Mang danh đổi lấy đồng tiền con con
Những danh thủ đã hết thời có đủ trò để kiếm cơm sau khi không còn chỗ đứng trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp…
Lang thang tới những quốc gia mà NHM ở đó quan tâm tới tên tuổi của họ nhiều hơn khía cạnh chuyên môn xuất bản những cuốn tự truyện lãng xẹt, tự bán tin của bản thân cho báo chí, hay sang hơn là trở thành bình luận viên “đoán toàn sai”… những danh thủ đã hết thời có đủ trò để kiếm cơm sau khi không còn chỗ đứng trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp.
Bóng đá là một nghề nguy hiểm. Một chấn thương đột ngột, một căn bệnh quái ác, hay phổ biến hơn là phong độ sa sút, tuổi tác… không có tuổi nghề cụ thể cho bất kỳ cầu thủ nào. May mắn thì như Beckham, Ryan Giggs, Zanetti… sắp bước vào tuổi tứ tuần rồi mà vẫn đá ầm ầm, tiền lương bỏ túi đều như vắt chanh. Đen đủi thì như Calum Davenport, Dean Ashton, đang tuổi bẻ gãy sừng trâu bỗng phải xa rời bóng đá vì những lý do khác nhau.
Thế mới có chuyện những cầu thủ cảm thấy họ sắp “hết đát”, thường có nhiều cách kiếm tiền. Như David Beckham, bây giờ anh có giải nghệ cũng rủng rỉnh tiền để sống sung túc đến lúc về già. Chả phải ngẫu nhiên mà Becks phải lọ mọ sang tận Dubai mua nhà. Mới nghe qua, khối người xanh rờn tuyên bố: Becks hưởng thụ thế là hơi sớm. Nhưng nhầm. Đó là một hình thức kinh doanh bất động sản của cặp Posh-Becks. Hay như Giggs. Trước khi về hưu, anh đã có dăm ba dự án nhà đất, hùn vốn vào một số kế hoạch kinh doanh. Giải nghệ, cứ dựa vào đó mà sống, không bao giờ lo thiếu tiền.
Nhưng có phải cầu thủ nào cũng nghĩ xa được như vậy đâu. Không ít trường hợp thời đỉnh cao kiếm tiền như nước, nhưng kiếm 10 thì tiêu đến 100. Cựu siêu sao Paul Merson là một ví dụ. Từng hưởng mức lương 22.000 bảng/tuần, cao nhất nhì Premiership vào thời điểm lương lậu chưa điên rồ như lúc này, nhưng Paul Merson kiếm được bao nhiêu thì nướng sạch vào cờ bạc bấy nhiêu.
Video đang HOT
Paul Merson làm BLV
Và rồi cũng đến lúc Paul Merson giải nghệ. Khi không còn lương khủng, cựu danh thủ ĐT Anh mới chợt nhớ mình giờ chẳng còn xu dính túi. Anh cũng tập tọe đi làm HLV kiếm đồng ra đồng vào. Nhưng lừa đảo tất. Trình độ cỡ “a bờ cờ”, nên chỉ sau 2 năm lừa được chút lương của CLB Walsall, Merson bị đuổi thẳng cổ. Thất nghiệp, Merson lại gõ cửa CLB cũ Arsenal, đội bóng anh từng là một huyền thoại, nhận công việc lo bài vở cho tạp chí Arsenal FC. Vì Merson từng đóng góp không ít công lao cho Arsenal, chẳng ai trong BLĐ đội bóng cũ nỡ từ chối anh.
Người ta bố trí cho Merson một chân trong làm cho tạp chí phát hành nội bộ này, rồi giúp anh gia nhập kênh Star Sports Asia, dự đoán các trận đấu tại Premiership. Đã kém tài còn vô duyên, Merson đoán toàn sai, bị đẩy sang một kênh truyền hình của… Trung Đông, rồi không lâu sau đó, người ta không còn thấy anh xuất hiện trên truyền hình nữa.
Dù đóng góp chẳng được bao nhiêu cho cái nghiệp “Gia Cát Dự”, nhưng thách kênh truyền hình nào dám quỵt tiền của Merson. Âu Merson cũng moi được chút đỉnh nhờ danh tiếng của mình. Rồi anh cũng xuất bản tự truyện như ai. Cuốn “Làm thế nào để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp” toàn là những câu chuyện trên giời dưới bể về cuộc đời của Merson. Anh quên rằng bản thân mình đã chìm quá sâu vào dĩ vãng đến mức thực chất người ta mua tự truyện của anh vì tò mò.
Tuy nhiên, như Paul Merson cũng chỉ thuộc dạng kiếm tiền cò con. Muốn làm ăn lớn cũng phải bỏ chút công sức, tâm huyết, lặn lội một chút chứ. Mà nói đến cái nghề mò mẫm, không thể không nhắc tới cựu siêu sao của ĐT Brazil, Denilson. Chẳng hiểu nhận tin từ nguồn nào, Denilson bỗng mò đến Việt Nam, tạo ra một cơn sốt trong màu áo Xi Măng Hải Phòng năm 2009. Anh đá 50 phút, ghi 1 bàn, rồi ôm cả đống tiền chạy trốn với vỏ bọc chấn thương. Nhưng chấn thương kiểu gì mà sau đó Denilson lại tiếp tục sang Hy Lạp lừa tiếp. Anh ký hợp đồng 2 năm với CLB AO Kavala, cũng ôm theo một mớ tiền rồi biến mất sau 3 tháng mà chả cần đá trận nào.
Cộng tác với một số tờ báo cũng được coi là nghề phổ biến được nhiều danh thủ hết thời lựa chọn. Dựa theo mô hình “Đặt cược cùng chuyên gia”, họ cũng đóng vai chuyên gia, phán như thánh như tướng về tỉ số các trận đấu ở tận đẩu tận đâu.
Nhưng có phải ai cũng nổi tiếng và thành công được như cựu cầu thủ Liverpool, Mark Lawrenson (chuyên gia dự đoán của BBC). Theo website afootballreport.com, một cầu thủ rất nổi tiếng ở Chile (được giấu tên) từng dùng danh tiếng của mình khẳng định, anh ta sở hữu những bí mật động trời về một trận đấu trong khuôn khổ giải VĐQG Chile, và chỉ bán cho dân độ trả đủ anh số tiền không nhỏ. Cầu thủ này lừa được 10.000 USD từ đám cá độ nhẹ dạ cả tin, nhưng rồi chẳng có trận đấu nào “có mùi” cả. Lừa. Tiếc rằng, trò mèo này chỉ làm được một lần.
Những cựu danh thủ như Paul Gascoigne phải kiếm tiền từ hào quang quá khứ
Những trò đánh quả kiểu này không bền. Kẻ khôn cần kiếm miếng ăn dài dài. Thế mới có thời điểm dư luận Anh nảy sinh tin đồn cho rằng, cựu danh thủ Paul Gascoigne hèn tới mức dùng chính danh dự của mình để kiếm tiền. Anh sử dụng một trung gian, bán tin mật của chính mình (như chuyện tự tử, dùng ma túy, khóc lóc vật vã…) cho báo chí kiếm tiền. Tin đồn này không hẳn quá vô lý bởi chẳng ai lý giải nổi tại sao cảnh sát lại có mặt đúng thời điểm ngôi sao lắm tài nhiều tật này gần như đã hồn lìa khỏi xác trong nhà nghỉ vì dùng ma túy quá liều. Không có tin mật, ai mà biết mò đến cứu anh. Chả Gazza bán thì ai?
Ăn mày lòng thương hại
Tận dụng lòng thương hại của đồng nghiệp cũng tương đối phổ biến. Chúng ta đang nhắc tới trường hợp của nhân vật khai sinh ra luật Bosman, Jean-Marc Bosman. Anh thường xuyên đi kêu gào về sự khổ sở của mình trên khắp các phương tiền truyền thông để nhận chút tiền quyên góp của các đồng nghiệp. Bosman phải sống bằng tiền trợ cấp, nhưng có ai giải thích tại sao anh lại cưỡi BMW, ở nhà có bể bơi riêng hay không? Chả ăn mày lòng thương hại thì là gì?
Sao Tennis cũng moi tiền
Đó là trường hợp của cựu tay vợt nữ số 1 thế giới Martina Hingis. Sau khi buộc phải giải nghệ vì nghi án doping, tay vợt người Thụy Sĩ này cũng phải nghĩ ra đủ trò để lấp đầy hầu bao. Nghe đâu chương trình Strictly Come Dancing đã phải trả cho Hingis một số tiền không nhỏ chỉ để NHM chứng kiến Hingis tham dự đúng… 1 vòng thi, với 2 điệu nhảy Waltz và Rumba. Sau đó, người ta còn thấy Hingis tham dự cả giải… nhảy ngựa, để rồi cô bị chú ngựa hất ngã, kéo lê trên mặt đất.
Theo Bưu Điện Việt Nam
VTV đột ngột cắt sóng trận đấu của U23 Việt Nam
Khi trận đấu ở lượt cuối cùng của giải bóng đá TP.HCM - Cúp Eximbank 2011 giữa U23 Việt Nam và U23 Singapore đang trôi về cuối, trọng tài vẫn chưa nổi còi kết thúc trận đấu, bình luận viên của kênh VTV2 (kênh đang truyền trực tiếp) đã nói đại ý kết quả sẽ được VTV chuyển tới người xem trong bản tin cuối ngày, rồi gửi lời chào từ biệt. Tiếp đó, trận đấu đã bị ngắt sóng đột ngột và thay bằng hai spot quảng cáo, trước khi nhà đài phát một chương trình truyền hình trực tiếp khác.
Như thế, có thể hiểu được là có thể trận đấu nói trên đã bị "lố giờ," có thể ảnh hưởng đến giờ khai mạc của chương trình được truyền hình trực tiếp ngay sau đó nên nhà đài đã quyết định ngắt sóng sớm.
Tuy nhiên, quyết định ấy đã khiến không ít người hâm mộ cảm thấy bức xúc. Sau khi kết thúc trận đấu, Vietnam đã nhận được một số phản hồi từ độc giả bày tỏ sự thất vọng với cách hành xử của VTV, cho rằng nhà đài đã không tôn trọng người xem.
Đành rằng giải bóng đá quốc tế TP.HCM không quá quan trọng, nhưng vẫn có rất nhiều người quan tâm theo dõi quá trình chuẩn bị cho SEA Games 26 của đội tuyển U23 Việt Nam. Và người hâm mộ đang chờ đợi một lời giải thích thỏa đáng của nhà đài.
Ngoài việc bày tỏ bức xúc về chuyện ngắt sóng đột ngột nói trên, một số độc giả cũng phản ánh việc bản tin Thể thao 24/7 trong chương trình Thời sự của VTV1 đã có cái nhìn thiếu khách quan về sự kiện cầu thủ Công Vinh gia nhập câu lạc bộ Hà Nội.
Công Vinh về với bầu Kiên: Có gì đáng phải ầm ĩ?
Trong bản tin Thể thao 24/7 hôm 22/9, biên tập viên Quốc Khánh đã có một số lời lẽ bình luận không mấy êm tai về quyết định bất ngờ của Công Vinh. Sau đó, đến ngày 24/9, bản tin 24/7 lại tiếp tục phát một đoạn phim ngắn dạng hài hước có tựa đề "Đơn giản tôi là... Lê Công Vinh," đề cập tới sự kiện nói trên, trong đó lồng những hình ảnh riêng tư của cầu thủ này với ca sĩ Thủy Tiên, hay hình ảnh Công Vinh có hành vi "vái lạy" trọng tài trong một trận đấu ở V-League cách đây hai năm.
Về tình, có thể Công Vinh đã sai khi bất ngờ quay lưng với Hà Nội T&T dù đã có thỏa thuận miệng với ban lãnh đạo đội bóng này. Nhưng về lý, Công Vinh không hề sai khi ký hợp đồng với câu lạc bộ Hà Nội sau khi đã hết hợp đồng với Hà Nội T&T. Nếu bản tin Thể thao 24/7 có bình luận về sự kiện này thì cũng không nên bới móc những chuyện riêng tư, hay sai lầm quá khứ của Công Vinh.
Tóm lại, việc bản tin của một kênh truyền hình quốc gia đã đi quá xa trong việc phán xét một cá nhân là điều không bình thường, gây nghi ngờ về tính khách quan của báo chí./.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ác mộng của hàng loạt game thủ VLTK đã tìm ra lời giải? Thời gian qua không ít gammer VLTK đã điên đâu vì viêc tài khoản bị kẹt sau khi bảo trì. Có thê khẳng định rằng Võ Lâm Truyên Kỳ chính là môt tượng đài sông của công đông game online Viêt Nam, bởi nêu không có tựa game này thì có lẽ GO đã khó có thê phát triên môt cách thân tôc...