Mang thai 6 tháng không đi khám lần nào, người phụ nữ tý phải cắt mất buồng trứng
Bệnh viện phụ sản Hải Phòng vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Trân. T. Ng. (35 tuổi mang thai lần 3) nhập viện trong tình trạng ra máu âm đạo nghiêm trọng, toàn thân phù nề có biểu hiện nhiễm độc.
Mang thai 6 tháng không đi khám lần nào, người phụ nữ tý phải cắt mất buồng trứng
Đáng lưu ý, dù mang thai tháng thứ 6 nhưng bệnh nhân chưa từng đi khám thai lần nào.
Bác sĩ khám và chỉ định mổ cấp cứu do khối thai trứng toàn phần (100% bánh nhau là một tổ hợp bọng nước), hoàn toàn không có thai nhi. Thể tích tổ hợp bọng nước lên tới 2 lít…
BS Nguyễn Thị Vân Anh, khoa Phụ 2, Bệnh viện phụ sản Hải Phòng giải thích tình trạng chửa trứng của thai phụ là do sự phát triển bất thường của nhau thai.
Cũng có thể do nguyên bào nuôi của gai rau phát triển quá nhanh, các tổ chức liên kết và mạch máu trong gai rau phát triển không kịp do vậy các gai rau sẽ thoái hóa thành các bọng nước.
Video đang HOT
“Chửa trứng được thống kê có tý lệ cao ở phụ nữ trước tuổi 20 và sau 40. Chửa trứng có 2 dạng là chửa trứng toàn phần (không có thai nhi) và chửa trứng bán phần (có thai nhi hoặc một phần thai nhi).
Chửa trứng lành tính – nghĩa là lớp hợp bào không ăn vào cơ tử cung; Chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập) – nghĩa là lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây xuất huyết trong ổ bụng”, BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết.
Theo các bác sĩ sản khoa, người chửa trứng thường có dấu hiệu tắt kinh, nghén, vú căng tuy nhiên nghén nặng hơn và bụng to nhanh hơn bình thường.
Trong đó, BS Vân Anh cho biết, ra máu âm đạo là triệu chứng quan trọng đầu tiên biểu hiện bệnh nhân chửa trứng. Thông thường ra máu sớm vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4. Ra máu tự nhiên, màu đen, đỏ, ít một và dai dẳng.
Ngoài ra, bệnh nhân chửa trứng còn xuất hiện những cơn đau bụng có thể gặp trong sắp sảy thai trứng hoặc có biến chứng.
“Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, xét nghiệm sẽ thấy thiếu máu, đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng. Trường hợp nặng có thể cường giáp: nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to”, BS Vân Anh nhấn mạnh.
Với những trường hợp chửa trứng như trên, các bác sĩ bắt buộc lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Nếu thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung, lúc này không còn cách nào khác các bác sĩ chọn giải pháp phẫu thuật cắt tử cung toàn phần ở các phụ nữ không muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi.
Một điều may mắn là thai trứng không ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục có thai, ngay cả khi người bệnh đã trải qua hóa trị, không bị tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc các biến chứng khác. Và tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ từ 1 – 2%.
Để phòng ngừa những biến chứng do chửa trứng mang lại, BS Vân Anh khuyến cáo, phụ nữ mang thai, cần khám thai đầy đủ theo khuyến để luôn biết rõ sức khỏe phát triển của thai nhi.
Cấp cứu thai phụ chửa ngoài tử cung nguy hiểm
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng vùng hạ vị, âm đạo có máu, mạch nhanh... Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chửa ngoài tử cung, khối chửa căng mọng, rỉ máu.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho cho bệnh nhân
Ngày 16/10, Bác sĩ Đặng Thị Thuận Minh, Trưởng khoa Phụ II (BV Phụ sản Hải Phòng), cho biết, BV vừa cứu sống sản phụ Vũ Thúy H. (sinh năm 1979, trú tại xã Long Xuyên, huyện Kim Môn, Hải Dương) bị chửa ngoài tử cung, khối chửa đã rỉ máu.
Trước đó, bệnh nhân được đưa vào BV trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng vùng hạ vị, âm đạo có máu, mạch nhanh,... Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chửa ngoài tử cung, khối chửa căng mọng, rỉ máu có thể vỡ bất cứ khi nào nên chỉ định mổ nội soi cấp cứu.
Sau hơn 1 tiếng thực hiện phẫu thuật, kíp mổ đã lấy ra tại đoạn bóng vòi tử cung khối chửa; khối chửa tím sẫm, căng mọng đã rỉ máu.
Sau mổ, bệnh nhân H. được chuyển về Khoa Phụ II điều trị.
Bác sĩ Thuận cho biết, chửa ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ khoa cấp tính. Khi vỡ gây ra máu ồ ạt trong ổ bụng, nếu không được mổ cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong trong một thời gian ngắn.
Với trường hợp của bệnh nhân H., rất may là đã được đưa đến BV cấp cứu kịp thời. Nếu để chậm thêm thời gian nữa, khối chửa sẽ vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khi khối chửa vỡ, máu sẽ chảy ồ ạt, người bệnh có thể mất trên đường đi cấp cứu.
Theo bác sĩ Thuận, để hạn chế nguy hiểm của thai ngoài tử cung, người bệnh có thể tự theo dõi tình trạng thai ngoài tử cung của mình. Cụ thể, nếu thấy trễ kinh, cần thử nước tiểu để biết có thai.
Nếu biết có thai, kèm theo các dấu hiệu như đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi thành cơn; ra huyết rỉ rả kéo dài,... cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ khoa khám ngay để phát hiện sớm chửa ngoài tử cung. Khi đó, bác sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt các biến chứng khi thai ngoài tử cung bị vỡ.
Phần phụ bệnh nhân áp-xe chứa 200 ml mủ Nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức vùng hạ vị nhiều, sốt cao, ra máu âm đạo. Sáng 14/10, các bác sĩ khoa Sản Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, đã phẫu thuật nội soi cho người bệnh 44 tuổi (trú tại xã Hà Thạch, Phú Thọ) bị áp-xe phần phụ phức tạp. Khi tiến hành siêu...