Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP?
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng biện pháp để khắc phục những tồn tại của ngành chăn nuôi cần ưu tiên vào các sản phẩm mang tính đặc sản như gà thả đồi, lợn mán, lợn cắp nách…
Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.
Với đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, lệ thuộc nhập khẩu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, liên kết lỏng thẻo dẫn tới năng suất thấp, thức cạnh tranh yếu, bất lợi thế thương mại, ngành chăn nuôi được đánh giá là một trong những ngành chịu tác động mạnh khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do TPP, AEC .
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chỉ ra rằng sản xuất trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước TPP, đặc biệt là ngành thịt.
Theo đó, thịt đông lạnh sẽ phát triển do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người dùng ngày một tăng lên, thịt nóng ngoài chợ sẽ không đáp ứng được điều này.
Đồng thời, người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu sẽ được hưởng lợi trong khi người sản xuất, nhà nhập khẩu lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.
“Sau TPP, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo mức cắt giảm thuế quan, chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ NewZealand, trâu bò sống từ Úc và các sản phẩm thịt từ Mỹ” – báo cáo của VEPR nêu rõ.
Do đó, VEPR đề xuất những các biện pháp khắc phục tồn tại kể trên như:
Video đang HOT
Thứ nhất, ưu tiên vào các phân ngành không phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ hàng ngoại nhập do thói quen dùng như thịt tươi hơn đông lạnh hoặc các sản phẩm mang tính đặc sản như gà thả đồi, lợn mán, lợn cắp nách…
Thứ hai, nếu áp dụng các biện pháp tạm thời như lộ trình cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan thì không nên duy trì quá lâu vì đi ngược cơ chế thị trường và xu hướng thương mại hoá toàn cầu.
Thứ ba, với các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, quan trọng nhất là sự tự do hóa của các yếu tố sản xuất cơ bản, cho người lao động và đất đai cót hể chuyển đổi giúp hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang quy mô lớn hơn và ngành nghề khác.
Thứ tư, về lao động lợi thế là giá rẻ nhưng xu hương sẽ thay đổi do nhu cầu tăng lên, đồng thời lao động phổ thông cũng thay đổi nhất định, nhu cầu lao động có kỹ năng cao rất lớn.
Thứ năm, về đất, khuyến nghị giảm diện tích trồng lúa chuyển sang trồng cây chăn nuôi để hỗ trợ.
Thứ sáu, về chuỗi sản xuất, liên kết chuỗi cả ngang và dọc chính sách đã có nhưng còn nhiều khó khăn trong thực thi và đảm bảo đầu ra cho doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn nên cần tháo gỡ.
Thứ bảy, về vấn đề thị trường, doanh nghiệp phải tự chủ nhiều cần chương trình phối hợp cấp quốc gia khuyến khích tiêu dùng nội địa. Hỗ trợ tăng cường minh bạch thông tin thị trường, đề xuất có quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc đầy đủ thông tin về sản phẩm, thành phần, ngành sản xuất, vùng nuôi, trại trồng…
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR
Trước những thách thức lớn mà ngành chăn nuôi phải đối mặt, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, việc khắc phục đến từ nhiều phía và đồi hỏi chất lượng phải nâng cao trong khi cấu trúc thị trường chăn nuôi hiện nay vẫn nhỏ lẻ, hộ gia đình là chính nên quy mô manh mún, cùng lúc doanh nghiệp tham gia trong ngành cũng non trẻ.
Ngoài ra, chính quy mô nhỏ và bị chi phối bởi doanh nghiệp nước ngoài nên phản ứng chậm, sức cạnh tranh kém, chưa kể sức ép về đất đai còn manh mún cũng là khó khăn lớn.
Ông Thành nhận xét cấu trúc ngành chăn nuôi đầu vào không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các dn nước ngoài như Trung Quốc hay Thái Lan. Đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu và chỉ tiêu thụ trong nước nhưng sắp tới sẽ phải cạnh tranh nhiều với hàng nhập khẩu.
Theo Tâm An (Bizlive)
Theo_Người lao động
Hà Nội: Hơn chục con lợn đi lại "nghênh ngang", đường trên cao ùn tắc kéo dài
Chiếc xe tải chở rất nhiều lợn nặng hàng tạ mỗi con bất ngờ gặp sự cố, khoảng hơn chục con lợn rơi xuống đường trên cao. Những chú lợn này đi lại "nghênh ngang" trên đường khiến dòng xe ùn ứ kéo dài.
Sự cố hy hữu và hài hước trên xảy ra vào khoảng 14h45 chiều nay (4/9), tại đường trên cao đoạn đối diện với siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng - Hà Nội).
Lợn đi lại "nghênh ngang" khiến giao thông ùn tắc...(Ảnh CTV cung cấp)
Chủ xe vất vả lùa lợn vào mép đường (Ảnh: Giong Hoang)
Một số nhân chứng cho biết, vào thời điểm đó chiếc xe tải (chưa rõ biển số) đang lưu thông theo hướng về cầu Thanh Trì; khi đi đến đoạn đường nói trên thì gặp sự cố sập sàn chứa lợn. Hàng chục con lợn rơi xuống đường.
Ngay sau đó, những chú lợn vô tư đi lại "nghênh ngang" trên đường khiến dòng xe qua khu vực này ùn tắc kéo dài.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo đội CSGT số 7 (Công an TP Hà Nội) cho biết: "Nguyên nhân là do sàn phía sau của xe tải nói trên bị gãy sập dẫn đến hàng chục con lợn bị văng xuống đường. Ngay sau đó, tài xế đã xuống dồn lợn vào mép đường và gọi 1 chiếc xe ô tô khác đến chở những con lợn bị rơi đi".
Cũng theo vị lãnh đạo đội CSGT số 7 trên, qua kiểm tra, lái xe đã xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến phương tiện và kiểm dịch động vật. Đội CSGT số 7 đã lập biên bản xử phạt chiếc xe tải trên với lỗi "xe chở hàng không an toàn".
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Tự hào chặng đường 70 năm đổi mới, hội nhập và phát triển! Triển lãm 70 năm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam khai mạc vào tối qua 28/8 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Giảng Võ, Hà Nội). Đây là cuộc triển lãm lớn mang nhiều ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Triển lãm mang chủ đề "Đổi mới, hội...