Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu nâu có sao không?
Ra máu khi mang thai có thể xem là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý nếu hiện tượng ra máu nâu, máu đỏ kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường, thì nên đến gặp bác sĩ sẽ đề ra các chỉ định phù hợp.
Ra máu nâu khi mang thai có sao không?
Mẹ bầu bị ra máu trong thai kỳ thường diễn ra phổ biến nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, theo ước tính có khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kỳ. Hiện tượng ra máu âm đạo khi mang thai là biểu hiện cho tình trạng thai sản của mẹ bầu. Việc ra máu thông thường không quá nguy hiểm nhưng việc theo dõi là rất cần thiết, vì có những hiện tượng ra máu là biểu hiện bệnh lý, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân gây ra máu khi mang thai
Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả khi mẹ bầu ra máu trong thai kỳ là cấn thiết. Sau đây là những nguyên nhân gây ra máu nâu, máu đỏ khi mang thai, các mẹ bầu lưu ý:
Quá trình trứng được thụ tinh: quá trình trứng được thụ tịnh thường có có hiện tượng chảy máu nhẹ, và kéo dài từ 2 – 5 ngày.
Chảy máu màng: đây được xem là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ n. Hiện tượng này được giải thích như sau: khi mang thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong trong do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao. Các mẹ nên lưu ý nếu mẹ bị chảy máu nhẹ trong thời gian đầu hoặc suốt khoảng thời gian mang thai thì phải thăm khám bác sĩ ngay, đây là điều không bình thường và có thể do cơ địa mẹ bầu đang thay đổi dó lượng hoocmôn quá nhiều.
Tụ máu nhau thai: hiện tượng này còn được gọi là tụ dịch màng nuôi, và thường gặp đối với phụ nữ lớn tuổi vẫn muốn mang thai vì tụ máu nhau thai đôi khi còn phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai (tình trạng này cũng dẫn đến chết thai nhi).
Mất một song thai: trong quá trình mang song thai, mẹ bầu cũng có thể gặp trường hợp bị sẩy một còn một và chảy máu là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng này. Các mẹ lưu ý nếu mất một song thai thì sau đó phải hết sức cẩn thận để giữ thai nhi còn lại.
Video đang HOT
Động thai, dọa sảy thai: chảy máu âm đạo cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em có nguy cơ động thai hoặc dọa sẩy thai. Các dấu hiệu thai động không yên khi mang thai như đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch mầu hồng nhạt hoặc bị ra máu thì gọi là động thai, bào trở,… Hiện tượng động thai thường kèm theo xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Tuy nhiên, nếu thai phụ vẫn tiếp tục đau bụng và chảy máu, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung thì được coi là sảy thai. Các mẹ bầu lưu ý trong vài tuần đầu của thai kỳ, nếu thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ với bác sĩ ngay.
Mang thai ngoài tử cung: ra máu khi mang thai cũng là một dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm, những triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung mẹ bầu cần lưu ý là: chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ, chuột rút dữ dội, đau nhói ở bụng, xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ hCG thấp. Ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai các mẹ bầu nên siêu âm kiểm tra vị trí khối thai để sớm phát hiện sớm thai ngoài tử cung cũng như có biện pháp xử ký kịp thời, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Nhiễm trùng âm đạo: vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Trong trường hợp này, các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân như bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục,… để có biện pháp chữa trị hiệu quả, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Ra máu nâu, máu đỏ khi mang thai có nguy hiểm không?
Ra máu khi mang thai có thể xem là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý nếu hiện tượng ra máu nâu, máu đỏ kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung, bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Ra máu khi mang thai đôi khi có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ nên dù là nguyên nhân gì thì các mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, để biết được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm nhất. Khi khám thai, bác sĩ sẽ siêu âm để xem tình trạng phôi thai, túi ối, nhau thai và và các bộ phận trong cơ quan sinh sản của mẹ bầu có gì bất thường không, và dựa vào đó, bác sĩ sẽ đề ra các chỉ định phù hợp.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Các mẹ bầu cần lưu ý ăn những thực phẩm dễ tiêu, giàu chất sắt, canxi và axit folic. Và các mẹ bầu cần tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu nên tiêm phòng từ tháng thứ mấy?
Trong quá trình mang thai để có thể giữ cho mẹ bầu và thai nhi có một cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh gây hại. Bài viết cung cấp cho các mẹ những kiến thức hữu ích trong việc tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con
Trong quá trình mang thai nhất định bà bầu cần phải tiêm phòng
Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Trong đó, một số loại vắc xin có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai vì được làm từ vi sinh vật đã chết. Thời gian tiêm phòng của các vắc xin này có thể tiêm được trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.
Vacxin uốn ván:- Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn uốn ván gây ra, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ, cứng hàm, mất nhận thức và gây thai chết lưu ở bà bầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở trên da.- Các thai phụ có thể tiêm phòng uốn ván trước hoặc trong khi mang thai đều không ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹ bầu lưu ý tổng số lần tiêm phòng uốn ván là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể như sau:
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Trước khi mang thai cần chú ý
Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng vacxin trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi...dưới đây là những loại vacxin bà bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella- Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng...Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
Viêm gan B- Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
Thủy đậu- Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay...
Tiêm phòng cúm- Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).- Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn. Thêm nữa, trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Theo www.phunutoday.vn
Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con Ban đầu, Cally bị chảy máu âm đạo nhưng khi khi mang thai được 16 tuần thì tình trạng chảy máu không còn. Dù vậy, 2 tuần sau đó, chị lại bị vỡ ối. Năm 2016, Cally Hibbert là một thai phụ 25 tuổi sống ở Ashton-under-Lyne, Greater Manchester, Anh. Khi đó chị đang mang thai bé Leo và trước Leo, chị đã...