Mạng lưới bí mật của Nữ hoàng Elizabeth I
Là một nữ hoàng theo đạo Tin Lành, Nữ hoàng Elizabeth I buộc phải sống chung với mối đe dọa hành thích từ những người Công giáo trong suốt triều đại trị vì của bà.
Tuy nhiên đã có hẳn một đạo binh hùng hậu làm việc trong vòng tuyệt mật nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho Nữ hoàng. Họ là các điệp viên, mật vụ, và tất cả họ nằm dưới quyền của bậc thầy gián điệp khét tiếng đa mưu túc trí: Francis Walsingham.
Nguy hiểm luôn bủa vây nữ hoàng
Triều đại trị vì lâu dài và thành công của Nữ hoàng Elizabeth I đã chứng minh rằng phụ nữ có thể trở thành vị vua quyền lực và được lòng dân như bất kỳ vị vua nam giới nào. Nhưng quanh vị nữ vương này đã tồn tại một cơ cấu hộ vệ quan trọng mà hoàn toàn là nam nhân. Mạng lưới gián điệp của Elizabeth I được giám sát bởi đức ngài Francis Walsingham, một trong những quan lại trung thành nhất của Nữ hoàng, cánh tay của họ vươn ra mọi ngả ngách nhằm đảm bảo an toàn tính mệng cho nhà vua. Chính hiệu quả của mạng lưới gián điệp này mà hàng loạt âm mưu “hành thích” hoặc lật đổ hoàng đế đã bị phát giác, cũng như muốn thay thế bà bằng vương hậu Mary I xứ Scotland – người vốn theo đạo Công giáo. Minh chứng cho sự thành công của cơ quan mật vụ là Nữ hoàng Elizabeth I đã băng hà trong thanh thản khi tuổi cao sức yếu.
Nữ hoàng Anh Elizabeth I. Ảnh nguồn: Royal Collection Trust.
Vào những năm đầu dưới triều đại của Elizabeth I, William Cecil (sau này là Lãnh chúa Burghley) chuyên trách giám sát việc thu thập tình báo, nhưng khi Nữ hoàng Mary xứ Scotland đặt chân lên đất Anh, mọi thứ thay đổi nhanh chóng. Mary I là thỏi nam châm thu hút các âm mưu, nơi tập trung cho những người Công giáo bất mãn khước từ tuân theo đức tin Tin lành của Elizabeth I. Một số âm mưu dần lộ sáng, chẳng hạn như Khởi nghĩa Phương Bắc năm 1569 (các quý tộc Công giáo từ miền Bắc nước Anh đã nổi dậy quyết tâm lật đổ Elizabeth I để tôn Mary thế chỗ vào) hoặc Sự biến Ridolfi (cũng nhằm lật đổ Elizabeth để thế Mary) chỉ 2 năm sau đó, tất cả nhằm đưa Mary lên cầm quyền. Cho đến nay, các âm mưu đã kịp thời bị phanh phui và thảm họa đã bị ngăn chặn. Nhưng mối họa sát thân với Elizabeth I ngày một nguy hiểm. Nhận thấy trọng trách đè nặng lên vai, William Cecil đã kêu gọi Francis Walsingham, người mà sau này đã trở thành trùm gián điệp của Nữ hoàng Elizabeth I.
Đội quân bí mật của Francis Walsingham
Video đang HOT
Francis Walsingham từng học luật sư, ông là người thông minh, nghiêm túc và kỷ luật. Là con chiên Tin lành ngoan đạo, Walshingham đã sống ở nước ngoài trong suốt những năm trị vì của Nữ hoàng Mary I (người vốn theo đạo Công giáo). Nhưng khi người Tin lành tái thiết lập dưới triều đại Elizabeth I, Washingham đã hồi hương Anh và trở thành quan thừa tướng Anh năm 1568. Nhanh trí và tàn nhẫn, Walshingham sớm đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động thu thập tình báo. Nếu không có những cam kết khác vốn đã chiếm phần lớn thời gian của William Cecil thì Walsingham có thể cống hiến hết mình để giám sát cơ quan mật vụ của Elizabeth I. Walshingham đã nhiệt tâm cống hiến. Ông là người nghiêm khắc, gần như theo Thanh giáo trong niềm tin tôn giáo của mình và đam mê bảo vệ nước Anh khỏi mối đe dọa của Công giáo.
Các điệp viên được phái ra nước ngoài sinh sống rồi từ đó họ có thể cung cấp tình báo quan trọng cho Walshingham về tình hình chính trị và thái độ của những nước Công giáo đối với Anh. Những thông tin này có thể giúp Walsingham xâu chuỗi lại với nhau, chẳng hạn như chính sách của Giáo hoàng đối với Nữ hoàng Elizabeth I. Được trang bị thông tin từ các điệp viên nằm vùng ở Anh, Walsingham có thể lần theo đường dây liên lạc giữa những người Công giáo ở Anh và người cùng đạo ở hải ngoại, đồng thời để mắt tới mọi âm mưu lật đổ. Nhìn chung thế giới của một điệp viên không phải luôn hào nhoáng mà đầy mưu mô. Nhiều điệp viên là các sinh viên đại học đầy tham vọng được chiêu mộ từ các viện đại học danh giá Oxford và Cambridge – họ coi đây là con đường dẫn đến danh tiếng và tài sản. Song sự thật không phải vậy.
Francis Walshingham, trùm mật vụ dưới thời Nữ hoàng Anh, Elizabeth I. Ảnh nguồn: Blogs.bl.uk
Đi lại nhiều, lương bổng thấp, cùng những nan giải về hậu cần trong việc giao thông tin giá trị đồng nghĩa là trừ phi đạt được thành công vang dội, còn thì nghề nghiệp của một điệp viên thường vô ơn và xoàng xĩnh. Thách thức hơn nữa là việc thu thập tình báo, loại việc này đòi hỏi điệp viên phải đi nước ngoài để thu thập thông tin về an ninh quốc gia. Tình báo cũng bao gồm việc học được cách làm thế nào để phá vỡ những mã khác nhau được kẻ gian sử dụng trong thư từ của họ. Thường thì những chữ cái trong bảng chữ cái bị xáo trộn theo một trình tự nhất định, và sau khi tìm ra phím, thông điệp có thể được đọc và hiểu. Ngoài ra những chữ cái riêng lẻ có thể được thay thế bằng những con số, các biểu tượng hoặc ký hiệu của cung Hoàng đạo. Nhưng các điệp viên không chỉ học cách giải mật mã mà còn học cách viết chúng. Đó là thứ công việc chán nản và mất thời gian, họ chỉ được đền đáp bởi sự hài lòng khi cuối cùng đã giải được một đoạn khó.
Một số mã chỉ có thể được hiểu bằng cách đặt một tờ giấy có đục lỗ lên trên nhằm đọc được những chữ cái có liên quan tạo nên bản thông báo. Do vậy thành công dựa trên việc tính toán chính xác trình tự của hàng nghìn lỗ. Thêm nữa, phương pháp truyền đạt thông tin bằng mực tàng hình cũng phổ biến. Việc viết bằng sữa hoặc nước cốt chanh thì thông điệp mật có thể đọc được khi tờ giấy được hơ nóng trên ngọn nến, và các chữ cái sẽ xuất hiện. Văn bản vô hại được viết bằng mực thường có thể nằm cạnh thông điệp ẩn giấu nhằm đánh lạc hướng gián điệp. Walsingham biết rõ công việc này rất quan trọng đối với thành công của ông, vì thế đã thành một trường gián điệp nhằm đào tạo chính thức cho các tân binh.
Đập tan âm mưu soán ngôi của Mary I
Vì nhiều lý do an ninh mà Mary I, nữ vương Scotland thường xuyên di chuyển từ tư dinh này sang tư dinh khác. Có một đoàn tùy tùng theo hộ tống nhà vua. Bà dành cả ngày để may vá, đọc sách hoặc săn bắn, nhưng thực tế thì Mary là một tù nhân. Tuy nhiên bà lại không nhận ra mức độ giám sát mà mình đang phải chịu. Francis Walsingham ghét cay ghét đắng Mary và tất cả những gì mà bà đại diện và thề sẽ hạ bệ nhà vua. Walshingham mất 20 năm lên kế hoạch. Và năm 1586 khi phát hiện ra việc Mary đang liên lạc với một nhóm người Công giáo được dẫn đầu bởi thủ lĩnh trẻ Anthony Babington thì ngay lập tức ông đã chớp thấy cơ hội ngàn năm có một. Trong giai đoạn đầu tiên của kế hoạch, Walsingham đã sử dụng một điệp viên tên là Gifford đóng vai trò là điệp viên kép. Gifford ra sức thuyết phục một nhà sản xuất bia địa phương nhằm khuyến khích Mary I tin và sử dụng anh ta như một giao liên mật liên lạc với thế giới bên ngoài.
Nữ vương Mary I, người có âm mưu soán ngôi Elizabeth I. Ảnh nguồn: History Today.
Bằng cách thành lập hệ thống tinh vi như thế nên mọi thư từ cá nhân của Mary I đã được thực hiện trong ngoài Chartley (tư dinh hiện thời của nhà vua) được giấu trong thùng bia, Walsingham có thể can thiệp và giải mật thư từ của bà. Mã tương đối đơn giản mà nữ vương Mary sử dụng đã nhanh chóng được giải mã và chúng được dịch ra để chuyển cho Nữ hoàng Elizabeth I. Tiếp đó, những bức thư này được niêm phong lại và chuyển đến địa điểm của họ, hoặc giao cho Mary trong tù. Âm mưu tinh vi đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong lúc đó, Walsingham vẫn đang đợi thời cơ đến. May sao, Babington và những người bạn dù rất nhiệt huyết nhưng lại là những người non kinh nghiệm khi vô tư thảo luận các kế hoạch của mình một cách công khai. Do vậy không khó để cơ quan chức năng theo dõi hành tung của họ. Sau khi vạch kế hoạch của mình với Mary I, giờ đây Babington đang cố gắng đảm bảo nữ vương sẽ nhúng tay vào.
Đó cũng là thời khắc mà Walsingham đang chờ đợi. Khi lá thư quan trọng của Mary I yêu cầu cung cấp những thông tin chi tiết bị người Anh chặn lại, một phần tái bút giả mạo đã nằm trong tay nhà vua với đại ý hỏi về danh tính của những người vạch ra âm mưu. Những cái tên đã được cung cấp hợp lệ và số phận của họ đã được an bài. Sự tham gia của Mary I trong âm mưu đã được chứng minh rõ ràng, một giá treo cổ đã được phác thảo trên giấy bởi chuyên gia giải mật. Giờ đây Walsingham có thể khai đao. Cũng ngay lúc đó, Babington và những người khác chợt nhận ra có điều gì đó không ổn nên tìm đường bỏ trốn, nhưng Walsingham đã nhanh chân đi trước làm một mẻ lưới và tóm gọn khi đám người này cố tìm cách thoát thân. Trong một động thái muốn đưa ra lời cảnh báo cho những kẻ có dã tâm, Elizabeth I đã hạ lệnh hành quyết họ một cách công khai và dã man. Các tử tội bị xử giảo hay bị kéo lê trên đất, hoặc bị xé xác.
Về phần mình, Mary I nhận ra mình đã rơi thẳng vào cái bẫy do Walsingham giăng sẵn, vì thế đã tấn công ông ta trong phiên tòa xét xử mình. Mary căm giận nói: “Gián điệp toàn lũ đàn ông bất tín. Nói một đằng hành một nẻo!”. Không có lối thoát cho Mary I. Bà bị kết tội phản quốc. Mary bị tuyên án tử hình. Việc hành quyết nữ vương đã diễn ra vào ngày 8/2/1587 tại Đại Lễ đường ở Fotheringhay, nhưng các tình tiết đã không diễn ra theo đúng kế hoạch. Tay đao phủ có vẻ rất hồi hộp đã làm sai mục tiêu. Và sau 3 nhát rìu mới xong việc. Những người chứng kiến kinh hoàng kể lại rằng trong vòng 15 phút sau khi đầu lìa khỏi cổ, môi của Mary vẫn tiếp tục mấp máy cầu nguyện trong thinh lặng.
Bức họa mô tả lễ rước Nữ hoàng Elizabeth.
Với cái chết của Mary I, công việc để đời của Walsingham đã hoàn thành mỹ mãn, ông đã qua đời chỉ 3 năm sau đó. Trong suốt thời đại trị vì của Elizabeth I, Walshingham đã làm hơn bất kỳ ai khác để bảo vệ tối đa an toàn tính mạng cho Nữ hoàng. Tuy nhiên dù đánh giá cao hành động của Walshingham, nhưng Elizabeth I lại không tỏ vẻ thân thiết ông trùm gián điệp như cách bà đối xử với Cecil hay Leicester. Bà không tin tưởng vào khuynh hướng Thanh giáo của ông, cũng như luôn cảnh giác với cách cư xử cùng trí thông minh của Walshingham. Luôn miễn cưỡng tiêu tiền, nữ hoàng chưa khi nào cấp kinh phí thích đáng cho công việc của Walshingham. Ngược lại Walshingham luôn hết lòng vì Nữ hoàng và bảo vệ tín ngưỡng Tin lành của nước Anh Ông đã tự bỏ tiền túi để đảm bảo sự thành công của mạng lưới gián điệp của mình. Thành tựu trọn đời của ông là đã tạo ra được cơ quan mật vụ hiệu quả và tiến bộ nhất thế giới thời đó.
Chủ định của Giáo hoàng Francis khi thăm Mông Cổ
Nhìn bề ngoài thì chuyến thăm Mông Cổ của Giáo hoàng Francis gây bất ngờ, bởi điểm đến chỉ có hơn 2,3 triệu dân cùng cộng đồng Công giáo rất non trẻ khi chỉ có hơn 1.500 tín đồ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực chất quan điểm chính sách của Giáo hoàng Francis kể từ khi nhậm chức thì có thể dễ dàng nhận ra được chủ định của ông với chuyến công du tới Mông Cổ.
Not interestedSeen too oftenInappropriateCovers content. Ảnh Giáo hoàng Francis thăm Mông Cổ ngày 4.9
Giáo hoàng Francis là người Argentina chứ không phải là người châu Âu như nhiều tiền nhiệm và theo đuổi chủ trương Nhà thờ Thiên chúa giáo có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới. "Vùng ngoại vi", tức là những vùng sâu vùng xa với cộng đồng giáo dân mới hình thành và số lượng ít ỏi, được vị giáo hoàng này đặc biệt quan tâm, xác định đó mới là những nơi có nhiều tiềm năng phát triển ảnh hưởng của Nhà thờ Thiên chúa giáo.
Năm ngoái, Tổng giám mục của giáo phận Mông Cổ được tấn phong Hồng y. Người này không phải là người Mông Cổ nhưng thông điệp từ đấy của giáo hoàng vẫn rất rõ ràng, với mọi biểu tượng đều có ý nghĩa và tác động đặc biệt.
Ngoài ra, Giáo hoàng Francis tới thăm Mông Cổ còn có hàm ý cho mối quan hệ của Tòa thánh Vatican với Trung Quốc và Nga. Mông Cổ ở vị trí địa lý giữa Trung Quốc và Nga bởi quan hệ của Vatican với cả Trung Quốc lẫn Nga xưa nay vốn chưa hài hòa. Giáo hoàng Francis còn dùng chuyến thăm Mông Cổ để khích lệ và động viên người theo đạo Công giáo ở Trung Quốc và Nga, tạo thêm thế cho xử lý quan hệ của Tòa thánh Vatican với Trung Quốc và Nga.
Tổng thống Ukraine bác sáng kiến hòa bình của châu Phi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ sáng kiến hòa bình của Liên minh châu Phi, khẳng định không thể đàm phán với Nga. Mỹ viện trợ nhân đạo cho Ukraine thêm 205 triệu USD Ukraine: Nổ ở trung tâm thủ đô Kiev Chiến lược của phương Tây và NATO ở Ukraine ảnh hưởng thế nào tới Nga? Từ trái sang: Thủ...