Mang dao theo người, gây án manh động
Dù đã có nghị định xử phạt của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an về tăng cường quản lý và xử lý nghiêm hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ (VKTS), nhưng số vụ tàng trữ, sử dụng VKTS mà Trung đoàn CSCĐ – CATP Hà Nội phát hiện qua mỗi đêm tuần tra ngày một tăng.
Số vũ khí thô sơ thu giữ được. Ảnh minh hoạ
Đi chơi cũng mang đao, kiếm
Thống kê của Trung đoàn CSCĐ-CATP Hà Nội cho thấy, từ tháng 1 đến nay, qua tuần tra kiểm soát đã phát hiện 316 vụ, với 441 đối tượng tàng trữ VKTS trái phép, thu giữ 305 dao, kiếm các loại. Trong đó, nhiều vụ qua phát hiện đã ngăn chặn được những hậu quả xấu xảy ra do mâu thuẫn cá nhân hoặc đối tượng mang theo hung khí đi cướp tài sản. Đơn cử, 23h45 ngày 15-3, tổ tuần tra Đại đội 1, Trung đoàn CSCĐ-CATP làm nhiệm vụ tại phố Đại La, quận Hai Bà Trưng đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng Dương Văn Dũng và Nguyễn Văn Điệp cùng trú ở quận Hoàng Mai tàng trữ 1 thanh đao, 2 dao tông, 3 dao chọc tiết lợn, 5 tuýp sắt dài. Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng khai mang VKTS đi giải quyết mâu thuẫn.
Ban chỉ huy Trung đoàn CSCĐ cho biết, hầu như đêm nào tuần tra, các tổ công tác cũng phát hiện được 4-5 vụ tàng trữ, sử dụng VKTS, công cụ hỗ trợ. Rõ ràng đây là một hiện tượng rất đáng báo động trong giới trẻ. Khi có hung khí trong người chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ hay chỉ là cái nhìn vô tình được coi là “nhìn đểu”, “thấy ngứa mắt” hoặc muốn thể hiện bản lĩnh, lập tức VKTS trở thành hung khí gây thương tích hoặc cướp đi mạng sống của người khác một cách manh động, không đáng có.
Video đang HOT
Trước đây, việc phát hiện đối tượng tàng trữ, sử dụng VKTS chỉ giới hạn trong khu vực nội thành. Trước tình hình các khu vực ngoại thành có nhiều phức tạp, Trung đoàn CSCĐ đã thành lập Đại đội 16 đóng quân trên địa bàn huyện Mê Linh làm nhiệm vụ phối hợp cùng CAH Mê Linh đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Chỉ trong vòng gần 1 tháng đi vào hoạt động, Đại đội 16-CSCĐ đã liên tiếp bàn giao cho CAH Mê Linh những thanh thiếu niên đi chơi vào thời điểm đêm khuya, có mang theo VKTS, công cụ hỗ trợ. Thực tế trên cho thấy, khu vực ngoại thành địa bàn rộng lại có nhiều khu đất trống, lực lượng CAH thiếu nên việc tuần tra kiểm soát vào đêm khuya còn nhiều hạn chế. Trong khi, hiểu biết về pháp luật của nhân dân chưa cao, cộng thêm ảnh hưởng quá trình đô thị hóa nên một tầng lớp thanh niên bỏ học sớm, thường xuyên tụ tập, ăn chơi và coi mình có nhiệm vụ đặc biệt là “bảo vệ gái làng”…dẫn đến xảy ra những cuộc hỗn chiến mà dao, kiếm mang theo “phòng thân” được sử dụng hiệu quả trong việc truy sát đối phương.
Chế tài chưa đủ mạnh
Ngày 12-7-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tại Nghị định này, mức xử phạt hành chính đối với hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ đạc, phương tiện giao thông các loại dao búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày thì mức phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Song cái khó lại là phải chứng minh các đối tượng mang theo VKTS và công cụ hỗ trợ nêu trên nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Lực lượng CSCĐ khi làm nhiệm vụ phát hiện đối tượng mang vũ khí thô sơ thì bàn giao cho công an địa phương xử lý nhưng việc tạm giữ đối tượng để xác định mục đích đem theo VKTS là khó thực hiện nên thường chỉ cảnh cáo, thu giữ tang vật rồi cho về. Với những quy định như vậy, việc một số thanh niên mang VKTS trong người để “phòng thân” khó có thể xử lý. Một số đối tượng lưu manh, côn đồ lợi dụng điểm này để tàng trữ và sử dụng VKTS, nếu bị phát hiện cũng chỉ phải nộp phạt. Vì vậy, tình trạng thanh thiếu niên tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ khi ra đường ngày càng tăng, kéo theo ngày càng nhiều các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Ngay cả những cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ dù được trang bị kỹ về vũ khí và công cụ hỗ trợ nhưng khi yêu cầu các đối tượng cho kiểm tra hành chính, nhiều đối tượng đã dùng VKTS tấn công lại lực lượng làm nhiệm vụ.
Như vậy, việc tàng trữ vũ khí thô sơ đang ở tình trạng báo động như hiện nay, an ninh trật tự xã hội bị đe dọa, nhiều bộ phận thanh thiếu niên chưa đủ nhận thức dễ phạm tội thì việc siết chặt quản lý các loại VKTS sẽ ngăn được những vụ án đau lòng. Nhân dân sẽ không phải sống trong tình trạng bất ổn, lo sợ “tai bay vạ gió” từ những kẻ côn đồ.
Theo ANTD
Rợn người xem giáo "phóng trâu" giấu trên ôtô
Cốp sau chiếc ôtô bật mở, để lộ 3 con giáo "phóng trâu": cán dài tới 2m, đầu gắn dao bầu sắc lẻm...
Khoảng 22h ngày 2-10, tổ công tác Y2/141 CATP.Hà Nội làm nhiệm vụ tại ngã tư Hàng Bài- Hai Bà Trưng (Hà Nội), phát hiện một chiếc ôtô 4 chỗ màu đen, có dấu hiệu nghi vấn đã tiến hành dừng xe, kiểm tra.
3 cây giáo "phóng trâu" hoàn thiện
Điều khiển xe ôtô là một nam thanh niên xăm trổ vằn vện, bạn đi cùng của anh ta cũng nhiều "tranh ảnh" trên người không kém. Sau khi tiến hành kiểm tra người, không phát hiện có gì bất thường, tổ công tác tiếp tục tiến hành kiểm tra chiếc ôtô.
Khi cốp sau xe bật mở, có mặt chứng kiến P.V Báo ANTĐ không khỏi giật mình khi thấy cảnh sát hình sự lôi ra từ đây 3 cây vũ khí thô sơ, cấu tạo bao gồm một cán sắt dài khoảng 2m (vốn là đoạn tuýp nước), phía trên đầu hàn chết thêm con dao bầu sắc lẻm. Ngoài ra, cảnh sát hình sự còn phát hiện 1 cây vũ khí thô sơ chưa hoàn thiện (phần cán sát và dao chưa hàn vào nhau), cùng một dùi cui điện.
Lập tức, hai đối tượng nêu trên cùng chiếc xe ôtô được đưa về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự (số 7 Thiền Quang). Tại đây, nhân thân của hai đối tượng được làm rõ là Vũ Minh Sơn (SN 1983, HKTT: phường Ngọc Lâm, Q.Long Biên) và Nguyễn Đức Đạt (SN 1987, HKTT: huyện Hoài Đức); cả hai cùng làm nghề buôn bán quần áo. Về số vũ khí thô sơ mang trên xe, Sơn và Đạt nói rằng dùng để... phòng thân.
Trao đổi với P.V, trung tá Cảnh sát hình sự Trần Anh Sơn (tổ phó tổ công tác Y2) cho biết, những cây vũ khí thô sơ trên thường được dân "anh chị" gọi là giáo "phóng trâu".
Ngoài giáo "phóng trâu", Sơn và Đạt còn mang theo dùi cui điện
Thực tế, những người giết mổ lợn thường dùng dao bầu chọc tiết lợn, nên con dao này được dân giang hồ gọi tắt thành "phóng lợn". Ở một số huyện vùng cao miền núi, người ta thường gắn thêm cán để giết trâu, nên lại gọi thành "phóng trâu". Tính sát thương của loại vũ khí này là cực cao, có thể đâm, chém... thậm chí phi như một ngọn giáo vào đối tượng bỏ chạy hoặc đang đứng phía xa.
Sự vụ tiếp tục đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo ANTD
"Lãng xẹt" những lý do vác dao đi đêm Trong đêm và rạng sáng ngày 17/9, các tổ công tác 141 CATP làm nhiệm vụ dọc tuyến đường Trần Duy Hưng, Hoàng Minh Giám và Lê Văn Lương đã liên tục ngăn chặn, phát hiện nhiều đối tượng lạng lách, đánh võng có biểu hiện đua xe trái phép và tàng trữ hung khí, dao kiếm trong xe. Với tinh thần kiên...