Mang người chết ra khỏi nhà mồ để khiêu vũ
Đây là nghi lễ Famadihana được tổ chức 7 năm một lần, với tên gọi là ‘ tục thay xương’.
Ở Madagascar, người dân tưởng nhớ người đã khuất bằng nghi lễ khiêu vũ với xác chết.
Hầm mộ của người thân trong gia đình được đào lên và hài cốt của người chết được bọc trong một lớp vải mới
Người dân sau đó sẽ cùng ôm những bọc vải này và nhảy múa.
Tập tục kì lạ của người Madagascar
Tập tục Famadihana được xem là ngày để thể hiện tình yêu thương và kính trọng đối với người quá cố. Đâycũng là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ và bày tỏ tình cảm khăng khít.
Theo VOV
Video đang HOT
Khu dân cư nháo nhác vì vụ chôn người chết giữa phố
Tại thị trấn Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), một gia đình bỗng dưng đem chôn người chết giữa khu dân cư. Người dân nhao nhác, trong khi chính quyền bối rối nên kết luận việc chôn người giữa phố là... vấn đề mới phát sinh.
Xây nhà giữa phố chôn người chết: Để giữ đất?
PV tìm đến ngôi nhà dành để chôn người chết trên đường Lê Văn Duyệt (khu vực 2, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Trung tuần tháng 2/2013, người dân sống rất háo hức chờ đợi hàng xóm mới, khi thấy nhiều nhân công, thợ hồ gấp rút xây dựng một ngôi nhà bề thế và vô cùng kiên cố.
Thế nhưng, nhà vừa hoàn thành xong, một nhóm người đào huyệt đến chôn người chết. Bàng hoàng xen sợ hãi, người dân ngăn cản nhưng bất thành.
Ngôi nhà mồ xây dựng trong khu dân cư khiến người dân bức xúc. (Ảnh Hà Nguyễn)
Người chết là ông T.K.C (SN 1959), người Việt gốc Hoa, vốn có "máu mặt" và giàu có trong vùng. Gia đình ông này sở hữu cửa hàng vật liệu xây dựng có tiếng của thị trấn. Sau khi ông này qua đời, gia đình đã tổ chức lễ tang lớn và chọn mảnh đất trống giữa hai ngôi nhà tôn lụp xụp của hai cha con ông Đặng Ngọc Hưng (SN 1930), thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè và Đặng Ngọc Ninh (SN 1970) để xây dựng nhà mồ kiên cố.
Ngôi nhà mồ được xây dựng hoành tráng, kín đáo và có kiến trúc như một ngôi nhà với chiều dài 13,5m, chiều rộng 4m. Phần mồ được trang trí đơn giản bằng đá hoa cương, nhưng ngôi nhà bao quanh được trang trí với màu sắc hài hòa và rất kiên cố, phía cổng có bậc tam cấp, cổng đề chữ "Trần gia mộ", có rào sắt được khóa kỹ càng.
Ngôi nhà mồ nổi bật giữa hai ngôi nhà nhỏ lụp xụp của hàng xóm. Người đi đường sẽ khó nhận ra mục đích khác thường của chủ nhân khi xây nhà này nếu không quan sát bên trong.
Ngày chôn cất ông C. tại ngôi nhà giữa phố, người dân tụ tập để xem, rồi bàn tán, riêng hai nhà của cha con ông Hưng thì thấp thỏm và ra sức ngăn cản. Hai gia đình này tỏ ra lo ngại khi sắp làm hàng xóm với người đã khuất.
Bà P.K.H (SN 1941), ngụ thị trấn Cái Bè cho biết: "Tôi không sợ người chết nhưng lúc nào cũng có cảm giác bất an. Tuổi này rồi, tôi chỉ mong sống bình yên bên con cháu, chứ cứ phập phồng không lo ma lo quỷ cũng sợ nước bẩn, phong thủy trong nhà không tốt, gia can bất ổn, thương cho con cho cháu".
Ông Hưng suy đoán: "Nhà tôi có tranh chấp đất đai với gia đình ông C., mảnh đất tranh chấp chính là diện tích xây dựng ngôi nhà mồ này. Thời gian qua, tôi có đóng thuế đất đàng hoàng nhưng gia đình bên đó thưa kiện đòi lại. Đến nay, họ ngang nhiên chôn người để chiếm đất, giờ tôi chẳng có giấy tờ chứng minh nên cũng ngậm ngùi mất trắng miếng đất. Với lại, ai lại đi tranh chấp đất đai với người đã chết. Thiệt tình, họ đã rất cao tay khi dùng người chết giữ đất".
Mấy đứa nhỏ con anh Đặng Ngọc A. (sinh năm 1967), nhà sát vách ngôi mộ ông C. không đêm nào dám thức học bài. "Ngồi đến khoảng 7h - 8h là tụi nhỏ lại chạy vào buồng cha mẹ mà thủ thỉ chuyện ma quỷ. Chúng tôi cũng chỉ biết động viên và trấn an các con yên tâm học bài, có lúc phải thức trông chừng cho mấy đứa làm bài tập.
Mà nghe đâu, còn chừa chỗ để chôn thêm vào ngôi nhà mồ này nữa. Chuyện tâm linh, mê tín thì mình dẹp qua một bên nhưng ô nhiễm môi trường sống hẳn nhiên là có".
Cận cảnh ngôi mộ (Ảnh Ngọc Lài)
Chính quyền loay hoay tìm giải pháp
Chuyện lạ đời người chết làm hàng xóm với kẻ sống được người dân cả thị trấn bàn tán xôn xao, nhưng tuyệt nhiên chính quyền địa phương lại không hay không biết. Bà H. cho biết: "Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè, thị trấn Cái Bè cách đường Lê Văn Duyệt có năm, sáu trăm mét không lẽ người dân xôn xao, ồn ào vậy mà cán bộ vẫn không biết. Xây nhà mồ cũng lâu, ngày đem chôn cũng bị chúng tôi phản đối, có thông báo cho chính quyền nhưng không ai xuống giải quyết. Đến khi chôn cất xong xuôi mấy cán bộ mới nói không biết nên không ngăn".
Chúng tôi tìm gặp ông Lê Bá Thi (Chánh văn phòng UBND huyện Cái Bè) để được địa phương cung cấp thông tin vụ việc. Ông Thi tiếp chúng tôi với thái độ khó chịu và mệt mỏi: "Đã có nhiều báo thông tin vụ này, chúng tôi đã nói sẽ giải quyết, tất cả xuất phát từ tập quán chôn cất người chết của người dân quê nên mới có chuyện xây nhà cho người chết giữa khu dân cư".
Ông Thi cho biết, ông C. có một nền nhà nằm trên đường Lê Văn Duyệt, khi ông này qua đời, con trai ông đem về chôn ở đó, việc chôn cất này thị trấn không nắm rõ. Về việc gia đình ông C. xây dựng nhà mồ trong khu dân cư mà thị trấn không phát hiện kịp thời và không báo cáo được xem như một sai sót tương tự như việc xây dựng nhà không phép. UBND huyện Cái Bè đã yêu cầu UBND thị trấn Cái Bè rà soát, xác minh vụ việc và có văn bản trả lời thích đáng.
"Theo báo cáo sơ bộ của thị trấn, gia đình ông C. chỉ báo sử dụng phần đất trên vào việc xây dựng một cái mộ chứ không đề cập đến xây nhà mồ. Sau này, gia đình mới xây nhà mồ lớn lên, còn trước đó trên nền đất có một hay chưa thì tôi không nắm rõ, cũng chưa nghe báo cáo".
Nhưng ông Thi có khẳng định: "Việc chôn người chết trong khu dân cư về lâu dài là không hợp lý và không tốt chút nào. Tuy nhiên, đến thời điểm này, địa phương vẫn chưa có khu chôn cất tập thể hay nghĩa trang. Trước đây, thị trấn có một khu chôn cất tập thể tự hình thành nhưng sau giải phóng không còn tồn tại nữa".
Hiện huyện Cái Bè chưa có quy hoạch cụ thể trong việc xây dựng nghĩa trang cho địa phương. Bên cạnh đó, ông Thi cho rằng tập quán và tâm lý của người dân mình ở các quê, các xã vùng sâu thường chôn người chết ở hông nhà, trước cửa nhà, sau vườn... Nên, vụ việc chôn người chết trong khu đô thị được chúng tôi đánh giá như một vấn đề mới phát sinh trong quy trình quản lý Nhà nước. Những cấp quản lý ở địa phương và cấp cơ sở thị trấn, các cán bộ chưa rành, chưa nắm rõ dẫn đến sơ suất vừa qua.
Thiết nghĩ, vấn đề quy hoạch nơi chôn cất người đã khuất, xây dựng nghĩa trang luôn gắn liền với đời sống dân sinh từ xưa đến nay. Vậy mà, chính quyền địa phương đã "quên" lo cho người chết trong một thời gian dài thì thật là điều nên xem xét.
Chưa có vốn đầu tư xây dựng nghĩa trang Ông Lê Bá Thi (Chánh văn phòng UBND huyện Cái Bè) cho biết: "Việc xây dựng nhà mồ chôn cất người chết trong khu dân cư về lâu về dài hoàn toàn bất hợp lý. Thế nhưng, địa phương đã đề xuất xin kinh phí xây dựng nghĩa trang nhưng chưa được thông qua. Hiện địa phương đang trông chờ vào các nhà đầu tư tư nhân, nhưng không khả quan, không nhiều người mặn mà với việc đầu tư "nhà ở" dành cho người đã khuất. Về việc quản lý Nhà nước trong vấn đề này còn quá nhiều mới mẻ, tôi nghĩ sau sự việc lần này, chúng tôi đã có thêm kinh nghiệm để xử lý các vụ việc tương tự".
Theo vietbao
Người đàn bà sống với hàng nghìn hài cốt 35 năm nay bà Hà Thị Nga (SN 1939, ở ấp An Định A, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lặng lẽ canh giữ khu di tích nhà mồ Ba Chúc - nơi lưu giữ 1.151 bộ hài cốt trong tổng số 3.157 thường dân bị Pon Pot sát hại trong cuộc thảm sát lịch sử. Những ngày tháng...