Mang Tết thiếu nhi sớm đến với trẻ em nghèo biên giới Lai Châu
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2022, ngày 31/5, Ban Thường vụ Huyện đoàn Phong Thổ phối hợp với Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Huổi Luông và Đoàn thanh niên xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu) tổ chức thăm, tặng quà Tết thiếu nhi sớm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở xã biên giới Huổi Luông.
Huyện đoàn Phong Thổ, Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Huổi Luông và Đoàn thanh niên xã Huổi Luông tặng quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở biên giới.
Huổi Luông là xã biên giới của tỉnh Lai Châu, đời sống của người dân còn gặp nhiều vất vả. Do điều kiện kinh tế – xã hội của đồng bào khó khăn nên thiếu nhi nơi đây cũng thiếu thốn sự quan tâm của gia đình. Ngoài việc các em được hỗ trợ ăn học theo chế độ bán trú, những ngày lễ, Tết thiếu nhi hay những dịp Trung thu đều thiếu vắng các món quà động viên. Có lẽ với những đứa trẻ nghèo nơi đây, Tết thiếu nhi là một khái niệm đầy mơ hồ và xa cách. Hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của các em thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, Huyện Đoàn Phong Thổ đã phối hợp với các lực lượng mang đến cho các em một cái Tết thiếu nhi sớm và đầy ý nghĩa.
Tại buổi tặng quà, trên 100 em thiếu niên nhi đồng của bản Huổi Luông 1, xã Huổi Luông được tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu văn nghệ. Cùng đó, các đơn vị đã tặng 100 suất quà với giá trị gần 15 triệu đồng bao gồm bánh kẹo, sữa, áo khoác, đồ dùng học tập cho các em thiếu nhi. Tuy là món quà đơn giản nhưng mang lại cho các em nhỏ nơi đây một niềm vui bất ngờ. Cầm trên tay những phần quà, cháu Hù Minh Quang, dân tộc Hà Nhì ở bản Huổi Luông 1, xã Huổi Luông vui mừng nói: Lần đầu tiên cháu được nhận nhiều quà vào ngày Tết thiếu nhi, cháu vui lắm và ước rằng năm nào cũng được nhận quà như này.
Video đang HOT
Huyện đoàn Phong Thổ, Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Huổi Luông và Đoàn thanh niên xã Huổi Luông tặng quà cho trên 100 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở biên giới.
Cháu Chẻo Thị Xuân, dân tộc Hà Nhì ở bản Huổi Luông 1, xã Huổi Luông chia sẻ: Cháu và các bạn trong bản rất thích khi được giao lưu văn nghệ cùng các cô chú và được các cô chú tặng quà. Ngoài lúc nhận quà ở trên trường thì đây là lần đầu tiên cháu được nhận quà tại bản. Nhận quà của các cô chú, cháu sẽ mang về chia cho anh, chị, em ở nhà cùng ăn, để cùng phá cỗ Tết thiếu nhi.
Anh Lỳ Cá Lòng, cán bộ chuyên viên Huyện đoàn Phong Thổ cho biết: Đây là hoạt động thường niên được Ban Thường vụ Huyện đoàn Phong Thổ tổ chức hàng năm, nhằm thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của tuổi trẻ huyện Phong Thổ tới những trẻ em nghèo. Đồng thời, tạo sân chơi làmh mạnh cho các em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Anh Lỳ Cá Lòng mong muốn mỗi gia đình, thầy, cô giáo, các tổ chức đoàn thể xã hội và cả cộng đồng tiếp tục quan tâm hơn nữa đến các cháu thiếu nhi, nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi, khuyết tật, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Sự cảm thông, kiên trì của các thầy cô giáo, phụ huynh và xã hội sẽ giúp các em vượt qua rào cảm tâm lý, vươn lên trong cuộc sống, học tập.
Các em thiếu nhi xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ ra về với những phần quà.
Trong ngày 31/5, Chi bộ Công an thành phố cũng phối hợp với Phòng Văn hóa, Phòng Nội vụ thành phố Lai Châu tổ chức Tết Thiếu nhi 1/6 cho 160 em thiếu nhi ở bản Cư Nhà La, xã San Thàng, thành phố Lai Châu.
Đây là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Lai Châu nói chung nhằm đẩy mạnh các hoạt động “Vì đàn em thân yêu” nhằm thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của thế hệ đoàn viên thanh niên; đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của đoàn thanh niên trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới trong toàn tỉnh.
'Tuổi thơ với ngày hè' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Thông tin từ Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày 30/5 cho biết: Các hoạt động với chủ đề "Tuổi thơ với ngày hè" sẽ diễn ra trong tháng 6/2022 tại Làng nhằm chào mừng Tết Thiếu nhi 1/6 và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Nhiều hoạt động dành cho thiếu nhi tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh tư liệu: hanoimoi.com.vn
Trong đó, Ban Tổ chức sẽ thực hiện nhiều chương trình thiết thực như "Thiếu nhi với nét văn hóa truyền thống các dân tộc", "Một ngày làm nghệ nhân", "Về với bản làng quê em" nhằm tái hiện không gian dành cho tuổi thơ với các trò chơi dân gian, trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống.
Có thể kể đến các hoạt động như làm chuồn chuồn tre do nghệ nhân đến từ huyện Hoài Đức hướng dẫn; nặn tò he (huyện Phú Xuyên), nặn bong bóng thành đồ vật hình thù ngộ nghĩnh, trải nghiệm làm nón...Các em được tham gia trò chơi dân gian truyền thống như đánh chắt, chơi truyền, ô ăn quan, nhảy dây; ném pao, đánh yến, đánh tu lu, đánh yến của dân tộc Mông, đẩy gậy của dân tộc Mường, nhảy sạp, đi cà kheo của dân tộc Thái...
Bên cạnh đó là chương trình trải nghiệm văn hóa gắn với các không gian sống của đồng bào dân tộc. Qua đó, du khách, đặc biệt là các em nhỏ về không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội, các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. Các em được giao lưu văn nghệ và nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.
Mỗi điểm sẽ có một hoạt động trải nghiệm, tương tác để du khách cùng với các chủ thể văn hóa tham gia vào quá trình làm, tạo sản phẩm. Trong quá trình đó, đồng bào sẽ chia sẻ về đời sống văn hóa để du khách hiểu hơn về giá trị truyền thống, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, trải nghiệm của các bạn nhỏ.
Tây Nguyên là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, M'nông, Ba Na... Đây cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa nguyên bản đa dạng và giàu bản sắc. Trong kho tàng văn hóa đó, lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Gia Rai và Ê Đê là một sinh hoạt văn hóa đặc trưng, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của hai dân tộc này. Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào dân tộc Ê Đê và Gia Rai làm lễ kết nghĩa với mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết như anh em một nhà, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, cùng phát triển.
Tại "ngôi nhà chung" cũng diễn ra Ngày hội gia đình của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với phần giao lưu văn hóa, văn nghệ (hát về quê hương, đất nước, Tây Nguyên, gia đình, buôn làng) của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng, trong đó có đồng bào Gia Rai, Ê Đê, Cơ Tu, Xơ Đăng, Tà Ôi.
Ngày hội còn giới thiệu vẻ đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ và nghề dệt truyền thống...
Ảnh: Nửa đêm rọi đèn, ngâm mình dưới suối săn loài cá 'điên' ở Quảng Trị Cá Mát là loài cá suối ngon nổi tiếng ở miền Tây của tỉnh Quảng Trị, người dân địa phương vẫn hay gọi là cá "điên" bởi tập tính của loại cá này. Ở nhiều địa phương miền Tây của tỉnh Quảng Trị những người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thường nửa đêm rọi đèn ra suối để săn loài cá...