Màng graphene có thể biến khí mêtan thành nguồn năng lượng
Thế giới đang lo ngại về các báo cáo liên quan đến khí mêtan phun trào từ đáy Bắc Băng Dương, nhưng thực tế cho đến nay số lượng khí mêtan này vẫn nhỏ hơn đáng kể so với lượng rác thải do con người thải ra. Một số trong số này được thu và đốt để lấy điện sạch.
Việc làm này đương nhiên sẽ để lại hậu quả ô nhiễm không khí, nhưng bây giờ graphene – vật liệu kỳ diệu được cho thể sắp được phổ biến rộng rãi hơn nhiều sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Siêu vật liệu graphene được cho có khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm liên quan đến khí mêtan.
Khí mêtan là loại khí nhà kính ô nhiễm hơn nhiều so với carbon dioxide. Tuy nhiên, nếu tạo ra được năng lượng từ mêtan thì nó có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Tiến sĩ Rakesh Joshi của Đại học New South Wales mới đây đã chứng minh rằng màng graphene có thể tách khí mêtan khỏi các khí khác hiệu quả hơn các hệ thống hiện có.
Trước đó, Joshi đã không nghiên cứu công nghệ này với khí mêtan. Thay vào đó, ông đã cố gắng sử dụng graphene để giúp cải thiện quy trình lọc nước nhằm loại bỏ vật liệu hữu cơ khỏi nước thải và làm cho nó có thể uống được. Kết quả Joshi đã chứng minh khả năng của graphene có thể loại bỏ 99% tạp chất mà các kỹ thuật xử lý nước khác để lại.
Video đang HOT
Trong quá trình đó, Joshi nhận ra Sydney Water là đơn vị tổ chức nghiên cứu, cũng đang lọc khí sinh học để cung cấp năng lượng cho hoạt động của chính mình. Joshi đặt dấu hỏi về việc liệu graphene có thể làm tốt hơn bằng cách điều chỉnh kích thước của các lỗ trong cấu trúc tổ ong của graphene và đã có câu trả lời đó là siêu vật liệu có thể xử lý mêtan, làm cho nó trở thành một nguồn năng lượng trung tính nhà kính có thể cân bằng các lưới điện tái tạo trong thời kỳ nắng và gió thấp.
Cho đến nay, hiệu quả của kỹ thuật này mới chỉ được chứng minh ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng tiến sĩ Heri Bustamante của Sydney Water rất hy vọng việc sử dụng graphene sẽ cho phép tăng lượng khí mêtan để mở rộng sử dụng vượt quá yêu cầu của Sydney Water.
Heri Bustamante kì vọng việc sản xuất khí mêtan để làm nhiên liệu cho xe bus có thể là một ứng dụng tiềm năng trong tương lai.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science
Nghiên cứu mới từ NASA: Nước trên Enceladus, mặt trăng của Sao Thổ, chứa yếu tố cấu thành protein và tạo nên sự sống
Nghiên cứu năm nay đặc biệt hơn hẳn năm ngoái, nhờ sự xuất hiện của bằng chứng cho thấy axit amin có thể tồn tại trên Enceladus.
Năm ngoái, thông qua việc phân tích cột nước phun lên từ mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, các nhà khoa học tìm ra phân tử hữu cơ phức tạp - bằng chứng cho thấy sự sống có thể tồn tại trên bề mặt Enceladus. Tiếp tục phân tích dữ liệu thu được, NASA phát hiện ra thêm những điều đáng chú ý khác.
Lần này, họ phát hiện ra phân tử hữu cơ chứa nitro và oxy, hai chất đóng vai trò thiết yếu trong việc tổng hợp axit amin - viên gạch nền móng tạo nên khối protein. Sự sống, mà chúng ta là một phần trong đó, cấu thành từ loại protein này đó.
Đã từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ sự sống có thể tồn tại trong đại dương bên dưới bề mặt Enceladus. Năm ngoái, ta mới chỉ biết tới hợp chất hữu cơ có tồn tại trên đó, nhưng những phân tử phát hiện được lại không tan được trong nước, khiến các nhà khoa học nghĩ rằng chúng vốn nằm trên bề mặt của Enceladus.
Còn đây là lần đầu tiên ta phát hiện ra rằng chúng có thể tan trong nước, đồng nghĩa với việc chúng có thể tương tác với mạch thủy nhiệt, gây nên phản ứng hóa học dưới nước có thể tạo ra axit amin, hình thành sự sống.
" Công trình nghiên cứu mới cho thấy đại dương của Enceladus có rất nhiều khối cấu thành sự sống đang tồn tại, và nó đã 'bật đèn xanh' cho khả năng Enceladus có thể chứa sự sống", Frank Postberg, đồng tác giả nghiên cứu nói trong thông cáo báo chí mới đăng tải hôm qua.
Trên Enceladus, tia nước biển (đôi khi chứa cả băng) thường xuyên bắn lên không, thông qua các vết nứt trên bề mặt mặt trăng của Sao Thổ. Năm ngoái, bằng việc cho vệ tinh bay qua cột nước để thu thập mẫu, NASA đã lấy về được những bằng chứng đầu tiên cho thấy sự sống có thể tồn tại trên thiên thể xa xôi, và rằng con người cuối cùng đã có thể có "hàng xóm".
Các cột nước bắn lên từ Enceladus.
Theo nghiên cứu mới, những hợp chất hữu cơ chứa nitro và oxy tan ra trong nước biển, sau đó nổi lên trên bề mặt và đông cứng lại thành băng. Cột nước bắn với lực cực mạnh từ lòng biển đã đưa những mẫu hợp chất hữu cơ này lên không.
Trên Trái Đất, ta cũng thấy những sự kiện tương tự diễn ra. Sâu dưới bề mặt đại dương, nước biển trộn lẫn với magma trào lên từ khe nứt của lòng biển, chúng tương tác và tạo ra những khe thủy nhiệt lớn, nóng tới 300-400 độ C.
Khe nứt tạo ra nước nóng giàu hydro, tạo ra phản ứng hóa học biến hợp chất hữu cơ thành axit amin. Rồi những axit amin này sẽ bắt cặp với nhau để tạo thành protein, từ những phản ứng dây chuyền như vậy, sự sống hình thành.
Đây chính là cách sự sống xuất hiện mà không cần năng lượng từ ánh Mặt Trời. Quá trình này tối quan trọng, bởi lẽ lớp băng dày của Enceladus sẽ cản mọi thứ ánh sáng chạm tới bề mặt nước. Nếu sự sống muốn xuất hiện trên Enceladus, nó phải hình thành thông qua quá trình vừa nêu.
" Nếu như mọi thứ thuận lợi, những phân tử nằm sâu dưới đại dương của Enceladus sẽ phản ứng giống như những gì diễn ra trên Trái Đất", Nozair Khawaja, nhà khoa học dẫn dắt nghiên cứu mới nhất cho hay. " Chúng tôi chưa rõ liệu axid amin có phải thành phần thiết yếu cho sự sống ngoài Trái Đất không, nhưng việc tìm thấy những phân tử có thể cấu thành được axit amin sẽ là một mảnh ghép tối quan trọng cho bức tranh toàn cảnh".
Theo Trí thức trẻ
GS Hàn Quốc: Người giàu Seoul còn đau đầu vì giá điện; các bạn định bảo vệ Hà Nội thế nào? Đó là chia sẻ của GS Young Soo Choi, nguyên Giám đốc Khí hậu và Giám đốc Chất lượng không khí của Seoul (Hàn Quốc) với phóng viên Trí Thức Trẻ khi ông quay lại Hà Nội trong nỗ lực thúc đẩy "Lời hứa của Hà Nội" thành hiện thực. Hóa đơn tiền điện là chuyện thường được các bà nội trợ ở...