Mạng người rẻ quá!
Trong khi người dân ở ngay giữa thủ đô bị tai nạn, cần đến xe cấp cứu thì không có hoặc được trả lời “hết xe” đến nỗi chết ngay trên đường thì vẫn có những dự án hơn 4000 tỷ đồng chỉ để phục vụ nhu cầu cho dân thủ đô đi du lịch tâm linh. Thật là những người làm dự án biết nhìn xa trông rộng, vì kiểu này, dân còn biết tin vào đâu, kêu với ai ngoài kêu Phật!
Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa hết sốc và bất bình với vụ tai nạn ngay giữa thủ đô tối 23/9 nhưng gọi cấp cứu 115 không được, cuối cùng nạn nhân đã thiệt mạng.
Hóa ra bị tai nạn ở nội thành cũng chẳng được “ưu đãi” gì hơn, còn nhớ cách đây chưa lâu, một vụ tai nạn giao thông của 2 mẹ con xảy ra ở một huyện ngoại thành, 115 Hà Nội đã trả lời: “Chỉ phục vụ trong nội thành”. Giờ thì rõ ràng ra đấy, bị tai nạn dù là nội thành hay ngoại thành thì cứ tự mà gánh chịu lấy mọi hậu quả, cấp cứu cũng phủi tay.
Mà đáng nghi ngờ hơn cả là cách giải thích của lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội sau sự việc này với nhà báo Trần Đăng Tuấn – một nhân chứng và cũng là người đã gọi điện thoại báo cho 115 về vụ tai nạn. Họ nói rằng đã có xe đi, nhưng vì có một cuộc điện thoại báo đến là người bị nạn có xe chở đi rồi, nên lại gọi xe về. Liệu đây có phải là một cách giải bớt đi trách nhiệm và sự vô cảm của 115 Hà Nội hay không?
Trên khắp các diễn đàn, người ta nêu ra bao nhiêu vụ tai nạn đã từng gọi cấp cứu 115 mà không có sự hồi đáp, đã nhiều người ra đi tức tưởi và oan uổng, giá họ là công dân của một đất nước khác, họ đã không phải gánh chịu một số phận hẩm hiu và đen đủi như thế.
Ngẫm càng thấy chua xót, chẳng ở đâu mạng người rẻ như ở nước mình. Chẳng ở đâu mà sự vô cảm, vô trách nhiệm của các nhân viên công quyền lại lên tới đỉnh điểm như vậy. Những đồng tiền thuế của dân, đã được hồi đáp bằng kiểu dịch vụ công như vậy, có thỏa đáng không.
Ấy thế mà mặt khác, người ta lại đang lo cho nhu cầu tâm linh của dân thủ đô đến độ sắp sửa thông qua một dự án làm tuyến đường du lịch Mỹ Đình- Bái Đínhtrong khi không phải là thiếu đường đi. Dự án này đang có 3 phương án lựa chọn, rẻ nhất là 3.400 tỷ, đắt nhất là 4.300 tỷ, nghe những con số này, dân nghèo chắc phải dựng hết cả tóc mai, tóc gáy.
Video đang HOT
Một sự lãng phí khổng lồ đang từ trên giấy tờ sắp được hiện thực hóa trong nay mai, các ý kiến phản đối, phân tích hợp tình hợp lý của các chuyên gia về đường bộ và sự không đồng tình của người dân có lẽ sẽ không được tính đến.
Ảnh: Tượng Phật trong chùa Bái Đính
Giá như, một phần nhỏ trong số tiền ấy, được dùng để tăng cường hệ thống xe cấp cứu, để giúp người dân được hưởng miễn phí dịch vụ cứu mạng này thì có lẽ cả 6,5 triệu dân thủ đô sẽ cảm thấy hoan hỉ như trông thấy tượng Phật ở chùa Bái Đính.
Phật dạy “cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”, thế nhưng có lẽ trong trường hợp này, người ta đang nhân danh “tâm linh” để mở một con đường đưa chúng sinh về dưới chân Phật mà bất cần biết nó sẽ là một tội ác từ sự lãng phí khổng lồ.
Mà nghĩ đi nghĩ lại, chợt thấy dự án xây con đường du lịch tâm linh này có khi lại là một sự “nhìn xa trông rộng” của các cán bộ ở trên cao, vì trong thời buổi gặp tai nạn không được cứu như hiện nay, chúng sinh còn có cửa nào để kêu cầu khác hơn là tìm về với Phật?
Này nhé, thực phẩm bẩn, nhiễm độc, nguy hại đến sức khỏe giống nòi, nhưng trên thực tế, một cái bánh có đến 3 Bộ quản, nên cứ đùn đẩy nhau, và người tiêu dùng thì được khuyên “hãy trở thành người tiêu dùng thông thái”. Ra đường rủi lỡ có bị tai nạn giao thông, gọi đến cấp cứu thì cấp cứu trả lời vòng vèo rồi cũng phủi tay, thiệt mạng tự chịu. Buôn bán ở trung tâm thương mại, lỡ có bà Hỏa viếng thăm thì cứu hỏa cũng tê liệt vì xe thiếu nước, vì ít phương tiện, coi như mất trắng sản nghiệp một trăm phần trăm.
Chỉ mới kể ra sơ sơ vài ba câu chuyện thế thôi, đã thấy đúng là người dân tốt nhất nên thường xuyên tìm đến cầu khẩn Đức Phật, rồi gửi niềm tin vào cõi siêu nhiên chứ trông mong gì ở cõi trần này được nữa. Mặc dù để duy trì những cơ quan công quyền ở “cõi trần”, toàn “tiền tươi thóc thật” từ nghĩa vụ đóng thuế của dân cả đấy.
Cứ hình dung mai kia, khi mà con đường du lịch tâm linh Mỹ Đình- Bái Đính đã được khánh thành rồi, cả 6,5 triệu dân Hà Nội cứ dịp cuối tuần là lại rồng rắn kéo nhau hành hương tìm về với Phật để cầu xin sự chở che.
Nhưng rốt cục, họ sẽ khấn vái điều gì, có cách nào khác đâu, rồi cũng phải quay về khấn ông lo về vệ sinh an toàn thực phẩm đừng “ăn bẩn” để cho dân được “ăn sạch”. Khấn ông cấp cứu đừng hết xe vào lúc chẳng may có tai nạn giao thông. Khấn ông cứu hỏa đừng hết nước, hỏng thang đúng vào lúc chẳng may nhà bị cháy.
Chẳng biết phải nghe chúng sinh rào rào đồng thanh kêu than những lời cầu khấn ấy, Đức Phật có thấy phiền lòng?
Theo Phunutoday
Công nhân làm việc đến kiệt sức, ngất xỉu
Do làm việc tăng ca quá thời gian, một số công nhân ngất xỉu và được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Chiều 7/9, Thanh tra Sở LĐTB-XH TP Đà Nẵng xác định Công ty TNHH Việt Nam Knitwear (đường số 3 KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bắt công nhân tăng ca vượt quá thời gian quy định dẫn đến vụ ngất xỉu tập thể rạng sáng cùng ngày.
Công nhân may thường xuyên tăng ca dẫn đến kiệt sức. (Ảnh minh họa)
Trước đó, khoảng 3 giờ sáng 7/9, nhiều công nhân may mặc của công ty THHH Việt Nam Knitwear bị ngất xỉu. Gần một giờ sau, nhiều người được đưa vào bệnh viện quận Liên Chiểu cấp cứu.
Sau khi nhận tin báo, Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng đưa 2 xe cấp cứu đến sơ cứu ban đầu; xác định ban đầu có tổng cộng 15 công nhân bị ngất xỉu với các triệu chứng hạ đường huyết, tụt canxi do làm việc quá sức.
Trong số 15 công nhân này có 8 nữ công nhân bị nặng nên xe cấp cứu đã đưa các bệnh nhân nữ này về Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục theo dõi. Ngoài ra, một số công nhân khác cũng đã được đưa về Trung tâm y tế quận Liên Chiểu và Bệnh viện Giao thông vận tải ở gần KCN Hòa Khánh để tiếp tục sơ cứu.
Tuy nhiên, Thanh tra Sở LĐTB-XH TP Đà Nẵng xác định chỉ có 6 công nhân ngất xỉu và đến chiều 7/9 đã có 4 công nhân xuất viện. Quá trình làm việc với công ty TNHH Việt Nam Knitwear, cơ quan chức năng đã xác định các công nhân này ngất xỉu vì kiệt sức trong khi làm việc chứ không phải vì bệnh lý hay ngạt khí. Cơ quan chức năng xác định các công nhân phải làm việc 17 giờ/ngày.
Đến chiều 7/9, Sở LĐTB-XH TP Đà Nẵng lập biên bản vi phạm hành chính ban đầu do công ty ép công nhân làm quá thời gian quy định và tiếp tục làm rõ vụ việc.
Công Bính
Theo Dantri
Người đàn ông cướp 3 mạng người trong cơn say Sát hại vợ xong, Bích còn đi sang nhà hàng xóm cầm dao đâm chết vợ chồng chủ nhà. Sau khi gây án, hung thủ uống thuốc sâu tự tử. Hạ sát vợ vì "bị" khuyên không nên nhậu say Chiều 21/8, nguồn tin cho biết tại xã Eapo, huyện Chư Rút, tỉnh Đăk Nông vừa xảy ra một vụ án mạng đặc...