Mang khối u tử cung tới 6 kg cứ tưởng do béo bụng
Các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội vừa phẫu cho bệnh nhân mang khối u xơ tử cung khổng lồ với đường kính gần 30 cm, nặng tới 6 kg.
Khối u xơ tử cung nặng 6 kg được phẫu thuật cắt bỏ cho nữ bệnh nhân 35 tuổi – ẢNH THU HƯƠNG
Khối u “khủng”
Bệnh nhân N.T.C (nữ, 35 tuổi, ở Lạng Sơn) cho biết, 2 năm trước, chị bắt đầu tăng cân, bụng to dần, nhưng cho rằng bụng to là do béo lên.
“Mặc dù tích cực tập thể dục, cơ thể đã giảm cân nhưng kích thước vòng bụng vẫn giữ nguyên”, chị C. kể.
“Khoảng 4 tháng trước nhập viện, tôi có uống một số loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe thì thấy bụng to nhanh hơn, cảm giác đau tức. Mới đây, thấy bụng cứng và cảm giác khó chịu nhiều, tôi đi khám tại bệnh viện địa phương”, nữ bệnh nhân cho biết.
Bệnh nhân C. được chuyển tuyến điều trị đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội với chẩn đoán: u xơ tử cung, chưa loại trừ u sau phúc mạc.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, kết quả chụp chẩn đoán cho thấy, khối u kích thước lớn, chiếm toàn bộ thể tích ổ bụng của chị C., kéo dài từ vùng thượng vị đến tiểu khung, đè đẩy các tạng lân cận.
“Nếu không phẫu thuật, khối u phát triển sẽ chèn ép các bộ phận trong cơ thể, gây tiểu nhiều, táo bón, ứ nước thận, phù chi, hạn chế vận động, đau tức, thiếu máu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động”, bác sĩ Nguyễn Đức Long, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, đánh giá sau khi khám cho bệnh nhân.
“Cảm giác nhẹ như bỏ được cả tảng đá ra khỏi cơ thể”
Bệnh nhân được ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội mổ cắt u trong hơn 3 giờ đồng hồ.
Bác sĩ Nguyễn Đức Long, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật, cho biết đây là một ca phức tạp do khối u nằm ở vị trí phức tạp và ít gặp, kích thước lại rất lớn.
Khối u phát triển trong mạc chằng rộng, sau phúc mạc thành bụng, dính nhiều hệ động tĩnh mạch chậu hai bên và động mạch chủ, tăng sinh mạch nhiều, mạch nuôi khối u không chỉ có cuống mạch mà còn phát triển xung quanh khối u gây mất nhiều máu, khó cầm máu trong quá trình phẫu thuật.
Hơn nữa, kích thước u lớn chiếm toàn bộ thể tích ổ bụng, chèn ép, đè đẩy các tạng và các mạch máu xung quanh làm biến đổi giải phẫu vùng khung chậu, ổ bụng gây khó khăn trong việc xác định, kiểm soát các bộ phận để bóc tách khối u.
Kết quả giải phẫu bệnh xác định bệnh nhân bị u xơ tử cung trong mạc chằng rộng.
Bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt, sau mổ 3 ngày đã có thể vận động bình thường. “Sau phẫu thuật, cảm giác nhẹ như bỏ được cả tảng đá ra khỏi cơ thể”, bệnh nhân C. cho hay.
Bác sĩ Nguyễn Đức Long khuyến cáo các chị em nên đi kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể.
Nút động mạch tử cung giúp bệnh nhân nữ bị ung thư cổ tử cung "vượt qua cửa tử" khi âm đạo chảy máu ồ ạt
Vào viện trong tình trạng máu âm đạo tuôn thành dòng, thấm ướt đẫm ga giường, chảy tràn xuống đất người phụ nữ nhanh chóng được cấp cứu kịp thời.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã áp dụng kĩ thuật phương pháp nút tắc mạch cầm máu bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để nút tắc động mạch tử cung cho ca bệnh có ung thư cổ tử cung xâm lấn rộng gây ra máu âm đạo ồ ạt không cầm bằng phương pháp chèn gạc tại chỗ thông thường, giúp bệnh nhân "vượt qua cửa tử".
Đó là trường hợp bệnh nhân B.B.T, (Sài Đồng, Long Biên) có tiền sử ung thư cổ tử cung. Chị T. vào viện cấp cứu trong tình trạng máu âm đạo tuôn thành dòng, thấm ướt đẫm ga giường, chảy tràn xuống đất. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho sử dụng kháng sinh, truyền dịch và xử lý cầm máu tại chỗ. Tuy nhiên, máu vẫn không ngừng chảy.
Qua xét nghiệm máu cho thấy huyết sắc tố của bệnh nhân giảm còn 66 g/L, mạch đập nhanh 105 lần/phút, hồng cầu giảm còn 2,7 T/L. Các bác sĩ xác định nguồn ra máu từ vùng sùi loét ở tử cung do khối u xâm lấn, lan rộng. Nếu không cầm được máu bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhận được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện
Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã hội chẩn cho thấy, trong trường hợp này nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật chỉ có thể thắt động mạch chậu trong, tuần hoàn màng nhện vẫn có thể tiếp tục gây ra máu, hơn nữa phẫu thuật sẽ khiến bệnh nhân mất thêm máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Còn nếu sử dụng phương pháp xạ trị cầm máu thì không thể cấp cứu kịp tình trạng máu chảy liên tục.
Trước tình huống nguy kịch của bệnh nhân, BSCKII.Nguyễn Đình Hướng - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã quyết định thực hiện kỹ thuật nút tắc động mạch tử cung để tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.
Bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA, kíp can thiệp đã định vị đưa dụng cụ đi từ lòng động mạch đùi lên động mạch chậu gốc xuống động mạch chậu trong 2 bên để đi vào động mạch tử cung, nút tắc động mạch tử cung một cách chọn lọc nhằm cắt nguồn cung cấp máu cho khối u.
Sau hơn 40 phút làm thủ thuật, bệnh nhân đã được cầm máu hoàn toàn, vị trí cổ tử cung không còn ra máu, huyết áp và mạch trở lại bình thường. Trong quá trình cấp cứu, bệnh nhân được truyền 6 đơn vị máu, 4 đơn vị hồng cầu, 2 đơn vị plasma tươi.
Một ngày sau thủ thuật, bệnh nhân tỉnh táo, được rút meche, màu hoàn toàn ngừng chảy, sức khỏe hồi phục tốt. Qua cơn nguy kịch, không giấu nổi xúc động, chị T. chia sẻ: "Nhà chỉ có hai mẹ con, nếu tôi không đến bệnh viện ngay đêm đó, không được các bác sĩ nhiệt tình, nhanh chóng tìm biện pháp cấp cứu kịp thời thì chưa chắc giờ này đã còn được ngồi đây. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn và cảm kích khi được các bác sĩ tận tâm cứu sống!".
BSCKII.Nguyễn Đình Hướng cho biết, chụp và nút động mạch tử cung dưới máy chụp mạch số hóa xóa nền là kỹ thuật hiện đại, can thiệp xâm lấn tối thiểu, thời gian tiếp cận nhanh chóng, bệnh nhân chỉ cần làm tiền mê thay vì gây mê, có độ an toàn, hiệu quả cao, không gây mất máu và ít đau đớn, cầm máu kịp thời giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ tử vong. Kỹ thuật nút mạch cấp cứu phức tạp đòi hỏi bác sĩ điện quang can thiệp phải có kinh nghiệm và kĩ năng chuyên sâu, bài bản, trang thiết bị - vật tư y tế đầy đủ, hiện đại và đồng bộ.
Phương pháp này mang lại lợi ích to lớn: giúp bệnh nhân tránh được ca đại phẫu với thời gian nằm viện điều trị dài ngày, nguy cơ tử vong do mất máu và các biến chứng hậu phẫu. Phương pháp nút tắc mạch cầm máu bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) với nhiều ưu điểm vượt trội thường được ứng dụng trong các trường hợp tổn thương mạch máu các tạng (thận, lách, gan,..) gây mất máu nghiêm trọng thay cho phương pháp phẫu thuật.
Kỹ thuật điện quang can thiệp đã được thực hiện thường quy từ nhiều năm nay tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, áp dụng cho rất nhiều các bệnh lý của các cơ quan bộ phận khác nhau như: u gan, u xơ tử cung, các u máu hàm mặt, các u máu phần mềm, các can thiệp tiết niệu, đường mật... giúp nâng cao tỉ lệ cứu sống người bệnh, giảm thiểu chi phí và thời gian nằm viện.
M.T
Thấy ra máu đông vón cục trong kỳ "rớt dâu": Đây là 3 nguyên nhân khiến con gái gặp phải tình trạng này Kỳ kinh nguyệt của hội con gái là chuỗi ngày u ám và nhiều đau thương nhất trong tháng mà bất kỳ cô nàng nào cũng sẽ gặp phải. Đặc biệt trong đó, có một hiện tượng lạ về lưu lượng máu kinh nguyệt tiết ra mà nếu gặp phải, các cô gái nên tìm cách khắc phục ngay. Đối với nữ giới,...