Mang danh thủy điện để… phá rừng lấy gỗ
“Nhiều chủ đầu tư thủy điện nhỏ nhằm mục đích lấn sang diện tích rừng để khai thác gỗ. Hậu quả tài nguyên bị tàn phá nặng nề, gây lũ lụt trong mùa mưa bão ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống nhân dân vùng hạ du”, đại biểu Huỳnh Minh Thiện nói.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về quy hoạch thủy điện, nhiều đại biểu cho rằng, xây dựng thủy điện nhỏ là chạy theo cái lợi trước mắt, dẫn đến những thiệt hại lâu dài về kinh tế, thậm chí tính mạng nhân dân. Chính vì vậy đại biểu đề nghị loại bỏ các dự án thủy điện vừa và nhỏ.
Chặt cây sống, trồng cây chết
Trước hệ lụy xấu do thủy điện nhỏ gây ra, đại biểu Trương Văn Vở cho rằng, cần loại bỏ ngay khỏi quy hoạch 6 thủy điện bậc thang và hơn 400 thủy điện nhỏ. Ngoài ra, phải kiên quyết ngăn chặn tình trạng “chặt cây sống, trồng cây chết” dẫn đến hậu quả rừng ngày càng mất đi. Theo đại biểu Vở, thủy điện có thể thay thế bằng điện mặt trời, điện hạt nhân… nhưng những cánh rừng đặc dụng thì không thể thay thế.
Sau khi thủy điên Ia Krêl 2 bị vỡ cách đây chưa lâu, UBND tỉnh Gia Lai đã thu hồi 13 dự án thủy điện (ảnh Thiên Thư)
Đồng quan điểm trên, đại biểu Huỳnh Minh Thiện cho rằng, việc quy hoạch và khai thác thủy điện còn nhiều bất cập gây bức xúc lớn cho nhân dân vùng hạ du. Mặt khác nhiều chủ đầu tư thủy điện nhỏ đã lách luật lấy sang diện tích rừng lân cận để khai thác gỗ. Hậu quả tài nguyên bị tàn phá nặng nề ảnh hưởng đến môi trường, về mùa mưa bão gây lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân vùng hạ du.
Đại biểu Lê Kiều Vân phản ánh tình trạng sau khi dự án thủy điện được phê duyệt, nhiều chủ đầu tư không thực hiện đúng quy hoạch. “Tôi và nhiều đại biểu lo lắng tình trạng cứ vào mùa mưa bão thủy điện lại xả lũ gây thiệt hại lớn cho người dân. Vấn đề này phải làm rõ cho người dân yên tâm”, đại biểu Vân nói.
Theo đại biểu Vân, việc loại bỏ các dự án vừa và nhỏ vì hiệu quả thấp và lỗi rõ ràng là do quy hoạch. Do vậy, đại biểu Vân đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan vấn đề này.
Video đang HOT
“Một thập kỷ nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện dẫn đến chất lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến cuộc sống người dân vùng hạ du. Với những hậu quả của thủy điện về vật chất, con người, tôi đề nghị không giao cho địa phương quy hoạch thủy điện và loại bỏ vĩnh viễn thủy điện nhỏ”, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng cương quyết.
Hơn 400 thủy điện bị loại bỏ – thiệt hại không đáng kể
Tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, dự án thủy điện nhỏ đã được quy hoạch có đến 65% dự án do địa phương phê duyệt, còn trung ương chỉ có 35%.
Trước các câu hỏi tại sao sau khi Quốc hội có nghị quyết, Chính phủ và Bộ Công thương mới rà soát và chỉ trong thời gian ngắn có thể đưa ra hơn 400 dự án thủy điện nhỏ bị loại khỏi quy hoạch? Bộ trưởng Hoàng đáp lời, Bộ luôn phải rà soát chứ không phải Quốc hội ra Nghị quyết mới làm. Tuy nhiên, Nghị quyết của Quốc hội là điều kiện tốt để phối hợp với địa phương đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn công tác rà soát.
Cụ thể từ năm 2005 – 2009, Bộ Công nghiệp trước đây đã phối hợp với các địa phương loại 10 dự án khỏi quy hoạch. Từ cuối 2009 đầu 2010, tiếp tục loại 37 dự án và đến năm 2013 đã rà soát, loại bỏ thêm 150 dự án.
Trong hàng trăm dự án thủy điện bị loại bỏ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định có dự án có tính khả thi về kinh tế, nhưng vì môi trường không đảm bảo nên cũng được coi là dự án không khả thi. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp không có khả năng tài chính nên mới dẫn đến tình trạng đình trệ. Theo ông Hoàng, ngay cả thủy điện đang vận hành hiện nay cũng gặp khó khăn chứ chưa nói đến dự án chưa triển khai.
Về tổn thất với các dự án bị loại, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, chi phí và thiệt hại cho doanh nghiệp không đáng kể gì vì mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ nay về sau toàn bộ các dự án thủy điện lớn, nhỏ trước khi khởi công đều phải báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Quang Phong
Theo Dantri
Thủ tướng đồng ý mới được làm thủy điện
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã nhấn mạnh như vậy tại phiên thảo luận của Quốc hội "Quy hoạch thủy điện" chiều qua 13.11.
Thủy điện xả lũ - Ảnh: Diệp Đức Minh
Bộ trưởng cho biết, từ 2006 trở lại đây, theo phân cấp tất cả các thủy điện nhỏ đều giao cho các địa phương phê duyệt quy hoạch, các địa phương có tham khảo ý kiến của các bộ, ngành nhưng quyết định phê duyệt vẫn là của địa phương. Trong tổng số các dự án thủy điện nhỏ đã được quy hoạch thì 65% là do các địa phương phê duyệt quy hoạch.
"Do vậy, những điều mà chúng ta đang nói đây là chúng ta đang nói về chúng ta chứ không phải nói về Chính phủ hay bộ ngành nào. Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu, từ nay trở đi, tất cả các dự án thủy điện không phân biệt quy mô khi quyết định đầu tư và trước khi khởi công đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nếu Thủ tướng đồng ý mới được khởi công", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vỡ đập, động đất, phá rừng...
Thảo luận trước đó, đa số các đại biểu (ĐB) đều bày tỏ bức xúc về việc có tới hơn 66% diện tích đất rừng bị mất bởi việc xây dựng các công trình thủy điện chưa được trồng lại theo quy định.
ĐB Danh Út (Kiên Giang) cho rằng, thực tế có chuyện lợi dụng làm thủy điện để phá rừng. Ông đề nghị: Chính phủ cần làm rõ vì sao phần lớn các dự án thủy điện hiện nay không trồng rừng, có dự án giải thích không trồng rừng vì không có đất nhưng có nơi có đất cũng không trồng. "Vì sao làm thủy điện gần 20 năm mà mãi đến năm 2013 Bộ NN-PTNT mới quy định về trồng rừng?", ĐB Út nêu vấn đề.
Chưa bao giờ mối nguy cơ từ các công trình thủy điện vừa và nhỏ lại phát lộ nhiều như lúc này, xảy ra nhiều sự cố về con người về tài sản, hoa màu, phá vỡ cân bằng sinh thái... nhưng không ai chịu trách nhiệm. ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chỉ ra rằng: Quá trình vận hành thủy điện ở nhiều địa phương cho thấy, nhiều chủ đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm tới trách nhiệm và nghĩa vụ đã cam kết.
ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng, hiện tượng lũ tăng bất thường, vỡ đập, động đất, phá rừng biến đổi hình thái sinh thái... là do kết quả tất yếu của việc tăng trưởng nóng về thủy điện hơn 10 năm gần đây. "Sự dễ dàng, buông lỏng quản lý trong việc phê duyệt quy hoạch thủy điện đã bắt cả môi trường tự nhiên và người dân gánh chịu thảm họa do sự cố thủy điện gây ra", ĐB Hoàng nói.
Nhường đất cho thủy điện, hơn 40 năm vẫn chưa có điện
ĐB Nguyễn Công Bình (Yên Bái) cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá toàn diện, nhất là việc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân sau khi nhường đất để xây dựng các công trình thủy điện còn rất mờ nhạt. Ông dẫn chứng, cách đây hơn 40 năm, 5 vạn dân đã phải di chuyển nhường gần 20.000 ha đất để xây dựng thủy điện Thác Bạc (Yên Bái). Nhưng đến nay vẫn còn hơn 1 vạn dân vẫn chưa có điện. "Người dân hỏi nhau rồi hỏi ĐBQH là bao giờ thôn bản mình có điện. Dân nhường đất để làm ra điện nhưng hơn 40 năm vẫn chưa có điện là thực tế không thể chấp nhận", ông Bình bức xúc.
Từ thực tế hơn 65.000 hộ với trên 300.000 nhân khẩu phải di dời để nhường nơi ở của mình cho công trình thủy điện là nguyên nhân chính gây ra nghèo đói và di cư tự do vì nơi ở mới không đảm bảo, ĐB Danh Út đề nghị: "Cần có số liệu cụ thể hơn, làm thủy điện đã có bao nhiêu khu tái định cư đảm bảo được đời sống của người dân được bằng và tốt hơn nơi ở cũ".
ĐB Nguyễn Thái Học chỉ trích gay gắt việc tập trung quá đà và phát triển thủy điện trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là đầu tư thủy điện thành một phong trào. Điều đáng quan tâm là hàng loạt vi phạm lại không được phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì cũng không bị xử lý. "Điều này khiến người dân bức xúc cho rằng, các công trình thủy điện có những đặc quyền đặc lợi khác thường nên không bị xem xét xử lý vi phạm", ĐB Học nói.
ĐB Danh Út đặt câu hỏi: "Vì sao hơn 424 dự án bị loại ra trước đó đều thẩm định tác động môi trường tốt nay lại loại vì không tốt cho môi trường?". ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị xác định rõ một số bộ ngành, địa phương liên quan chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong tham mưu, thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
ĐB Huỳnh Minh Hoàng đề nghị ra nghị quyết về kết quả rà soát chứ không chấp nhận nghị quyết thừa nhận quy hoạch thủy điện, bổ sung loại bỏ những thủy điện nhỏ, tạo lợi nhuận không bao nhiêu nhưng gây ra hệ lụy lớn cho xã hội.
Với tỷ lệ phiếu thuận lần lượt là 84,54% và 85,75%, hôm qua QH đã phê chuẩn ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ phiếu thuận đạt trên 84% tổng số ĐBQH. Cùng ngày, Thủ tướng cũng đã có tờ trình đề nghị QH phê chuẩn ông Nguyễn Văn Nên, Phó ban Tuyên giáo T.Ư giữ chức Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Kết quả bỏ phiếu phê chuẩn sẽ được công bố sáng nay, 14.11.
Theo TNO
BT Công Thương nêu gương PGĐ sở bị lũ cuốn Đánh giá cao hành động dũng cảm của Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Nghệ An Nguyễn Tài Dũng, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, đây là tấm gương sáng để mọi người học tập. Sáng 2/10 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã gửi điện chia buồn với Sở Công thương và gia đình Phó...