Mạng LAN ảo có còn đất sống ở làng game Việt
CGA sẽ tìm được thành công ở làng game Việt với vai trò nào? Nền tảng tạo mạng LAN ảo hay nền tảng phát hành game online?
Cuối cùng thì mạng LAN ảo CGA, một trong những công cụ từng rất được những game thủ AoE, StarCraft cũng như DotA trước đây gắn bó nhờ vào những ưu điểm riêng trong việc tạo ra những trận đấu giảm giật lag ngay cả khi game thủ Việt trải nghiệm game với những “người đồng nghiệp” ở nước ngoài, mà cụ thể ở đây chính là người hàng xóm Trung Quốc cũng đã được mua về Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự phát triển quá nhanh chóng và ấn tượng của những game online trong nhiều năm qua, những tựa game chơi qua mạng LAN đã dần mất đi chỗ đứng của chúng. Lấy ví dụ, giờ đây chỉ còn cộng đồng AoE là còn tồn tại với những giải đấu giao hữu cũng như những trận đấu đỉnh cao giữa người Việt Nam và người Trung Quốc, trong khi đó những cái tên khác đều cũng đã có cho mình kẻ kế thừa xứng đáng, ví như DotA đã có DOTA 2 với khả năng kết nối tự do hơn, CS 1.6 đã có CSGO thế chân,…
Chính vì vậy, không ít những game thủ Việt đã lên tiếng hoài nghi về khả năng thành công cũng như chỗ đứng của CGA, một công cụ tạo mạng LAN ảo khi được đưa vào hoạt động tại Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, khi vấn nạn hack cheat trong những tựa game chơi qua mạng LAN vẫn còn chưa có cách giải quyết triệt để, cộng với việc cộng đồng ngày một bó hẹp dần, thì việc game thủ chuyển sang những game online kế thừa những cái tên như StarCraft 2 hay DOTA 2 hẳn là điều sớm muộn.
Một game thủ bình luận: “Không biết có ăn thua gì không chứ tập trung vào 2 con bài SC với Dota thì có vẻ không ăn thua. Vì cả 2 game đều có người kế tục là StarCraft 2 và DOTA 2 rất hoàn hảo. SC thì rõ ràng cộng đồng chơi ở Việt Nam giờ rất nhỏ, không biết có phát triển được nữa không.
Video đang HOT
Dota tuy còn rất nhiều game thủ trung thành nhưng đang chán nản về nạn hack map. Không biết CGA có làm được gì không nhưng nền tảng GG bao năm rồi có chống triệt để được đâu. Mình nghĩ nguyên nhân chủ yếu là do phầm mềm LAN ảo kiểu này không thể thâm nhập sâu vào được game nên việc chống hack là bất khả thi.”
Kỳ thực, đây là một trong số những bình luận hiếm hoi được chia sẻ. Còn lại phần lớn game thủ đều chỉ ủng hộ với một thái độ tương đối hờ hững, hoặc cố hồi tưởng quá khứ đã qua đi với những trận đấu cân sức với những game thủ nước ngoài.
Có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, khi những tựa game chơi qua mạng LAN đều đã có những hậu bản, cũng như việc cộng đồng đam mê ngày một ít dần, thì việc CGA về với làng game Việt chưa chắc đã có được thành công như kỳ vọng của nhà phân phối dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh chức năng giả lập mạng LAN ảo, thì CGA hoàn toàn có thể trở thành một nền tảng phát hành game online, phục vụ mục đích tấn công thị trường game online của chính bản thân Mai Hoàng Online.
Theo VNE
CGA sẽ là đối thủ đáng gờm của Garena Plus?
Mới đây, công ty Mai Hoàng Online đã quyết định đưa CGA về Việt Nam. Đây có thể xem là một chiến lược kinh doanh đầy táo bạo và không kém phần thử thách.
Đại diện công ty Mai Hoàng Online (MHO) cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi khi đem CGA về Việt Nam là muốn kết nối lại cộng đồng DotA và AOE, đặc biệt là thúc đẩy mạnh eSports của Việt Nam. Trên nền tảng CGA, MHO sẽ tích hợp rất nhiều các game và ứng dụng hay khác nhưng đây vẫn là thông tin mật. MHO sẽ có thông báo chính thức khi CGA công bố ngày phát hành ở Việt nam.
Và như các bạn đã thấy thì hiện tại Garena đang độc quyền cổng chơi game LAN tại Việt Nam. Tuy nhiên, Garena gần đây đang quá tập trung chăm chút cho đứa con cưng của mình là Liên Minh Huyền Thoại nên ít nhiều đã bỏ lỡ đi vùng đất màu mỡ mang tên game offline kia. Khi MHO mang CGA về Việt Nam sẽ kết nối lại cộng đồng của các tựa game nổi tiếng một thời như AOE, DotA, Starcraft và MHO cũng mong rằng sẽ tạo được những đột phá hơn những gì Garena đã làm.
Đặc biệt là phần mềm CGA có sử dụng những giao thức khác so với Garena nên đường truyền kết nối rât nhanh, chống hack map trong AOE và DotA tốt, hạn chế tối đa việc lag và delay trong room game. Đặc biệt những trận chiến giữa AOE của Việt Nam và Trung Quốc sẽ tốt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để CGA có thể phát triển tốt ở Việt Nam, một mình MHO sẽ không thể làm được, mà chúng tôi cần phải có sự ủng hộ và đồng hành của cộng đồng game thủ cùng chung chí hướng nữa.
Cũng cần lưu ý rằng MHO sẽ không có bất kỳ thông báo nào đưa ra ngoài với nội dung so sánh CGA với Garena Plus mà điều này sẽ để cho game thủ tự trải nghiệm và tự đánh giá".
Trong quá khứ CGA là nền tảng chơi game được cộng đồng AOE hay DotA Việt Nam lựa chọn. Tuy gặp nhiều khó khăn về vấn đề ngôn ngữ khác biệt (trước chỉ có phiên bản tiếng Trung, nay đã có thể tiếng Anh), các trải nghiệm chơi game trên CGA vẫn luôn hấp dẫn được các tín đồ trung thành.
Phần mềm CGA bản tiếng Việt của MHO.
Và sau khi Garena xuất hiện với ngôn ngữ Việt khá thân thiện, cách cài đặt và vào game đơn giản, cộng đồng game thủ đã chuyển dần sang hệ thống mới một cách tự động và ngoan ngoãn. Nhanh chóng thích nghi và phát triển, việc chuyển dịch này không khác gì với việc cư dân mạng chuyển việc viết blog trên Yahoo 360 sang Facebook.
Hiện tại CGA vẫn được sử dụng nhưng ở một mức độ thấp hơn và đối với chính các game thủ Top 1, 2 của AOE Việt thì với họ khái niệm CGA giờ đây chủ yếu gắn liền với các trận đấu giao lưu với game thủ Trung Quốc. Còn trong các trận đánh đấu đơn thuần hay luyện tập, Garena Plus đã dần thay thế CGA một cách hoàn hảo.
Garena Plus của VED.
Nguyên do khá đơn giản là các game thủ luôn thích một nơi mà cộng đồng đông đảo nhất, việc tìm đối thủ nhanh nhất và trải nghiệm được nhiều hỉ nộ ái ố, thắng thua và một hệ thống kết nối có nhiều thành viên sẽ mạng lại những thứ họ cần. Tuy nhiên hệ quả mang lại của nó là tình trạng nhiều người chơi sử dụng hack, phần mềm gian lận can thiệp vào game.
Nhìn chung việc MHO quyết định đưa CGA về Việt Nam là một chiến lược kinh doanh mạo hiểm, đầy thách thức. Bởi ngay việc thay đổi thói quen người dùng Garena Plus đã là một điều không thể làm ngay trong một sớm một chiều. Trong khi đó phần mềm này đang có sự hậu thuẫn quá tốt từ các tựa game đình đám với số đông người chơi như Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online 3. Và liệu chỉ với AOE, một nhóm nhỏ của DotA (những người không còn mặn mà với cách hành sự của VED - tức Garena dành cho cả DotA 1 lẫn 2) thì liệu CGA có làm nên chuyện? Chúng ta hãy cùng chờ xem...
Theo VNE