Mang niềm vui làm mẹ cho bệnh nhân dị tật bẩm sinh
Ngày 27/8, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt ( Bệnh viện E) tiến hành phẫu thuật tạo hình cho bệnh nhân dị dạng âm đạo bẩm sinh. Bệnh nhân 23 tuổi đến từ Lục Ngạn ( Bắc Giang).
Phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân
Phẫu thuật thành công
Theo chia sẻ của người bệnh, đến năm 17 tuổi nhưng chị vẫn chưa có biểu hiện đặc trưng của tuổi dậy thì. Đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân không có âm đạo, tử cung kích thước rất nhỏ, buồng trứng vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên, bệnh nhân thay vì điều trị hoặc phẫu thuật tạo hình âm đạo lại lựa chọn việc sống chung với căn bệnh này. Cho đến khi lập gia đình, cách đây 2 năm, việc sinh hoạt vợ chồng cũng như có con gặp khó khăn khiến cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị mới nghĩ đến việc chữa chạy để tìm lại hạnh phúc cho mình.
Tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E), sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị dị tật không âm đạo bẩm sinh, không có khả năng giao hợp, ảnh hưởng tới tâm sinh lý. Xét nghiệm các chỉ số hoormon, nội tiết trong giới hạn bình thường. Đặc biệt, nhiễm sắc thể đồ là 46XX, xác định bệnh nhân giới tính nữ. Vì thế, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt chỉ định phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân này bằng môi bé âm vật.
Ca phẫu kéo dài trong 3 giờ, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt đã tạo khoang âm đạo mới giữa trực tràng và bàng quang cho bệnh nhân. Theo ThS. Bác sĩ Lương Thanh Tú – phẫu thuật viên Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, để tạo khoang âm đạo có độ dài từ 8-10cm và rộng khoảng 3-4 cm, các bác sĩ phải tạo hình các mảnh ghép niêm mạc được lấy từ môi bé (của âm vật). Sau đó, những mảnh ghép này được phủ kín lên khuôn nong và cố định lại vào khoang âm đạo vừa được tạo hình.
“Cái khó của ca phẫu thuật này chính là việc bóc tách tạo hình âm đạo mới phải vô cùng khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ”, bác sĩ Tú chia sẻ.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật thành công đem lại niềm vui làm mẹ cho người bệnh
Bệnh không quá hiếm
Đây là một bệnh bẩm sinh của đường sinh dục nữ mà nguyên nhân chưa được xác định. Bệnh thường phát hiện ở độ tuổi sơ sinh hoặc dậy thì.
Ở tuổi sơ sinh, dưới tác động của estrogen (một loại hoóc-môn do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra) từ mẹ truyền qua con trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung trẻ gái sơ sinh tăng tiết dịch dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo có thể gây ra các khối u vùng âm hộ hoặc các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu (sốt, nước tiểu đục,…). Còn ở tuổi dậy thì, đến thời kỳ có kinh nhưng nữ giới chỉ bị đau bụng theo chu kỳ tháng nhưng không thấy kinh.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, mọi bất thường ở cơ quan sinh sản như dị dạng không âm đạo có thể dẫn đến vô sinh. Vì thế, những phụ nữ có các dấu hiệu bất thường (đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được…) đều phải thăm khám. Đừng xấu hổ mà giấu bệnh, hãy mạnh dạn đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và phát hiện dị tật, hướng chữa trị kịp thời.
Y văn thế giới gọi đây là hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser khiến âm đạo bị dị dạng bẩm sinh. Các bộ phận khác trên cơ thể bé gái mắc bệnh vẫn phát triển bình thường nhưng lại không có cơ quan sinh dục… Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/5.000, nghĩa là, cứ 5.000 bé gái sinh ra thì có 1 bé không có âm đạo.
Theo giaoducthoidai.vn
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca mở ngực có sử dụng máy tim - phổi nhân tạo
Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp cùng Bệnh viện E thực hiện mổ cắt khối u trung thất, ca khó bằng phương pháp mổ mở ngực có sử dụng máy tim phổi nhân tạo.
Hình ảnh chụp chiếu cho thấy u trung thất của nữ bệnh nhân nằm ở vị trí rất đặc biệt
Đây là kỹ thuật mổ phức tạp cần phải có phẫu thuật viên có kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại ở một cơ sở Phẫu thuật lồng ngực lớn mới có thể triển khai được.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các ca mổ tim mở, nhưng đối với phẫu thuật mở lồng ngực, phẫu thuật phổi thì nó được coi là ca phẫu thuật đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ tiên tiến này.
Bệnh nhân L.A (38 tuổi) vốn có tiền sử hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng 2 tháng gần đây, chị có dấu hiệu ho, khó thở tăng dần. Khi đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, có cho dùng kháng sinh nhưng không đỡ.
GS. TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E ( người đeo kính bên trái) phối hợp mổ ca bệnh đặc biệt này
Sau đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Phổi Trung ương do tình trạng khó thở ngày càng tăng. Tại Bệnh viện, qua kết quả chụp chiếu cho thấy, bệnh nhân có khối u trung thất chèn ép vào phế khí quản gây hẹp hoàn toàn phế quản gốc trái.
Theo TS.BS. Đinh Văn Lượng - Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Phổi Trung ương, khối u trung thất của nữ bệnh nhân được coi là bệnh lý bẩm sinh. Đây là một kén phế quản ở trung thất, theo thời gian, nang - kén phát triển lên và gây ra các triệu chứng điển hình như ho, khó thở...
Mặc dù đây không phải bệnh lý đặc biệt nhưng với trường hợp nữ bệnh nhân này, khối u nằm ở vị trí phức tạp về giải phẫu. Khối u của bệnh nhân nằm ở vị trí trung tâm, chèn ép bên trái, sát tâm nhĩ trái, đặc biệt, khối u được bao bọc bởi các động mạch lớn của lồng ngực như động mạch chủ, động mạch phổi và thực quản... nên để mổ được thì bắt buộc phải sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo.
Hình ảnh phẫu thuật
ThS.BS. Nguyễn Viết Nghĩa - Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, việc bóc tách khối u buộc dùng hệ thống tim - phổi máy hỗ trợ trong trường hợp bệnh nhân ngừng hô hấp, tim mạch ngừng hoạt động.
Hệ thống này tương tự tim, phổi của người bình thường, có vai trò đưa hệ thống tuần hoàn máu ra ngoài cơ thể cũng như hệ thống hô hấp tương tự 2 lá phổi của con người. Với phương pháp này, trong quá trình mổ, các mạch máu lớn ở trong lồng ngực sẽ kiểm soát, chủ động được.
Chưa kể, nếu không mổ mở, với vị trí khối u sẽ không có con đường nào để đưa vào cắt bỏ khối u. Đây được coi là ca mổ đặc biệt, kỹ thuật mổ thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, mổ ngực khó bắt buộc phải có tim phổi nhân tạo. Đây cũng là phương pháp tiếp cận với ghép phổi và phẫu thuật lồng ngực khó để Việt Nam có thể hội nhập các nước trên Thế giới.
Máy Tim - phổi nhân tạo được sử dụng
GS.TS. Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E chia sẻ, điểm đặc biệt của ca mổ này: bệnh nhân có một khối u ở phía sau tim (tâm thất giữa) nếu mổ bình thường rất nguy hiểm. Trong quá trình mổ dẫn đến thay đổi nhịp đập của tim cóthể gây ra tai biến phức tạp.
Với ca khó như thế thì sự hỗ trợ máy tim phổi nhân tạo là rất cần thiết, làm thay chức năng cho tim, tim ngừng đập nhưng phổi vẫn hoạt động bình thường.
Máy này đều đã được sử dụng trên cả nước, đặc biệt là các cơ sở điều trị về tim, trong các ca mổ tim mở. Đây là lần đầu áp dụng trong mổ phổi. Phương pháp này sẽ mở ra thời kỳ mới để Bệnh viện Phổi Trung ương chuẩn bị cho ghép phổi sau này.
Hiện tại, sau phẫu thuật hơn 1 tuần, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, ho rất ít, không còn khó thở, không đau tức ngực. Dự kiến bệnh nhân có thể ra viện được trong 3- 5 ngày nữa.
Theo www.giadinhmoi.vn
Tạo hình vành tai cho thanh niên bị bạn cắn đứt tai Không tìm thấy mảnh tai rời của bệnh nhân, bác sĩ phải sử dụng vạt da sau tai để tạo hình vành tai trái cho bệnh nhân. Ngày 4/5, chàng trai 27 tuổi ở Hà Nội được đưa vào cấp cứu tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E. Bệnh nhân bị bạn cắn đứt tai trong...