi, giòn, chưa lên bông. Nếu chăm sóc tốt, và vào năm thứ 2 mỗi ngày một sào măng tây xanh có thể thu hoạch từ 3- 4 kg măng tươi. Tùy thuộc vào chất lượng và chủng loại mỗi kg măng tây thương phẩm hiện có giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
"Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 sào khoảng 15 triệu đồng, sau 6 tháng gieo trồng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây măng tây xanh sẽ cho thu hoạch kéo dài từ 5 - 7 năm. Thông thường, cây măng tây xanh cho thu hoạch liên tục trong vòng 3 tháng rồi nghỉ một tháng để dưỡng cây", trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Trần Hữu Chung cho hay.
Trồng măng tây xanh ít tốn công chăm sóc, bón phân, ít phải phun thuốc, khi có sâu bệnh dùng chế phẩm sinh học xịt nên rất an toàn. Cây măng tây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu khô hạn, người trồng lắp đặt thêm hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây để tối ưu hóa chi phí đầu tư.
"So với các loại cây rau khác thì cây mang tây mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần và đầu ra của măng tây lại ổn định. Vì vậy, thời gian sắp tới tôi sẽ trồng thêm 2 ha măng tây, nâng tổng diện tích măng tây của gia đình là 4ha"- anh Chung vui vẻ nói thêm.
Về kinh nghiệm trồng măng tây xanh, kỹ thuật trồng măng tây xanh, theo anh Chung, người trồng măng tây phải biết chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây mới phát triển và cho năng suất cao. Cần tạo luống có độ cao từ 20 đến 30 cm để cây khỏi bị ngập úng. Mỗi tháng 2 lần bón phân hữu cơ và hằng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho câymăng tây xanh phát triển....
Theo Danviet
Quảng Nam: Giữa cát nắng chang chang, trồng cây lạ ra "rau vua" Nhờ trông cây măng tây xanh trên đất cát mà ông Trần Văn Cường, 60 tuổi, ở thôn 2, xã Hương An, (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) có thu nhập khủng và bình quân mỗi năm sau khi trừ các chi phí đầu tư, ông đã đút túi trên 1 tỷ đồng. Búp măng tây xanh thu hái bán giá cao, chủ...