Mang họa sau khi đính 12 viên đá kim cương vào răng
Cô gái đến một cơ sở spa đính 12 viên đá kim cương vào hai hàm răng, một tuần sau môi lở vì miệng bị cọ xát, cộm.
Cô gái cho biết, khi gắn đá xong, hai hàm răng không thể cắn khớp lại được, chức năng nhai cũng bị ảnh hưởng bởi các viên kim cương cộm trong miệng. Bệnh nhân phải vào Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cantral Park TP HCM tháo các viên đá ra.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Lan, khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Vinmec cho biết đây là lần đầu tiên bà gặp một bệnh nhân gắn quá nhiều đá lên răng, đặc biệt đều là đá quý. Trường hợp này, bác sĩ Lan cho rằng hai hàm bệnh nhân bị cộm gây lở môi, nguyên do ngoài việc đã gắn quá nhiều đá còn vì kỹ thuật viên ở cơ sở spa không có chuyên môn về nha khoa và đính không đúng vị trí.
Theo bác sĩ Thúy Lan, kỹ thuật gắn đá lên răng thường do bác sĩ nha khoa thực hiện và sử dụng dụng cụ chuyên khoa. Đính viên đá lên răng là xu hướng làm đẹp thịnh hành của giới trẻ hiện nay, song thường chỉ gắn ở răng khểnh để khi cười sẽ lấp lánh hoặc đính ở răng số 4.
Có nhiều cách để đính đá lên răng. Thông thường bác sĩ sử dụng viên đá nha khoa có đế chuyên biệt, tương đối phẳng và mỏng để đính, hạn chế xói mòn khi khoan vào men răng và không làm cộm môi. Viên đá kim cương thật thì không có đế, bác sĩ phải khoan một lỗ xuyên qua men răng để gắn vào. Đôi khi mũi khoan xâm phạm đến men răng gây ê buốt, đá có thể rơi theo thức ăn vào bụng. Thời gian gắn một viên đá vào rằng khoảng 15-20 phút, chi phí 600.000 đến 700.000 đồng.
“Các viên kim cương bệnh nhân gắn thuộc loại quý giá nên muốn đính phải khoan sâu vào trong răng để tránh không quá cộm và không bị rơi khi ăn uống”, bác sĩ Thúy Lan cho biết.
Video đang HOT
12 viên đá kim cương đính lên răng khiến bệnh nhân lở môi, hàm không khít. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Thúy Lan khuyên, nếu thích gắn đá trên răng bạn nên tìm hiểu thật kỹ loại đá, vật liệu cũng như màu sắc. Nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được nha sĩ tư vấn kỹ trước khi thực hiện. Không nên thực hiện ở những cơ sở spa không có giấy phép hành nghề, thiếu chuyên môn. Nếu muốn đính đá kim cương lên răng, bạn cần kiểm tra chất lượng viên đá, nguồn gốc xuất xứ, vì viên đá kém chất lượng khi tiếp xúc với nước bọt trong miệng dễ hình thành các chất gây hại đến cơ thể.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
5 mẹo nhỏ giúp bạn phục hồi da bị cháy nắng ngày hè
Chườm đá lạnh hoặc tắm nước mát nhưng không đặt trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng, uống nhiều nước có vitamin C, A, E.
Theo bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM, thời tiết ngày hè oi bức, nắng nóng, người hoạt động ngoài trời nhiều nhưng không che chắn dễ khiến da bị cháy nắng. Da nổi hồng và đỏ, đau hoặc rát, cảm giác nóng khi sờ vào và có thể nổi nhiều mụn nước. Một số trường hợp nặng thường kèm sốt, mệt mỏi, nhức đầu.
Nguyên nhân da bị cháy nắng là do tia UVA (có bước sóng 320-400 nm) và UVB (290-320 nm). Tia UVA xuyên sâu vào da có thể làm tổn thương hệ miễn dịch của da, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện các vết nám, nếp nhăn. Tia tử ngoại làm da cháy nắng và có thể gây ung thư da. Thời gian cháy nắng tùy thuộc vào từng loại da, cường độ ánh nắng mặt trời và thời gian phơi nắng. Người có làn da trắng dễ bị cháy nắng hơn người da đen.
Mùa hè da bạn dễ bị cháy nắng.
Để chăm sóc da bị cháy nắng, bạn nên "bỏ túi" 5 cách sau đây:
- Chườm đá lạnh hoặc tắm giúp da mát và cân bằng nhiệt độ vùng da bị cháy nắng. Không dùng đá hoặc nước quá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng.
- Uống nhiều nước giúp da khỏe mạnh, sớm hồi phục. Có thể uống nước trái cây có nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà chua, cà rốt...
- Sử dụng các loại kem hoặc gel có chức hoạt chất làm mát.
- Tránh nắng trong thời gian bị cháy nắng.
- Uống thuốc kháng viêm NSAID trong trường hợp sưng đau nhiều.
Bác sĩ Bỉnh cho hay, cháy nắng ít nguy hiểm hơn bỏng nắng. Bỏng nắng thường có dấu hiệu sốt, ớn lạnh, đau dữ dội, phồng rợp, mạch đập nhanh, thở mạnh, nổi bóng nước chiếm gần 20% diện tích cơ thể. Khi có dấu hiệu này, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thời gian gây bỏng nắng thường lúc 11h đến 14h khi tia cực tím tập trung cao.
"Nếu có việc cần ra nắng hay đi du lịch ngày hè, bạn nên mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vành, đeo kính chống nắng, khẩu trang và thoa kem chống nắng", bác sĩ Bỉnh khuyên.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
Bị "cấm sóng" nhưng Phan Anh vẫn có tài sản "khủng" như thế này? Mới đây, nam MC cho biết tin đồn anh bị "cấm sóng" là có thật. MC Phan Anh sinh vào ngày 30 tháng 7 năm 1981. Anh đã lập gia đình và có 3 người con (2 bé trai và 1 bé gái). Ngoài làm MC ra, Phan Anh cũng thường xuyên xuất hiện trong các quảng cáo và anh còn trong vai...