Mang dịch bệnh ra đùa cợt ngày Cá tháng Tư là phạm pháp
Ngày 1.4, hay còn gọi là ngày “Cá tháng Tư” lâu nay vẫn được cho là ngày “có thể nói dối” với những trò đùa vô hại. Nhưng lúc này, khi cả hệ thống chính trị và người dân chống dịch COVID-19 thì lại càng không thể đùa cợt. Hành vi này, dù mang danh nghĩa “Cá tháng Tư” cũng sẽ bị nghiêm trị.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1.4.2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Đây là lúc chính quyền các cấp và người dân phải tuân theo Chỉ thị ở mức cao nhất. Đặc biệt là những yêu cầu về cách ly, giao tiếp xã hội.
Đây là lúc toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch.
Đây là lúc người dân cần được tiếp cận với những thông tin chính xác nhất, từ những cơ quan có trách nhiệm.
Video đang HOT
Đây là lúc người dân thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng bằng việc kiên quyết không tạo ra những tin giả để làm trò đùa, không lan truyền tin giả và tham gia tố giác khi thấy những thông tin mang danh ngày Cá tháng Tư ra để đùa cợt.
Đây cũng là lúc lực lượng chức năng, cơ quan công an sẽ sẵn sàng tiến hành xử lý nghiêm những hành vi tạo và lan truyền tin giả, tin không đúng sự thật ngoài xã hội và trên mạng xã hội.
Chỉ có sự đồng lòng, nghiêm túc với kỷ luật sắt mới giúp chúng ta nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh.
Ngày Cá tháng Tư và những ngày bình thường khác, mang dịch bệnh ra làm trò đùa là phạm pháp.
LINH ANH
ĐH Mở Hà Nội góp chỗ ở tiện nghi phục vụ công tác cách ly trước "giờ G"
Chiều 31/3, trước giờ thực hiện "cách ly toàn xã hội" trường ĐH Mở Hà Nội đã bàn giao các hạng mục cơ sở vật chất cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Giang, Hưng Yên để làm khu cách ly tập trung.
Đây là cơ sở cách ly số 1 thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 12km phục vụ công tác cách ly những người đến từ hoặc đi qua vùng dịch, những người tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.
Địa điểm là khu học tập trung dành cho sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia học Quốc phòng An ninh tập trung với 350 chỗ lưu trú khép kín, nước nóng và điều hòa, giảng đường, khu thể thao trong nhà và bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ công tác của Trường Đại học Mở Hà Nội trao đổi với BCH Quân sự huyện Văn Giang về phương án triển khai cơ sở cách ly.
Tiến sĩ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết "Với trách nhiệm xã hội của một trường đại học công lập, chúng tôi luôn sẵn sàng những điều kiện tốt nhất có thể để đóng góp vào chiến dịch này.
Giảng viên, sinh viên của Trường đã chuyển đổi sang hình thức dạy - học trực tuyến gần 2 tháng nay, đội ngũ cán bộ quản lý và văn phòng bắt đầu làm việc trực tuyến từ 3 tuần nay, tất cả nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Chúng tôi tin tưởng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan chức năng, Việt Nam sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến này".
Hai bên tiến hành kiểm tra và bàn giao cơ sở vật chất
Là một trường đại học trọng điểm, tiên phong về đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà Nội đã sớm trang bị hệ thống công nghệ đào tạo hiện đại và kỹ năng làm việc, học tập trực tuyến cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Từ khi dịch Covid-19 diễn ra, Nhà trường đã chuyển đổi toàn bộ công tác đào tạo sang hình thức trực tuyến.
Đến nay, hơn 11.000 sinh viên chính quy của trường đều tham gia học tập trực tuyến theo thời khóa biểu. Đã có gần 2000 lớp học được khởi tạo, với hơn 90.000 lượt sinh viên ghi danh vào lớp học, hơn 800.000 lượt đăng nhập, thực hiện hơn 18 triệu thao tác.
Tuy nhiên, do chuyển đổi hình thức học khá đột ngột, các môn học thực hành ở một số ngành kỹ thuật vẫn chưa thực hiện được do thiếu học liệu điện tử. Các phần học này sẽ được Nhà trường bố trí vào khoảng thời gian hợp lý để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của sinh viên.
Giảng viên được trang bị công nghệ và kỹ năng để lên lớp tại nhà
Từ khi Hà Nội công bố dịch, một số giảng viên đã được chủ động thực hiện các bài giảng trực tuyến tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên ở xa hoặc ở địa điểm có người nghi nhiễm.
Giảng viên dạy trực tuyến tuy có vất vả hơn dạy truyền thống nhưng với tinh thần chung của cả nước quyết tâm "chiến đấu" với dịch, hầu hết cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều giữ vững nhiệt huyết.
Có thể nói, đào tạo trực tuyến đã giúp cho giảng viên, sinh viên và Nhà trường không bị "vỡ" kế hoạch. Đồng thời, góp phần cùng Hà Nội và cả nước hạn chế việc di chuyển có thể gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Anh Ngọc
15 ngày cách ly, người dân có thể ra khỏi nhà khi nào? Với Chỉ thị 16 của Thủ tướng, hôm nay, 1/4, cả nước bước vào 15 ngày cách ly gắt gao. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể ra khỏi nhà lo việc bức thiết hàng ngày, từ khám bệnh tới đi làm, đi chợ... Ngọc Diệp - Phương Thảo