Mang cả nồi cơm lên cơ quan nấu để xài điện “chùa”
Tranh thủ cắm nồi cơm, sạc đầy pin điện thoại, làm muộn để còn tắm giặt ở công ty,… Sợ hóa đơn tiền điện tăng cao ngất vào những ngày hè nắng nóng, không ít chị em văn phòng tìm đủ cách để xài điện “chùa” nơi làm việc.
Phòng làm việc thơm mùi cơm chín
Ngày nào cũng như ngày nào, đều như vắt chanh, cứ sáng ra chị Vũ Thị Xuân – nhân viên một cơ quan nhà nước trên đường Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội) – lại đong 2 bát gạo bỏ vào túi nilon đem đến cơ quan để chiều tối, khi chuẩn bị tan sở, là chị tranh thủ vo gạo cắm nồi cơm. Khi về cũng là lúc cơm đã chín, chị chỉ việc bỏ vào cặp lồng rồi xách về.
Chị Xuân kể, cái nắng kinh hoàng của mùa hè năm nay khiến hóa đơn tiền điện nhà chị tăng đột biến. Điều hòa, quạt, tivi, tủ lạnh, máy giặt,… toàn thứ cần thiết không thể ngừng sử dụng. Hô hào mọi người ở nhà tiết kiệm không được, chị nghĩ ra cách đem gạo, nồi cơm điện lên cơ quan để nấu, vừa tiết kiệm lại tranh thủ lúc rảnh rỗi.
“Nhà tôi cách cơ quan chưa đầy 400 m, đi đi về về mất chưa đầy 5 phút nên việc mang gạo chẳng có gì la ngại. Là cơ quan nhà nước nên mọi người cũng không để ý đến việc này”, chị Xuân chia sẻ.
Dân công sở đua nhau nấu cơm trên cơ quan để tiết kiệm tiền điện cho gia đình
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà, nhân viên một công ty công nghệ thông tin trên đường Duy Tân (Cầu Giấy), cho hay, cơ quan chị đang rộ lên phong trào đem gạo lên cơ quan thổi nấu, tối đem cơm về nhà ăn.
“Có hôm, 3h chiều đã thấy 5-6 cái nồi cơm điện bốc hơi nghi ngút. Mọi người tranh nhau ổ điện cắm cơm, phòng làm việc chiều nào cũng thơm nức mùi cơm chín”, chị nói.
Theo lời chị Hà, mùa đông thì chỉ 1-2 chị tranh thủ xài “điện chùa”, nhưng sang mùa hè thì ai cũng muốn nấu trên cơ quan, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.
Thừa nhận điều này, anh Nguyễn Xuân Dương ở khu chung cư Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, thấy hóa đơn tiền điện tháng 5 tăng gấp đôi, vợ anh liền quán triệt phải tuyệt đối tiết kiệm điện và vạch ra phương án tích cực xài “điện chùa”.
Video đang HOT
Cụ thể, hàng ngày vợ anh sẽ chịu khó đem nồi cơm điện lên cơ quan để cắm cơm. Còn anh, trước khi tan sở phải sạc đầy pin điện thoại. Thậm chí, chiếc quạt tích điện dự phòng dùng cho lúc mất điện anh cũng đem lên cơ quan để sạc.
“Làm như vậy liền một tháng, tôi thấy đỡ được mấy chục ngàn tiền điện. Số tiền này không nhiều nhưng với vợ tôi, tiết kiệm được một đồng cũng tốt”, anh Dương nói.
Kéo cả con lên cơ quan tắm giặt
Ngoài dùng điện chùa, dân công sở còn tranh thủ dùng “nước chùa” để tắm rửa, giặt giũ trên cơ quan.
Làm việc trên đường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) ngay cạnh trường mầm non của con trai nên chiều nào trước khi tan sở, chị Phạm Hồng Nhung cũng tranh thủ đón con về cơ quan. Chờ đến khi tan làm, mọi người về hết là cả hai mẹ con cùng tắm táp, giặt giũ quần áo xong xuôi mới về.
Chị Nhung cho hay, tắm giặt ở cơ quan không đơn giản như ở nhà. Chị phải chờ mọi người về hết. Chưa kể, hôm nào cũng lỉnh kỉnh chuẩn bị quần áo cho cả hai mẹ con, tối tắm giặt xong lại xách túi quần áo ướt về. Nhưng chị đành chấp nhận để giảm thiểu việc dùng nước, điện ở nhà.
Tương tự, anh Bùi Minh Đức (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) đang thực hiện chiến dịch tiết kiệm điện nước một cách triệt để bằng độc chiêu “xài điện cơ quan”.
Anh chia sẻ, tháng 5 vừa rồi chủ nhà trọ thông báo tiền điện phòng anh hết 780.000 đồng, tiền nước hết 120.000 đồng nữa (giá nước chủ nhà trọ thu 12.000 đồng/m3) làm anh vã mồ hôi hột. Số tiền trên bằng 1/6 tháng lương của anh, chưa kể tiền thuê phòng, tiền internet,… mà anh phải đóng hàng tháng.
“Xót ruột, tháng vừa rồi, tôi chăm đi làm sớm, về muộn. Hôm nào cũng 10 giờ đêm mới mò về phòng trọ. Chuyện tắm giặt, cả tháng rồi tôi phải cắp quần áo lên cơ quan để hết giờ làm việc tắm táp, giặt giũ luôn rồi mới về”, anh nói.
Theo anh Dũng, chuyện anh tắm giặt ở cơ quan cũng có khá nhiều người nhòm ngó, nói ra nói vào. Song, để tiết kiệm tiền điện, tiền nước ở nhà, tránh thâm hụt quá mức vào khoản lương ít ỏi của mình anh đành chấp nhận “làm ngơ, bơ đi”.
“Mới hơn một tháng mà hôm vừa rồi chủ nhà trọ thông báo phòng tôi đã giảm được nửa tiền điện và tiền nước”, anh khoe.
Theo Như Băng
Vietnamnet
Biểu giá điện lũy tiến: Ngành điện "ăn đậm" trên lưng người dân?
Sản lượng điện sử dụng sinh hoạt tăng từ 12 - 19% so với cùng kỳ được Bộ Công Thương lý giải là nguyên nhân khiến cho hóa đơn tiền điện tăng cao trong các tháng vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng biểu tính lũy tiến giá điện với mức cao nhất lên tới 2.500 đồng/kWh đang "đè nặng" lên vai của người dân
EVN có thể tăng doanh thu cao hơn nhờ biểu tính giá điện lũy tiến?
Trong một báo cáo mới đây về hệ thống điện và những vấn vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến ngành điện, Bộ Công Thương cho rằng tình hình thời tiết rơi vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn bất thường, nên tốc độ tăng trưởng phụ tải của toàn hệ thống điện đạt ở mức cao.
" Chát": Dùng nhiều, trả nhiều
Cụ thể, trong tháng 3 tốc độ tăng trưởng phụ tải tổng sản lượng điện năm 2014 so với cùng kỳ là 8,4%; tháng 4 là 10,6%; tháng 5 là 11,83%; tháng 6 là 11,56%. Riêng phụ tải sinh hoạt, mức độ tăng khá mạnh như: tháng 3: 19%; tháng 4: 10%; tháng 5: 12,7%; tháng 6: 12,19%.
Bộ chủ quản cũng đưa ra con số thống kê sản lượng điện sinh hoạt trong các năm từ 2011-2015 để chứng minh, tháng 5 và tháng 6 sản lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt luôn tăng cao hơn các tháng còn lại. Bộ này cho rằng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhu cầu điện sử dụng trong các tháng nắng nóng cao hơn so với các tháng đầu năm.
Dẫn chứng, trong năm 2014 - 2015, sản lượng điện sinh hoạt bậc thang tháng 4 so với tháng 3 là 18,9% và 10,6%; tháng 5 so với tháng 3 là 23,8% và 17,7%; tháng 6 so với tháng 3 là 44,4% và 36,7%. Đặc biệt tại Hà Nội, những ngày cao điểm nhất của nắng nóng lại trùng với kỳ ghi chỉ số hóa đơn tiền điện, từ ngày 5 - 25 hàng tháng, nên Bộ Công Thương cho rằng nhiều trường hợp, sản lượng điện tăng từ 1,5 đến 3 lần, dẫn đến tiền điện phải trả tăng đột biến.
Cũng theo Bộ này, để đảm bảo tính minh bạch trong việc ghi chỉ số công tơ điện, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đang triển khai hình thức ghi chỉ số bằng máy tính bảng và bộ thiết bị ghi chỉ số. Dự kiến trong kỳ tháng 7 tới, số lượng khách hàng được áp dụng biện pháp ghi chỉ số công tơ này là trên 1 triệu, chiếm tỉ lệ trên 40%.
Việc dùng nhiều phải trả nhiều nghe có vẻ hợp lý, song với một nền kinh tế thị trường thì sự hợp lý này lại đang là nghịch lý. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự nghịch lý này lại chỉ "hợp" và tồn tại trong ngành điện, một ngành vốn lâu nay độc quyền, luôn bị cho là thiếu minh bạch trong kinh doanh. Theo phân tích của TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, điện là ngành độc quyền, hiệu quả kinh doanh kém và luôn phải chịu sức ép về nguồn vốn để triển khai các dự án điện.
Cần tính giá mềm hơn!
Nguồn cung điện có hạn trong khi nguồn cầu chưa đáp ứng được, nếu dùng nhiều và không tiết kiệm thì có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối cung cầu điện. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Bộ chủ quản và ngành điện đưa ra biểu tính lũy tiến, tức là càng dùng nhiều càng phải trả nhiều, để người dân tăng cường việc sử dụng tiết kiệm điện.
Lý giải về việc áp dụng biểu tính giá này, Bộ Công Thương cũng cho rằng mục đích là để khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện. Bộ này còn dẫn chứng, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào... cũng áp dụng giá điện theo các bậc tăng dần. TS. Long cho rằng cách so sánh nào là "khập khiễng" khi các nước trên có trình độ phát triển, thu nhập cao hơn so với Việt Nam.
Các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm Bộ Công Thương và ngành điện rằng, trong lúc nguồn cung điện hạn chế thì việc áp biểu tính giá điện bậc thang theo hướng càng sử dụng nhiều càng phải trả nhiều là hợp lý. Song cần nhớ rằng từ ngày 16/3 khi Bộ Công Thương chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 7,5%, thì Bộ này cũng áp dụng biểu tính giá mới với mức trung bình, chắc hẳn phải "vượt" xa mức 7,5%. Vấn đề là, các mức bậc thang lũy tiến mà Bộ này đưa ra liệu có hợp lý với sức chịu đựng của người dân hay không?
Phân tích kỹ hơn về biểu tính giá điện mới, mức sử dụng điện cao nhất lên tới 2.735 đồng/kWh cho cấp điện áp dưới 6 kV; 2.637 đồng/kWh cho cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22 kV; 2.556 đồng/kWh cho cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV và từ 110 kV trở lên có cấp điện áp cao nhất là 2.459 đồng.
Điểm đáng chú ý là Bộ Công Thương và ngành điện áp dụng cách tính giá điện theo các giờ thấp điểm, cao điểm và bình thường. Theo các chuyên gia, đây là bảng tính "đánh đố" người tiêu dùng khi rất có để tính toán và phân loại được lượng điện tiêu thụ.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc áp dụng biểu tính lũy tiến với giá điện cao nhất lên tới trên 2.500 đồng/kWh là quá cao. So với mức thu nhập của người dân, tình hình kinh tế hiện nay, cùng sức cầu chưa được cải thiện nhiều, thì biểu tính lũy tiến của ngành điện đang là gánh nặng với người dân. Do vậy, đại diện Hiệp hội này cho rằng Bộ Công Thương và ngành điện cần "tính toán" để giá "mềm" hơn một chút.
Còn nhớ, khi họp báo công bố về việc điều chỉnh giá điện lên 7,5%, ông Đinh Quang Tri, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán doanh thu của Tập đoàn sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng nhờ tăng giá điện. Thế nhưng, với mức giá cao nhất lên tới trên 2.500 đồng/kWh, thì chắc hẳn ông lớn độc quyền EVN sẽ "ăn đậm" hơn nhờ biểu tính này?!
Theo Trí Thức Trẻ
Chỉ số điện tăng gấp đôi, giá điện lên gấp ba? Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, sản lượng điện tiêu thụ toàn hệ thống tăng mạnh thời gian gần đây. Trước thông tin này, nhiều người dân lo lắng hóa đơn tiền điện tháng 7 sẽ tiếp tục tăng bởi biểu giá của "nhà đèn". Theo báo cáo của EVN, chỉ tính riêng ngày 2/7 vừa qua, sản lượng...