Mang “chuông đi đánh xứ người”, Kim Jong-un muốn giành được điều gì?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới đây bất ngờ bày tỏ ý định sẵn sàng gửi đội tuyển Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc. Giới chuyên gia nghi ngại cho rằng, tuyên bố của ông Kim là mũi giáo chia rẽ quan hệ Mỹ-Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo KIm Jong-un phát biểu mừng năm mới.
Sau một năm đạt được nhiều tiến bộ về chương trình vũ khí và không ngừng khẩu chiến với Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là đang dùng Thế vận hội mùa đông sắp diễn ra ở Hàn Quốc làm công cụ để giảm áp lực quốc tế ngày càng gia tăng đối với chế độ Bình Nhưỡng, bảo vệ kho vũ khí hạt nhân.
Trong bài phát biểu năm mới gần đây, ông Kim Jong-un đã kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thể hiện thành ý đó bằng cách tuyên bố nước này có thể tham gia vào Thế vận hội mùa đông vào tháng tới được tổ chức ở Pyeongchang, Hàn Quốc.
Về phần mình, Seoul tỏ ra rất hăng hái chào đón sự góp mặt của Triều Tiên để đảm bảo Thế vận hội diễn ra thành công tốt đẹp, không bị gián đoạn bởi bất cứ vụ phóng tên lửa, thử hạt nhân nào đồng thời đây cũng được cho là bàn đạp để các bên nối lại các cuộc đối thoại đã bị trì hoãn quá lâu. Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từ lâu đã mong muốn theo đuổi chính sách hòa dịu với Bình Nhưỡng. Thậm chí, ông Moon Jae-in còn muốn hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trước Thế vận hội bằng cách hoãn các cuộc tập trận quân sự chung với quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nghi ngại cho rằng, ông Kim Jong-un đang sử dụng chiến lược chia rẽ tình đồng minh khăng khít giữa Seoul và Washington – vốn chủ trương áp dụng chiến lược gây áp lực tối đa với Triều Tiên, đồng thời để Bình Nhưỡng thấy rằng, tất cả các lựa chọn bao gồm lựa chọn quân sự vẫn ở trên bàn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, động thái của ông Kim Jong-un còn nhắm đến sự nhất trí quốc tế rộng lớn hơn bao gồm các nước lớn như Trung Quốc, Nga và Nhật đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt và cô lập sâu hơn nhắm vào Triều Tiên trong những tháng gần đây.
Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng, chiến thuật truyền thống của Triều Tiên là gây hấn, khiêu khích mạnh mẽ sau đó sẽ là giai đoạn điều đình, hòa hoãn nhằm tạo ra sự chia rẽ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm qua đã nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường các lệnh trừng phạt toàn cầu nhắm vào Triều Tiên khi nước này không ngừng phát triển các tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào lục địa Mỹ. Washington nhấn mạnh sự hợp tác toàn diện của Trung Quốc, Nga và các nước khác là yếu tố quan trọng cho sự thành công của nỗ lực này.
Theo Danviet
Chuyên gia hạt nhân dự đoán cuộc "quyết đấu" Mỹ-Triều Tiên năm 2018
Triều Tiên và Mỹ ngấp nghé bờ vực "xung đột nóng" trong suốt năm 2017 và năm nay, 2 nước này có nguy cơ đụng độ trong cuộc đấu hạt nhân cuối cùng nếu căng thẳng không được hạ nhiệt, chuyên gia hạt nhân cảnh báo.
Cuộc "khẩu chiến" giữa chính quyền Mỹ Donald Trump và chính quyền Triều Tiên Kim Jong-un vẫn không ngừng leo thang sau một năm đầy ắp những lời đe dọa chiến tranh hùng hồn. Mới đây nhất, trong một thông điệp đầu năm mới 2018, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gửi lời cảnh báo lạnh người tới Mỹ rằng, ông không ngại "ấn nút hạt nhân" trong trường hợp cần thiết.
Trong 12 tháng qua, Triều Tiên đã thử nghiệm hàng chục tên lửa và một quả bom hạt nhân mạnh nhất từ trước tới nay của nước này, trong khi Mỹ tổ chức hàng loạt cuộc tập trận chung quy mô lớn chưa từng thấy với các đồng minh trong khu vực nhằm khoe sức mạnh quân sự, "dằn mặt" Bình Nhưỡng.
Chuyên gia hạt nhân Bruce Blair nhận định rằng, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên trong năm 2018 sẽ tiếp nối năm 2017, không hạ nhiệt mà sẽ vẫn leo thang.
"Tôi cho rằng, căng thẳng sẽ tiếp diễn và sẽ dẫn tới cuộc đấu cuối cùng. Hai bên (Mỹ, Triều Tiên) đang bị đẩy gần hơn tới bờ vực xung đột vào năm 2018. Có nhiều cách dẫn tới xung đột nóng bùng nổ, thông qua sự leo thang cố ý lẫn vô ý", ông Bruce Blair - một cựu sĩ quan phóng hạt nhân nhấn mạnh. Triều Tiên đã bắn thử nghiệm 23 tên lửa trong năm 2017 trong nỗ lực hoàn thiện công nghệ tên lửa để đưa Mỹ vào tầm bắn.
Nước này tin rằng, vũ khí hạt nhân sẽ là "thanh gươm" bảo vệ Bình Nhưỡng khỏi Mỹ.
Cuộc thử nghiệm tên lửa gần đây nhất mà Triều Tiên thử nghiệm diễn ra vào ngày 28.11. Đó được cho là tên lửa hạt nhân tối tân nhất của Triều Tiên dù vẫn còn nhiều nghi ngại về khả năng hạt nhân của nước này.
Theo ông Blair, bất cứ cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Triều Tiên cũng chắc chắn sẽ dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
"Sự bùng phát của các hành vi thù địch đang leo thang và tôi nghĩ rằng, tình hình có thể leo thang nhanh hơn nhiều so với những gì mọi người có thể nhận ra. Nó có thể dẫn đến một cuộc xung đột hạt nhân quy mô lớn. Trong một cuộc xung đột thông thường, Triều Tiên sẽ yếu thế hơn và tình huống đó buộc họ phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Đó có thể là mồi lửa cuối cùng khiến Tổng thống Trump ấn nút hạt nhân", ông Blair tuyên bố.
Chuyên gia hạt nhân này cảnh báo thêm rằng, kịch bản chiến tranh hạt nhân thậm chí còn có thể xảy ra nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử tên lửa khiêu khích đặc biệt và Mỹ quyết định can thiệp.
Ông Blair mô tả, Mỹ có thể phát hiện Triều Tiên đưa đầu đạn hạt nhân gắn vào tên lửa chuẩn bị thử nghiệm trực tiếp. Tổng thống Trump sẽ được thông báo về vụ việc và phải đưa ra lựa chọn để hành động.
"Tổng thống Trump có thể lập tức phóng tên lửa, hoặc không- sau đó chúng tôi sẽ được triệu tập để tham vấn khẩn cấp và ông ấy sẽ quyết định trả đữa hay không", vị tiến sĩ nói đồng thời kêu gọi Mỹ nỗ lực đưa Triều Tiên quay lại bàn đàm phán.
Theo Danviet
Các phi công tiêm kích Mỹ cảnh báo lạnh người Kim Jong-un Nhóm phi công lái máy bay chiến đấu Mỹ được giao nhiệm vụ đánh bom Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh nổ ra vừa tiết lộ điều gì sẽ xảy ra nếu nhà lãnh đạo Kim Jong-un "phạm sai lầm" và kích động Mỹ. Các phi công máy bay chiến đấu Mỹ vừa gửi cảnh báo lạnh người tới nhà lãnh đạo...