Mang thai đôi sinh con đầu nặng chưa đầy 1kg, mẹ quyết giữ bé còn lại thêm gần 1 tháng
Sau khi sinh một bé, nhận thấy cơn co tử cung giảm nên bác sĩ đã đưa ra đề nghị dừng ca sinh để thai nhi còn lại tiếp tục được nuôi dưỡng trong bụng mẹ.
Thông thường khi mang thai đôi, mẹ sẽ sinh hai bé trong cùng một ngày và chỉ cách nhau vài phút. Vậy nhưng mới đây, một bà mẹ tên Vương Lệ (39 tuổi, sống tại Quảng Đông, Trung Quốc) đã khiến nhiều người bất ngờ khi sinh hai bé sinh đôi cách nhau tới 24 ngày.
Chị Lệ vốn là một người mẹ hiếm muộn, đã phải trải qua 4 lần thụ tinh trong ống nghiệm mới mang thai thành công. Ban đầu, chị đậu tới 3 thai. Tuy nhiên, vì biết mang đa thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con, nên ở tháng thứ 4 của thai kì, chị đã đến trung tâm điều trị thai sản chuyên sâu thuộc Bệnh viện phụ sản Quảng Châu để thực hiện giảm thiểu một thai.
Ca phẫu thuật giảm thai diễn ra thành công nhưng sau đó, bác sĩ khuyến cáo chị Lệ nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà để giữ gìn cho hai bé còn lại. Bà mẹ hiếm muộn nghiêm túc thực hiện đúng theo chỉ dẫn.
Mang thai ở tuổi 39 sau 4 lần IVF, chị Lệ phải nằm “treo chân” giữ thai nhiều tháng.
Đầu tháng 4 vừa qua, khi mang bầu được khoảng 24 tuần, một hôm chị Lệ bỗng thấy một dòng nước ấm chảy ra từ bụng mình. “Vỡ ối rồi“, chồng chị la lên rồi lập tức đưa vợ vào bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã cố gắng điều trị để chị tiếp tục giữ thai càng lâu càng tốt vì bé sinh non ở tuần 24 sẽ khó có cơ hội sống sót.
Và cuối cùng đến tối 18/4, chị Lệ có cơn chuyển dạ và sinh tự nhiên một bé trai nặng 930 gram, ở tuần thai thứ 26. Em bé được đưa vào phòng sơ sinh đặc biệt để nuôi trong lồng kính.
Sau khi em bé đầu tiên chào đời, cơn co chuyển dạ của chị Lệ giảm dần và cổ tử cung cũng co lại. Vì vậy, các bác sĩ đã tiến hành đánh giá chi tiết về thai phụ và thai nhi còn lại trong bụng. Tình trạng thai nhi về cơ bản ổn định và tim thai vẫn bình thường.
Video đang HOT
“Nếu thai nhi có thể phát triển trong bụng mẹ đến 28 tuần, sức sống của đứa trẻ sau sinh sẽ lớn hơn”, bác sĩ Lưu Ngọc Binh, người trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho chị Lệ thông báo đến gia đình. Tuy vậy, vị bác sĩ này cũng cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng khi tiếp tục giữ thai.
“Việc mở tử cung sau khi sinh giống như một kênh mở, làm tăng khả năng xâm nhập và nhiễm trùng của vi khuẩn. Trong trường hợp nghiêm trọng, sốc nhiễm trùng có thể xảy ra”, bác sĩ giải thích để chị Lệ và gia đình cân nhắc.
Sau khi được giải thích tường tận từ lợi ích đến nguy cơ, chị Lệ đã quyết định sẽ tiếp tục giữ em bé còn lại trong bụng mình, trì hoãn việc sinh nở. “Bác sĩ, đứa trẻ sinh non sẽ rất đáng thương. Dù thế nào, tôi cũng muốn nuôi em bé còn lại trong bụng mình, càng lâu càng tốt. Tôi không sợ bất kỳ rủi ro nào“, mẹ bầu 39 tuổi vừa khóc vừa nói.
Sau khi em bé đầu tiên chào đời ở tuần 26, chị Lệ đã tiếp tục mang bầu 24 ngày nữa mới đẻ bé thứ 2.
Sau đó, đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện phụ sản Quảng Châu đã làm mọi cách để giữ lại đứa trẻ trong bụng mẹ.
Phải nằm treo chân trên giường bệnh, xương cốt rã rời nhưng mỗi lần có người tới hỏi thăm, chị Lệ đều mỉm cười hạnh phúc “ Tôi vẫn ổn. Có em bé hàng ngày lớn lên trong bụng mình, còn gì hạnh phúc bằng”, cô nói.
Đến ngày 12/5 vừa qua, đến tuần 30 của thai kỳ thì chị Lệ bị sốt, tim thai đập nhanh hơn bình thường. Trưa hôm đó, chị được đưa vào phòng cấp cứu và chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp.
Đứa trẻ thứ hai được nuôi thêm trong bụng mẹ 24 ngày, khi ra đời nặng 1,33kg, chỉ số sơ sinh đều tốt hơn hẳn đứa trẻ đầu. Trường hợp của chị Lệ được đánh giá là hiếm gặp tại Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Hành trình lội ngược dòng của em bé sinh non ở tuần thứ 23 chỉ nặng chưa tới nửa cân khiến nhiều người kinh ngạc
Đứa trẻ còn bị xuất huyết não 2 lần khi đang nằm trong lồng kính ở phòng chăm sóc đặc biệt.
Chào đời ở tuần 23 của thai kỳ với cân nặng 490gram, chiều dài 11cm, cậu bé người Mỹ tên Aaron Jaklin nhỏ xíu tưởng chừng như không thể sống sót khi bị xuất huyết não hai lần. Nhưng bất chấp lời tiên đoán xấu từ bác sĩ, 2 năm sau, Aaron đã trở thành một cậu bé kháu khỉnh, đáng yêu trước sự vui mừng và kinh ngạc tột độ của tất cả mọi người.
Aaron chào đời ở tuần thứ 23 của thai kỳ với cân nặng chỉ vỏn vẹn 490gram.
Theo lời mẹ bé, chị Hannah đến từ Green Bay, Wisconsin (Mỹ), kể thì trong quá trình mang thai chị thường xuyên bị ra máu, vì vậy bà mẹ này đi khám thai rất đều đặn. Trong mỗi lần khám, các bác sĩ đều nói chuyện này không có gì đáng lo.
Tuy nhiên, ở tuần thứ 23, chị Hannah bị chảy nhiều máu đến nỗi được đưa vào bệnh viện để truyền máu. Khi đó, bà mẹ này rất lo rằng con mình không còn nữa. Song qua kiểm tra, các nữ hộ sinh xác nhận Aaron vẫn còn sống và cảnh báo có thể cậu bé sẽ phải chào đời sớm.
Lần đầu tiên nhìn thấy con, chị Hannah rất đau lòng.
Ba ngày sau, tại Bệnh viện Bellin, bé trai Aaron sinh non khi chỉ mới ở trong bụng mẹ được 23 tuần 5 ngày với cân nặng 490gram, và chiều dài toàn thân từ đầu đến chân chỉ có 11cm. Như vậy, đứa trẻ đã chào đời sớm hơn 16 tuần so với ngày dự sinh.
Bà mẹ 1 con nói: "Lần đầu tiên nhìn thấy con, tôi rất đau lòng. Con tôi nhỏ xíu nằm lọt thỏm trong lồng kính, xung quanh có rất nhiều dây nhợ. Tôi đã khóc hàng giờ. Tôi biết con đang gặp nhiều khó khăn.
Các bác sĩ nói rằng con sinh ra quá sớm nên có thể con sẽ bị tàn tật nặng nề hoặc trở thành người thực vật. Con chỉ có 20% cơ hội sống sót vì các bác sĩ phát hiện ra con bị xuất huyết não 2 lần. Đây là việc rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh".
Sau 112 ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, Aaron được trở về nhà cùng 1 chiếc máy trợ thở.
Sau khi trải qua 112 ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, Aaron được phép về nhà kèm theo một máy trợ thở vì phổi của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ.
Và thời gian cứ thế trôi cho đến cuối cùng, cậu bé Aaron đã phục hồi và lớn lên khỏe mạnh trong sự vui mừng tột độ của mẹ và sự kinh ngạc của các bác sĩ.
Hiện tại, Aaron đã được 2 tuổi và là một cậu bé kháu khỉnh đáng yêu.
Bét rai đạt được hết tất cả các cột mốc phát triển quan trọng của một đứa trẻ.
"Aaron là một chiến binh dũng cảm. Con đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại để trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh. Con đạt được tất cả các cột mốc phát triển quan trọng của một đứa trẻ. Đối với tôi đó là một phép màu", chị Hannah hạnh phúc chia sẻ.
Em bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra từ quả trứng nuôi trong phòng thí nghiệm khi người mẹ bị ung thư Bà mẹ quyết định rã đông trứng và yêu cầu bác sĩ làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bị chẩn đoán ung thư vú ở tuổi 29, một bà mẹ Pháp (xin giấu tên) cần phải thực hiện các phương thức điều trị gấp. Việc này khiến chị rất đau khổ vì hóa trị có thể ảnh hưởng đến chuyện sinh sản, trong...