Mắng ngu kiểu toán học
Tất nhiên khi phát hiện được điều này thì họ đã được coi là thông minh đột biến rồi!
Ảnh minh họa
Giải thích hài hước của chuyên gia Táo cắn dở
Hiệp hội những người sử dụng hệ điều hành iOS trên các điện thoại, máy tính bảng của Apple thắc mắc với nhà sản xuất:
- Tại sao khi xóa ứng dụng trên iPhone, iPad, các biểu tượng này lại… run bần bật?
Trả lời:
- Tại các biểu tượng này sợ bị người dùng xóa chứ sao?
Hỏi:
- Vậy tại sao những ứng dụng nhà sản xuất cài sẵn có xóa được đâu mà chúng vẫn… run?
Trả lời:
- Nó đâu có run, đấy là nó cười rung đùi đắc chí khi thấy các đối tượng kia sắp bị xóa mà thôi.
Có rất nhiều người mong muốn mình có chỉ số thông minh (IQ) thật cao, ước ao chỉ số IQ của mình tăng gấp 5, gấp 10, nhưng ít nhất họ phải biết một phép toán đơn giản:
Video đang HOT
0 x 5 = 0
0 x 10 = 0
Có nhân với một nghìn, một triệu hay với vô cùng thì kết quả cũng bằng 0 mà thôi, bởi IQ gốc của họ là một số nguyên có giá trị nằm giữa -1 và 1.
Tất nhiên khi phát hiện được điều này thì họ đã được coi là thông minh đột biến rồi!
Theo Dân Việt
Dân tình cãi nhau "vỡ đầu" vì bài toán lớp 2 của cô giáo rót dầu cùng hàng loạt câu hỏi hack não
Với những bài toán tiểu học kiểu này thì đến phụ huynh cũng phải "chào thua" và không biết con mình đúng hay cô giáo đúng nữa.
Đã khi nào bạn mở cuốn Toán học của đứa em út ít ra xem tình hình hình bài vở thế nào, hay vô tình thằng cu nhà mình nhờ giải giúp một bài toán mà nó đã "vắt óc" cả ngày cũng không thể tìm ra đáp án. Thậm chí là học sinh trả lời 1 kiểu, cô giáo lại phán kiểu khác khiến người ngoài cuộc "chẳng biết đường nào mà lần".
Mới đây, cư dân mạng trên khắp các diễn đàn đã truyền tay nhau một tấm hình chụp lại bài toán khó nhằn dành cho học sinh lớp 2 khiến phụ huynh thắc mắc khi con mình và cô giáo có 2 đáp án khác nhau. Đồng thời hỏi ý kiến cư dân mạng đáp án nào đúng.
Hình ảnh đề thi bài toán
Bài toán cụ thể như sau: "Có hai thùng dầu. Sau khi người ta đổ 5 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi lúc đầu thùng thứ nhất có nhiều hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu".
Theo đó, đáp án của học trò là 10 lít, nhưng cô giáo nói sai bởi đáp án chỉ là 5 lít. Đây thực sự là một câu hỏi "hack não" khiến không ít cư dân mạng phải "vò đầu bứt tai" để tìm ra đáp án chính xác.
Trong vòng chưa đầy một giờ sau khi "hỏi ý kiến" cộng đồng mạng, bài toán này đã nhận về hơn 3,9 nghìn bình luận với những câu trả lời khác nhau. Người thì cho rằng học sinh đúng, người lại nghĩ cô giáo đúng, nhưng suy cho cùng, tất cả đều có chung 1 ý kiến, đáp án là gì thì chỉ có người ra đề mới biết mà thôi.
Đây cũng không phải lần đầu tiên những bài toán tiểu học "hại não" như thế này được tung lên mạng xã hội và thách thức cả người lớn. Hàng loạt đề toán dành cho học sinh cấp 1 tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến các bậc phụ huynh phải "điên đầu" vì không thể tìm ra lời giải hợp lý.
Bán đi một số nhưng rồi lại bắt tìm số vịt cụ thể còn lại à?
Từ bao giờ km với tấn lại quy đổi được ra giây nhỉ?
Quy luật ở đâu?
4x8 à 8x4 không giống nhau à?
OMG... 46 lại nằm giữa 47 - 48 à?
Tôi cần một câu trả lời
Con cừu rơi xuống nước thì liên quan gì số tuổi ông thuyền trưởng?
Có lẽ nhiều người cần đi học lại lớp 1
Nó là đố mẹo đúng không mấy đứa?
Bây giờ đề thi lạ nhỉ
Lại thêm một pha đọc khó nữa
Hàng loạt bài toán dành cho học sinh tiểu học nhưng đến người lớn cũng phải "khóc cả một dòng sông".
Thế đấy, những bài toán cấp 1 tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến người lớn "rối như tơ vò" vì giải như thế nào cũng thấy sai sai. Khi được hỏi về những bài toán dạng "hack não" như thế này, nhiều thầy cô cho rằng, các em cần vận dụng toàn bộ kiến thức của mình để giải chúng bởi đó là những câu đó mẹo hóc búa.
Ấy vậy mà khi nhận lời giải từ thầy cô sao vẫn thấy nó chẳng đúng chút nào nhỉ? Thật sự những phép tính "trên trời" thế này đã không ít lần khiến học sinh phải nhận về số điểm trung bình. Không phải em sai, mà lỗi sai có lẽ ở "người ra đề".
Đọc tất cả những đề toán trên, bạn đã giải được bao nhiêu trong số đó. Và đáp án của bạn là gì, hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.
Nguồn ảnh: Hoa Hoa/ Tổng hợp
Theo Yan
Môn Toán trong chương trình GDPT mới: Học sinh phải hiểu "Học Toán để làm gì?" chứ không phải để đi thi Thầy, cô giáo dạy học môn Toán phải giúp học sinh hiểu được bản chất, giải quyết được vấn đề thực tiễn cuộc sống, có thể kiếm tiền được từ kiến thức và trả lời được câu hỏi "Học Toán để làm gì?" chứ không phải học để đi thi. Đó là những tiêu chí của GS.TS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương...