Mạng nhện lớn nhất thế giới có thể “bắc cầu” qua một con sông
Nhện Darwin’s bark chỉ là một loài nhện nhỏ nhưng là bậc thầy trong việc giăng tơ. Mạng của loài nhện này có thể bắc ngang qua một con sông và được làm từ loại chất liệu cực kỳ bền.
Loài nhện này lần đầu tiên được công bố vào năm 2010, vào đúng lễ kỷ niệm 150 năm ngày xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc các loài” của nhà bác học Charles Darwin, vì vậy chúng được đặt tên là Darwin’s bark.
Nhện Darwin’s bark.
Kỷ lục của loài nhện này chính là những mạng nhện lớn nhất thế giới, dài tới 25 mét, được tìm thấy ở Madagascar. Một con nhện cái có thể phóng tơ liên tục từ một bờ sông cho đến khi không khí đẩy tơ này sang đến bờ bên kia để tạo thành một cây cầu. Ở giữa cây cầu này là một vòng tròn tơ theo hình xoắn ốc, đường kính có thể đạt 3 mét.
Một tơ nhện bắc qua đôi bờ của một con sông.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đang đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao Darwin’s bark chỉ là một loài nhện nhỏ nặng khoảng 0,5g (con đực bé hơn nhiều) lại có thể là những thợ dệt đại tài đến thế. Matja Gregori và các cộng sự của mình ở học viện Khoa học Nghệ thuật Slovenia đã nghiên cứu sự tiến hóa trong việc giăng tơ giữa các loài nhện và nhận thấy rằng, tơ nhện Darwin’s bark dai hơn nhiều so với các loài khác, chúng cũng có cách giăng tơ rất độc đáo. Ngoài ra, việc “bắc cầu” qua sông cho phép chúng bắt được những con côn trùng, chuồn chuồn béo bở sống trên mặt nước.
Chúng có thể bắt được con mồi dễ dàng hơn với cách giăng tơ đặc biệt của mình.
Đi sâu tìm hiểu loại tơ của nhện Darwin’s bark, các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm và miêu tả nó như loại chất liệu sinh học dai và mạnh nhất, thậm chí nó còn hơn cả thép. Họ mong muốn có thể tạo ra loại “sợi của tương lai” làm từ tơ nhện, và loài nhện Darwin’s bark chắc chắn là mục tiêu số một mà họ hướng đến.
Tơ nhện Darwin’s bark còn mạnh hơn cả thép.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Pháp diệt "nhện chúa" nhưng "mạng nhện" vẫn còn
Cảnh sát Pháp hôm 19-11 tiêu diệt kẻ lên kế hoạch cho các vụ tấn công khủng bố ở Paris, Abdelhamid Abaaoud, nhưng vẫn chưa quét sạch được các mối đe dọa tiềm ẩn.
Abaaoud (28 tuổi) bị giết trong một cuộc đột kích ở TP St. Denis, ngoại ô Paris. Giới chức Bỉ cho biết kẻ cầm đầu mạng lưới Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Brussels đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, các mối đe dọa khác vẫn còn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Koen Geens ca ngợi chiến dịch loại trừ Abaaoud là một "bước đột phá". Rik Coolsaet, giáo sư tại Đại học Ghent (Bỉ), cũng nhận định Nhà nước Hồi giáo hiện đã bị mất một mắt xích quan trọng để triển khai các cuộc tấn công ở châu Âu.
Chuyên gia Rolf Tophoven đến từ Viện Phòng chống Khủng hoảng ở Essen (Đức), nhận xét có thể phải mất một thời gian dài thì IS mới khôi phục được mạng lưới cũ, dù đồng phạm của Abaaoud, Salah Abdeslam (26 tuổi) vẫn chưa bị bắt và gần 1.000 công dân Bỉ có kết nối với các tổ chức cực đoan ở Syria nhiều khả năng sẽ trở thành phần tử khủng bố.
"Một khối u đã được gỡ bỏ, nhưng tôi chắc chắn rằng căn bệnh ung thư sẽ tiếp tục lây lan" - chuyên gia này khẳng định.
Abdelhamid Abaaoud. Ảnh: Reuters
Hôm 19-11, 5 quan chức Washington giấu tên tiết lộ ít nhất 4 trong số những kẻ tấn công ở Paris trước đó có tên trong cơ sở dữ liệu chống khủng bố trung ương của cộng đồng tình báo Mỹ. Trong đó có 1 tên (hoặc nhiều hơn) nằm trong danh sách cấm bay có chọn lọc.
Cơ sở dữ liệu nói trên là TIDE, ra đời nhằm mục đích tập trung các thông tin thô được phân loại ở mức cao và duy trì bởi Trung tâm chống khủng bố Quốc gia Mỹ (NCTC), đơn vị trực thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI).
Trong một diễn biến liên quan hôm 19-11, Thủ tướng Bỉ Charles Michel tuyên bố sẽ đề xuất luật mới để bỏ tù các chiến binh thánh chiến trở về từ Syria. Ông Michel cam kết chính phủ Bỉ sẽ chi thêm 430 triệu USD để tăng cường công tác an ninh.
Luật mới cũng quy định không bán thẻ sim điện thoại cho người mua giấu tên và cảnh sát được phép lục soát nhà dân vào ban đêm (hiện bị cấm từ 21 giờ đến 5 giờ). Ông Michel nói thêm quá trình bảo đảm an ninh của Brussels "không có gì phải chê trách". Những kẻ khủng bố ở Pháp trước ngày 13-11 đã lấy một địa điểm ở Bỉ làm tổng hành dinh.
Brussels sắp tới sẽ kêu gọi Anh chia sẻ thông tin tình báo và gửi một tàu hộ tống tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Từ ngày 14-11, Paris ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời cho phép cảnh sát mở rộng quyền hạn tìm kiếm và bắt giữ các nghi phạm mà không cần ngành tư pháp thông qua.
Hôm 19-11, Hạ viện Pháp thông báo sẽ kéo dài lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp nói trên. Thủ tướng Emmanuel Valls cho biết đây là biện pháp hiệu quả để chống lại các mối đe dọa khủng bố. Tuy vậy, cảnh sát không được lục soát nhà và văn phòng của các nghị sĩ, nhà báo hay luật sư trừ khi có văn bản chính thức.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Thi thể nam giới với hình xăm mạng nhện Vùng cổ trái của thi thể nam giới có xăm hình một con nhện, đầu con nhện quay về hướng cổ trước. Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Hà Nội đang phối hợp với Công an quận Hà Đông, Hà Nội điều tra vụ trọng án xảy ra vào ngày 17/10/2015 trên đường Lê Trọng Tấn (thuộc phường Lê Khê, quận...