Mang danh “con cả dâu trưởng”, tôi phải lo Tết từ A đến Z còn em dâu đến bữa chỉ vác miệng sang ăn
Chẳng sống chung nhưng cứ mỗi dịp giỗ chạp, Tết nhất là tôi lại phát cáu vì cô em dâu có tính ỷ lại của mình.
Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 5 năm nay. Bố mẹ chồng đều là nông dân chất phác, hiền lành nên mối quan hệ giữa tôi và họ khá bình thường. Nhưng người khiến tôi bực mình nhất từ ngày về làm dâu lại là cô em dâu. Đặc biệt, mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết như thế này là tôi lại càng khó chịu.
Nhà chồng có 3 anh em, phía sau chồng tôi còn một em trai và một em gái. Các em chồng cũng đều đã có gia đình riêng cả. Trong nhà chỉ có chúng tôi đang ở thành phố còn lại mọi người đều đang sống ở quê. Vì vậy mà mỗi dịp Tết nhất hay giỗ chạp là vợ chồng con cái chúng tôi lại khăn gói về quê. Nghe thì đơn giản nhưng chồng là con cả nên chúng tôi thường phải về từ sớm để lo lắng, sắp đặt và dọn dẹp nhà cửa. Tết năm nay cũng không ngoại lệ.
Là “con cả, dâu trưởng”, vợ chồng tôi đều biết phải có trách nhiệm lo lắng cho ông bà, thờ cúng tổ tiên. Nhà có việc, trong khi chồng dọn dẹp nhà cửa thì vợ đi chợ, nấu nướng. Cô em chồng biết ý, thường đến sớm và hỏi han xem chị dâu chuẩn bị thế nào rồi phụ giúp. Nhưng nhà cô ấy cũng khó khăn nên góp được từng nào hay từng đấy, tôi không ý kiến gì. Còn vợ chồng em dâu chỉ xuất hiện khi cỗ bàn đã được dọn xong.
(Ảnh minh họa)
Người ta vẫn bảo “được vợ mất chồng, được chồng mất vợ” đằng này nhà em dâu tôi thì lại được cả đôi. Thấy vợ không có ý kiến gì chuyện phụ giúp anh chị hay góp giỗ Tết, em chồng tôi cũng im luôn. Cả nhà cứ đến bữa kéo nhau sang ăn rồi kéo nhau về như là khách chứ chẳng phải con cháu trong nhà.
Mấy lần tôi ý kiến với chồng thì anh bảo: “Thôi, toàn em út trong nhà, tính toán với nó làm gì. Cả năm mới có một cái Tết để cả nhà sum vầy. Chúng nó có tâm thì đã chẳng để mình phải nhắc còn mình phận con trưởng phải đứng ra lo cho ông bà, tổ tiên chu đáo thôi. Mình cứ sống đúng với trách nhiệm, báo đáp bố mẹ, để phúc để phần cho con cái và không thẹn với làng xóm là được”.
Chồng nói đến thế thì tôi cũng thôi. Nhưng đó là chuyện của những năm trước còn năm nay tôi không thể nhịn thêm nữa.
Sau một thời gian dài đi ở nhà thuê thì cuối cùng năm nay chúng tôi cũng mua được một căn chung cư nho nhỏ. Đương nhiên là cũng có vay mượn nên kinh tế khá khó khăn. Đã thế cách đây không lâu, con tôi còn bị ốm, phải nằm viện một thời gian. Vì vậy mà năm nay tôi muốn đề nghị vợ chồng em dâu góp tiền giỗ Tết.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Sau khi nói chuyện với chồng xong thì tôi gọi điện cho em chồng: “Tết năm nay nhà chị khó khăn, cháu lại mới ốm nên không dư dả gì, vợ chồng chú liệu liệu mà góp giỗ cúng ông bà tổ tiên”. Nghe xong em chồng ậm ừ nên tôi cứ tưởng năm nay sẽ khác nhưng với tình hình này có khi lại chẳng thay đổi gì.
Hôm cúng ông Công ông Táo, vợ chồng tôi không về được nhưng nghe bố mẹ chồng bảo không thấy mặt nhà con trai thứ đâu nên ông bà đành phải tự lo liệu. Đến hôm nay, 25 tháng Chạp, vợ chồng tôi đã về quê rồi mà nhà cửa vẫn chưa dọn dẹp chứ đừng nói là sắm sanh. Tôi bực mình nên mới tỏ ý vùng vằng thì chồng tôi lại bảo nhịn vì sợ ông bà buồn.
Nhưng không lẽ chúng tôi cứ phải đứng ra lo lắng từ A đến Z thế này mãi sao. Trưởng thứ gì thì cũng là con trong nhà, chả lẽ cứ dâu trưởng thì phải đứng ra gánh hết mọi thứ sao? Lúc bình thường thì không sao nhưng khó khăn thế này thì ai hiểu cho cơ chứ!
Theo afamily.vn
Mẹ chồng tái mặt khi nhìn bát cá chép om dưa của nàng dâu mới ngày ông Công ông Táo
Ngày cúng ông Công ông Táo đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đang hiện hữu rõ mồn một khiến gia đình Thảo luôn trong tình trạng cơm chẳng còn lành, canh chẳng còn ngọt...
Thảo mới về làm dâu bà Minh vỏn vẹn được 2 tháng. Công việc bận rộn cuối năm khiến Thảo thường xuyên công tác xa nhà, ít có thời gian quan tâm, săn sóc gia đình. Điều này phần nào khiến bà Minh không mấy hài lòng.
Cách đây ít ngày, dù biết con dâu bận nhưng bà Minh vẫn chủ động gọi Thảo lại nói chuyện và "nhắc khéo" cô phải lo cho gia đình một cái Tết chu toàn vì dẫu sao cô cũng là dâu mới, năm đầu ăn Tết nhà chồng, phải làm sao cho bà được "nở mày nở mặt" với bà con.
Thảo vốn dĩ cũng là người sống biết điều nên khi mẹ chồng "gợi ý", cô đã cố gắng sắp xếp công việc để tranh thủ dọn dẹp, mua sắm dần những đồ thiết yếu cho dịp Tết này.
Mọi năm, gia đình bà Minh thường làm cơm "tiễn" ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp nhưng năm nay, do ngày này trùng vào thứ hai nên Thảo đã bàn với mẹ chồng cúng trước vào chủ nhật để cô có thời gian chợ búa và lo tươm tất cho mâm cỗ cúng.
Mẹ chồng nàng dâu lục đục sau ngày cúng ông Công ông Táo. Ảnh minh họa
Thuận theo ý con dâu, bà Minh gật đầu đồng ý. Thế nhưng, ngay từ sáng sớm hôm ấy, bà lấy lý do có buổi sinh hoạt tổng kết cuối năm của câu lạc bộ người cao tuổi nên không ở nhà phụ giúp con dâu được. Mọi việc Thảo phải tự lo liệu, từ mua sắm đồ cúng lễ, đi chợ nấu cơm và cuối cùng là thực hiện nghi lễ "tiễn" ông Công ông Táo về Trời.
Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ. Thực chất, mục đích của bà Minh là muốn thử sự đảm đang, tháo vát của nàng dâu mới vì từ khi Thảo về làm dâu, bà chưa được chứng kiến con dâu "trổ tài" bao giờ.
Đúng là Thảo đã không làm mẹ chồng thất vọng. Nhìn cách bày biện đâu ra đấy trên bàn thờ nhất là mâm ngũ quả được cắt tỉa tỉ mỉ, cầu kỳ với nhiều loại trái cây tươi khiến bà Minh rất hài lòng. Mâm cơm cúng với nhiều món ăn đa dạng cũng làm bà "ưng cái bụng".
Trong bữa ăn hôm ấy, ngoài những món được bày lên cúng lễ, Thảo còn bưng ra một bát canh cá chép om dưa vẫn còn nghi ngút khói thơm nồng. " Biết mẹ thích ăn cá om dưa nên con đã nấu. Mẹ ăn đi cho nóng", vừa nói Thảo vừa gắp một miếng thịt nạc cá vào bát cho mẹ chồng.
Quả thực, lời nói và hành động của con dâu như muốn "đốn tim" bà Minh vì đúng là, bà rất khoái món này. Bà đưa lên miệng để thưởng thức và vị của nó làm bà không thể chê vào đâu được. Bà nhìn con dâu và bắt đầu thấy có thiện cảm với cô.
Đang dở bữa, bà Minh chợt hỏi Thảo về việc đi phóng sinh cá chép ở đâu vì ở gần nhà bà không có sông, hồ. Mọi năm, bà phải đi xe hơn 3km mới phóng sinh được.
" Con thả vào trong nồi rồi đây mẹ", câu trả lời vô tư của con dâu khiến bà Minh sững lại, mặt tái đi. Miếng cá vừa đưa vào mồm bỗng đắng ngắt.
Bà Minh nhìn xuống bát cá rồi nhìn lên con dâu với ánh mắt dò xét. " Ý con là sao?", bà hỏi như vẫn còn chưa tin vào câu trả lời trước đó của con dâu.
Lần này Thảo đáp lại ngập ngừng hơn: " Cúng xong con cho cá vào om dưa đây mẹ. Tại ở quê con, mọi người cũng hay mua cá chép về vừa để cúng vừa để ăn luôn nên con tưởng nhà mình cũng thế...".
" Cô nấu lên thế này thì ông Công công Táo cưỡi gì về Trời để báo cáo được nữa? Sao lại có kiểu cúng xong thả vào nồi thế này hả giời?", bà Minh gắt gỏng buông đũa đánh keng một phát xuống mâm rồi đứng dậy.
Bữa ăn đang vui vẻ bỗng trở nên căng thẳng. Thảo cũng chưa bao giờ thấy mẹ chồng nổi giận đến thế nên cô rất sợ, không dám nói thêm lời nào.
Từ hôm ấy đến nay, dù Thảo đã xin lỗi mẹ chồng về hành động thiếu hiểu biết của mình nhưng bà Minh vẫn luôn "mặt nặng mày nhẹ" với cô. Với bà, việc làm của Thảo dường như rất nghiêm trọng.
Bà không nói thẳng với Thảo nhưng lại luôn bóng gió: " Cả năm cố gắng, cuối cùng cũng đổ xuống sông xuống biển"; " Sao cái kiến thức sơ đẳng là cúng xong phải phóng sinh cá mà cũng không biết"...
Thái độ của mẹ chồng khiến Thảo cũng thấy bí bách, khó chịu. Thế nên, dù ngày cúng ông Công, ông Táo đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đang hiện hữu khiến gia đình Thảo luôn trong tình trạng cơm chẳng còn lành, canh chẳng còn ngọt...
Mai Khôi
Theo giadinh.net.vn
Chị em phụ nữ bị nỗi sợ này ám ảnh trong mỗi dịp Tết Tết, chẳng hiểu từ khi nào đã trở thành nỗi sợ, thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em phụ nữ. "Đang yên đang lành thì... Tết" là tâm trạng chung của không ít chị em phụ nữ ở thời điểm hiện tại. Càng cận Tết, tâm trạng ấy lại như tăng lên gấp nhiều lần. Nếu ngày thường, công...