Mang hơi ấm cho trẻ vùng cao
4 năm trước, Điện Biên đón nhận đợt rét lịch sử cùng băng giá. Thế nên, mỗi khi nghe tin trời trở lạnh, thầy cô lại sốt sắng đi kêu gọi các tổ chức thiện nguyện để xin chăn, chiếu, giầy, tất… cho học sinh.
Công việc ấy năm nào cũng diễn ra vì thầy cô sợ học sinh bị lạnh hoặc phải nghỉ học vì ốm…
Sợ các con ốm
Mỗi tối, cô Trần Thị Tuyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đều tìm hiểu thông tin dự báo thời tiết những ngày sắp tới. Cô duy trì thói quen này đã lâu, bởi không chỉ là trường đóng tại địa bàn khó khăn về kinh tế, nơi đây thời tiết khắc nghiệt nhất huyện. Vì thế, cứ mỗi độ rét về, cô Tuyền lại rà soát tất cả điểm trường, xem nhu cầu thực tế của học sinh để tìm nguồn kêu gọi xin từ thiện.
“Thường cứ đầu năm học, nhà trường viết thư kêu gọi trên mạng xã hội; huy động tối đa mối quan hệ của mỗi cá nhân để xin đồ cho học sinh. Ở đây luôn lạnh hơn so với các xã khác. Tầm tháng 10 dương lịch là đã lạnh lắm rồi. Vừa qua, chúng tôi nhận được mấy trăm đôi tất do các anh chị ở Hội lái xe tỉnh Hải Dương gửi tặng cho các con. Món quà đó tuy không lớn, song đã giúp học sinh khó khăn vượt qua mùa đông băng giá để yên tâm học tập”, cô Trần Thị Tuyền chia sẻ.
Sín Chải là xã vùng cao được ví như Hà Giang thu nhỏ bởi nơi đây chủ yếu là núi đá tai mèo. Đồng bào phần lớn là người dân tộc Mông. Cũng bởi đất sản xuất hạn chế nên đời sống nhân dân khó khăn. Thêm vào đó là thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khác, mỗi khi rời trường, học sinh lại bỏ tất, bỏ dép mà lê la chân trần khắp nơi. Thương bọn trẻ, cô Tuyền mạnh dạn đề xuất với các đoàn thiện nguyện cho phép cô giáo các điểm bản giữ lại tất, cho học sinh sử dụng tại trường.
“Chúng tôi cũng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách giữ ấm cơ thể, nhưng quả thực một số điểm bản xa, học sinh và phụ huynh chưa quan tâm. Số tất giữ lại, sau mỗi buổi học, cô lại mang đi giặt, phơi rồi cất để ngày hôm sau các con dùng tiếp. Nếu không làm vậy chỉ 1, 2 ngày, các con ném đi hết”, cô Tuyền giãi bày.
Học sinh Trường Mầm non Sín Chải được ngủ ấm trong những chiếc chăn thiện nguyện.
60 thùng mì tôm – 120 ngày thêm dinh dưỡng
Trường Mầm non Sín Chải nằm cách trung tâm huyện lỵ Tủa Chùa 45km. Trường có 470 học sinh (từ 2 – 5 tuổi) theo học ở 1 điểm trường trung tâm xã Sín Chải và 13 điểm bản lẻ. Trong đó, hầu hết các thôn, bản như: Séo Mí Chải 1, Séo Mí Chải 2, Cáng Chua, Trung Gầu Bua, Háng Khúa, Sáng Tớ, Háng Là là những điểm bản xa xôi và khó khăn nhất. Riêng điểm Háng Khúa nằm cách trung tâm xã hơn 20km đường rừng.
“Nhiều hộ thuộc diện hộ nghèo, nên chẳng đóng góp được nhiều cho các con. Chế độ hỗ trợ tiền ăn mà Nhà nước cho các con nếu chia ra mỗi cháu chỉ được khoảng 6 nghìn đồng/ngày. Số tiền ấy, chúng tôi chia ra một bữa chính buổi trưa, một bữa phụ buổi chiều. Thường thì bữa phụ của các con là bánh quy. Để bảo đảm dinh dưỡng, chúng tôi lại vận động phụ huynh hỗ trợ những thứ cần thiết như: Củi đun, góp thêm 2 – 3 kg gạo, lúc là bó rau, quả bí. Bố mẹ hỗ trợ được cái gì hay cái đấy. Số tiền lẽ ra phải mua ga, củi, mì chính, mắm muối… sẽ được dành để mua thêm thức ăn cho các con”, cô Tuyền bộc bạch.
27 cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Sín Chải không quên hình ảnh giản dị, mộc mạc khi chị Mùa Thị Pày, Sùng Thị Tùng và Hạng Thị Mỷ ở thôn Sín Chải khệ nệ bê “sản vật” lên cho cô giáo. Khi thì quả bí ngô, lúc lại là bó rau rừng mà bà con hái được từ sáng sớm mang lên lớp. Lúc đó, các cô vui lắm vì bữa trưa của các con có phần “tươm tất”. Có khi cũng chỉ thêm được miếng đậu phụ rán, trứng rán hoặc vài thìa canh cho mỗi cháu, song như thế đã là mãn nguyện với thầy cô nơi đây.
Mỗi lần đi nương, anh Giàng A Chu, Mùa A Gà ở thôn Cáng Tỷ cũng đều không quên lưu ý những mảnh rừng hay có rau non. Mùa nào thức ấy, các anh luôn cố gắng tranh thủ vừa làm việc, vừa lượm về để gửi lên lớp cho con. Cũng có khi gặp được tổ ong căng mật, các anh mang về để đổi lấy bí, lấy khoai rồi mang lên lớp.
Gần đây có đoàn thiện nguyện lên thăm, tặng quà cho các cháu. Nhìn thấy 60 thùng mì tôm đoàn gửi lại, 27 cán bộ, giáo viên ở đây như “mở cờ trong bụng” vì học sinh sẽ thêm phần ấm bụng trong những ngày đông lạnh.
Chúng tôi chia mì tôm cho điểm trường ở các bản tính theo đầu giáo viên. Toàn trường vui lắm, vì ít nhất trong đợt rét sắp tới, các con sẽ được tăng cường bát mì tôm vào buổi chiều để có sức học tập.- Cô Trần Thị Tuyền
Kĩ sư Phạm Đình Quý chia sẻ từ kinh nghiệm cứu trợ người dân vùng lũ: "Thủy Tiên kêu gọi rất tốt, thực hiện theo phương án của tôi là cực kỳ hợp lý lúc này"
Kĩ sư Phạm Đình Quý - người có nhiều năm kinh nghiệm gây quỹ, xây trường cho trẻ em vùng cao hiện đang có mặt tại Quảng Trị để cứu trợ đồng bào lũ lụt.
Từ câu chuyện ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi 100 tỷ trong vòng một tuần, anh đánh giá là rất tốt nhưng cô cần chuẩn bị một phương pháp quản lý hợp lý.
Video đang HOT
Kĩ sư Phạm Đình Quý, người đi khắp đất nước để xây dựng 136 trường học cho học sinh nghèo, hiện nay đang có mặt tại Quảng Trị để triển khai kế hoạch cứu trợ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.
Trong vòng 6 năm qua, anh Quý tự đứng ra kêu gọi ủng hộ, chinh phục khắp rẻo cao miền Bắc. Riêng năm 2019, đã có 31 ngôi trường mới, khang trang được xây dựng và đi vào hoạt động ở khắp nơi với tổng số tiền gần 20 tỉ đồng của các nhà hảo tâm gửi đến kĩ sư Phạm Đình Quý.
31 ngôi trường trong năm 2019, cũng như 105 ngôi trường trước đó, hầu hết đều nằm ở những vùng đặc biệt khó khăn, ở những nơi tưởng như "sơn cùng, thủy tận" của Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu...
Mọi người đặt niềm tin nhất định vào vị kĩ sư này, bởi anh luôn rõ ràng và minh bạch các khoản đóng góp. Lần này, đến với miền Trung, sau nhiều ngày trăn trở, anh đã nghĩ ra một cách cứu trợ bà con vô cùng sáng tạo.
Kĩ sư Phạm Đình Quý, là 1 trong 5 Đại sứ truyền cảm hứng của giải thưởng WeChoice Awards 2018, người có nhiều năm kinh nghiệm kêu gọi ủng hộ, đi xây trường cho trẻ em vùng cao. Mọi người đều tin tưởng anh bởi tính minh bạch và rõ ràng trong từng khoản chi tiêu
Giải pháp "táo bạo" cứu trợ đồng bào
Theo anh Quý, "mặt trận" chống lũ có 3 tuyến. Tuyến 1 gồm các chiến sĩ công an và bộ đội tiếp cận cứu trợ người dân bằng các phương tiện đặc chủng. Tuyến 2 là chính quyền các cấp điều hành khắc phục tại chỗ, mở đường và tiếp nhận viện trợ. Tuyến 3, không ai khác, chính là chúng ta - những tấm lòng đều đang hướng về miền Trung ruột thịt.
10 ngày qua, điện thoại anh Quý nóng ran vì những cuộc gọi. Anh mong mọi người hãy bình tĩnh, để cùng xây dựng kế hoạch sáng suốt nhất.
Sau khi kêu gọi được một khoản tiền, anh Quý ngay lập tức trợ giúp khẩn cấp 750 suất quà, gồm lương khô, lạc rang muối, nước uống, dầu gió, bật lửa,... cho bà con tại xã Triệu An, Triệu Độ của huyện Triệu Phong và xã Hải Dương, huyện Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị. Tổng số tiền của 750 suất quà là 130 triệu đồng. Nhóm "Chia sẻ tình thương" của anh đã kết hợp với các chiến sĩ công an đưa quà đến từng thôn, xã.
Trong khi đó, bản thân anh Quý đã nghĩ ra một cách thức mới, khác với các nhóm thiện nguyện hiện nay, để ủng hộ đồng bào lũ lụt.
"Cả nước vẫn đang sôi sục muốn lao về vùng lũ, nhưng tất cả các con đường để về với đồng bào đều đang vẫn cực kỳ nguy hiểm. Tiền rất nhiều, lương thực rất nhiều, nhưng nếu không biết cách chúng ta sẽ không thể cứu trợ 1 cách kịp thời và hiệu quả.
Cả đêm qua và ngày hôm nay tôi ngồi nghĩ và giờ thì quyết định đưa ra 1 giải pháp có thể gọi là "táo bạo" như sau.
Hiện tài khoản của tôi đã nhận về hơn 500 triệu, còn rất nhiều 500 triệu khác của các nhà hảo tâm đang trực chờ, nhờ tôi đưa ra phương án. Không cách gì khác, ngay lúc này, chính quyền xã chính là "người bên trong" sẽ giúp được chúng ta" - anh Quý viết.
Anh Quý luôn công khai mọi khoản đóng góp và hoạt động trao tiền trên trang FB cá nhân để mọi người đều nắm được thông tin (Ảnh chụp màn hình)
Tôi sẽ chuyển ngay 500 triệu cho xã nào đầu tiên làm được những việc sau:
1. Gọi điện cho tôi, thông báo số hộ gia đình thiệt hại (Chỉ cần số lượng). Trong 15 phút tôi sẽ gửi lại cho xã qua email một bảng danh sách.
2. Xã sẽ điền tên các hộ gia đình vào danh sách theo từng thôn mà tôi đã làm sẵn.
Căn cứ vào số lượng thiệt hại, chúng tôi sẽ phân chia số lượng tiền hợp lý để ủng hộ người dân. Chốt xong số lượng tiền, chúng tôi sẽ chuyển tiền về tài khoản ngân hàng mang tên UBND xã. Xã nhận tiền sau đó tiến hành trao cho người dân.
3. Để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và chính xác rằng số tiền đó đến tay người dân. Tôi sẽ đưa danh sách ủng hộ mà 2 bên đã chốt lên trang Facebook có tên xã. Trang FB này do tôi quản lý, mỗi xã sẽ có 1 trang riêng. Tại đây, người dân trong xã đều có thể vào kiểm tra xem tên mình có đúng và có được nhận không. Mọi người đều có quyền phản ánh nếu có sai sót.
Còn về phía tôi - người kêu gọi các nhà hảo tâm, vẫn liên tục nhận tiền ủng hộ và minh bạch qua bảng chi tiêu. Trong danh sách có 2 cột thu và chi. Tại cột chi sẽ có những khoản chuyển về các xã. Các nhà hảo tâm chỉ cần bấm vào đó sẽ link về danh sách chi tiết mà bà con nhận.
Đây là cách mà kể cả chúng ta ngồi im 1 chỗ cũng giúp được bà con. Giờ tôi cần 1 xã đầu tiên thực hiện việc này. Còn các bạn cứ tiếp tục ủng hộ, tiền càng nhiều càng tốt cho bà con, tôi cần 1 con số ấn tượng để các xã có niềm tin thực hiện. 1.000 tỷ tôi cũng làm được để đến tay với đồng bào".
Anh Quý công khai danh sách hộ nghèo được hưởng khoản cứu trợ và bảng chi tiêu để các mạnh thường quân, người đóng góp có thể theo dõi (Ảnh chụp màn hình)
"Hãy tin tưởng vào các cán bộ xã, bởi đây là sự phối hợp kịp thời nhất, hiệu quả nhất"
Ban đầu, khi nghe anh Quý trình bày về cách thức làm từ thiện mới, nhiều người đã để lại sự hoài nghi. Họ cho rằng, nếu có tâm, thì hãy chịu khó đi như các đoàn đến phát quà tận tay cho bà con. Có người còn mỉa mai "phương án cứu trợ trên giấy", thứ người dân cần nhất lúc này là lương thực, quần áo, phao cứu sinh, chứ không phải tiền trong tài khoản ngân hàng. Cũng có người đặt câu hỏi, nếu qua xã và chính quyền, đến khi nào bà con mới có thể nhận tiền cứu trợ?
Để chứng minh tính hiệu quả của "mô hình" này, ngay hôm sau, anh Quý đã bắt đầu làm việc với xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Anh Phan Xuân Liệu - Bí thư Đảng ủy xã đã thay mặt Đảng ủy, UBND xã cung cấp thông tin về 254 hộ dân bị thiệt hại nặng nề sau lũ. Mỗi hộ sẽ được nhận 500.000 đồng, tổng 127 triệu.
Sau khi thống nhất với anh Liệu, anh Quý đã đăng 1 bài lên FB để các nhà hảo tâm và nhân dân xã Hướng Hiệp cùng biết. Đây được xem là sự xác nhận, cam kết giữa anh và xã sẽ thực hiện việc này vì bà con vì đồng bào.
Một ngày sau, không có sự phản ánh xấu nào về phía anh Liệu, anh Quý đã chuyển khoản số tiền 127 triệu về tài khoản của UBND xã Hướng Hiệp. Ngay sau đó, xã đã rút tiền mặt và trao tận tay cho người dân. Quá trình này đều được quay clip, chụp ảnh và livestream trực tiếp trên FB.
Anh Liệu đã thay mặt UBND xã Hướng Hiệp chịu mọi trách nhiệm về số tiền đã nhận. Nếu vì 1 lý do nào đó mà không trao được cho dân, hoặc gian dối, biển thủ bị phát hiện, thì anh Liệu chịu trách nhiệm hoàn trả trong vòng 30 ngày.
Anh Quý trực tiếp trao tiền cho Bí thư đảng ủy xã Hướng Hiệp. Việc trao quà và tiền cho người dân được phát livestream công khai trên MXH, người dân nhận được tiền sẽ kí nhận (Ảnh cắt từ clip)
"Người dân ban đầu có vẻ không tin tưởng cách làm này, nhưng khi tôi làm việc với xã đầu tiên, họ đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ và ủng hộ rất nhiệt tình. Người dân sẽ được kiểm tra tên mình trong danh sách, được phản ánh tại đây nếu đơn vị địa phương làm không đúng. Cá nhân tôi rất tin vào điều tử tế, tin vào những người dám sống thật tâm với mình, với nhân dân", anh Quý nói.
Khi cán bộ xã thứ nhất trao tiền cho bà con, anh Quý lên đường có mặt tại xã thứ 2 - A Bung, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị. Toàn xã có 156 hộ thiệt hại nặng, mỗi hộ 500.000 đồng, tổng cộng 78 triệu.
Anh Quý đã trao tiền cho Chủ tịch UBND xã A Bung. Họ sẽ cùng toàn bộ cán bộ kết hợp với lực lượng bộ đội biên phòng trên địa bàn đi trao tiền. Cách thức vẫn sẽ giống như xã đầu tiên. Khi đó, anh Quý lại lên đường đến xã thứ 3.
"Tôi muốn nâng tốc độ phát tiền ủng hộ bà con lên cao hơn nữa, nên rất mong nhận được sự ủng hộ của người dân. Mọi việc đều được công khai minh bạch bằng danh sách, bằng hình ảnh trên mạng xã hội. Hãy tin tưởng vào các cán bộ xã, bởi đây là sự phối hợp kịp thời nhất, hiệu quả nhất.
Tôi hình dung hình ảnh người dân vui mừng khi nhận được những đồng tiền từ tay những người cán bộ lãnh đạo của mình. Họ và ngay cả chúng chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn, ấm áp hơn trong những ngày bão lũ ", anh chia sẻ.
Anh Phạm Đình Quý trên sân khấu đêm Gala WeChoice Awards 2018
"Thủy Tiên kêu gọi ủng hộ rất tốt, thực hiện theo phương án của tôi là cực kỳ hợp lý lúc này"
Hiện nay, anh Phạm Đình Quý đã kêu gọi được 700.000 triệu đồng, đến với 4 xã, trao hơn 400 triệu. Anh đi dọc miền Trung theo kiểu "vết dầu loang", nước rút tới đâu anh đi đến đó. Ngày mai (23/10), anh sẽ đến với bà con xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đây là xã bị ngập rất nặng, anh sẽ trao 506 suất quà cho bà con.
"Tôi hy vọng các doanh nghiệp, tập đoàn sẽ cùng chung tay giúp đỡ bà con. Tôi sẽ cố gắng đến thăm tận nhà người dân, đưa hình ảnh của họ đến các mạnh thường quân để mọi người thêm phần chia sẻ với những gì n hìn thấy", anh nói.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm kêu gọi từ thiện, anh Quý cho rằng ngoài lương thực, quần áo, ủng hộ tiền là một trong những cách ưu việt nhất để người dân tái xây dựng cuộc sống sau thiên tai. "T ại sao các đoàn khác không dám ủng hộ tiền? Vì họ sợ thất thoát, sợ bị bớt xén. Nhưng khi có cách làm minh bạch thì điều đó không còn nữa".
Khi được hỏi có chia sẻ nào dành cho ca sĩ Thủy Tiên - người đã kêu gọi được 100 tỷ ủng hộ sau một tuần, anh nhận định, Thủy Tiên kêu gọi rất tốt nhưng cần chuẩn bị một phương pháp quản lý hợp lý.
"Tôi hy vọng Thủy Tiên có thể kết hợp với tôi, phương án của tôi là cực kỳ hợp lý lúc này. Hiện vì ngân sách có hạn nên tôi vừa tài trợ vừa kêu gọi, nên mỗi ngày chỉ trao được 1 xã. Nếu số tiền nhiều tới hàng trăm tỷ, thì tăng từ 5 đến 10 xã một ngày, sẽ đến với số đông bà con h ơn", anh nói.
Mọi sự đóng góp, quý độc giả có thể gửi tới số tài khoản : 0491000414100.
Chủ tài khoản: Phạm Đình Quý.Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Thăng Long, Hà Nội.
Mặt trái của việc cho kẹo trẻ em vùng cao Những trẻ em vùng cao thường nhận được nhiều tình cảm từ phía khách du lịch, bởi vậy việc cho quà có lẽ không còn xa lạ gì. Thế nhưng đôi khi, hành động cho các em kẹo hoặc tiền của khách du lịch lại có những mặt trái đáng nói. Điển hình là việc con đường miền núi trở nên chật chội,...