Mang cả hồ tiêu, cà phê đi… đánh bạc
Năm 2010 giá cao su, hồ tiêu, cà phê tăng vùn vụt. Các sòng bạc bên kia biên giới đã tỏ ra “nhạy bén” với cơ hội này. Đây cũng chính là nỗi bi hài “đặc trưng” của các con bạc Tây Nguyên.
Quản gì kiếp tha hương…
Qua tìm hiểu của chúng tôi, dân đánh bạc ở bên kia biên giới gần như đủ mặt các tỉnh Tây Nguyên. Không ít người là công nhân, người lao động ở các công ty cao su, cà phê và cũng không hiếm con bạc là nông dân địa phương.
Nhà xe đang làm thủ tục tượng trưng cho những con bạc qua biên giới.
Nhân vật ấn tượng đầu tiên mà tôi gặp là Trần Thị Hà, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ở quê, Hà một thời là “dân đá đỏ” có tiếng. Thói đời hễ có tiền là tập tọng ăn chơi, Hà dính vào chiếu bạc. Tiền của rồi nhà cửa kiếm được từ buôn bán đá đỏ lần lượt đội nón ra đi, hai vợ chồng phải dắt nhau vào Tây Nguyên làm đủ thứ nghề để sống.
Hai năm nay, cuộc sống mới ổn định đôi chút thì ngựa quen đường cũ, Hà lại sa vào cờ bạc. Lần này thì không chỉ vợ, mà cả chồng. Hà nói rằng không nhớ nổi bao lần vượt biên đánh bạc mà chỉ nhớ không lần nào mình thắng trận trở về…
Làm quần quật, buôn bán được chút đỉnh là máu cờ bạc lại nổi lên, lại sang biên giới đánh bạc. Anh đánh đằng anh, chị chơi đằng chị, tiền ai người nấy đánh. Cái ràng buộc họ bây giờ chỉ là đứa con. Ai làm gì mặc, hàng tháng chỉ cần góp tiền lại đủ để nuôi thằng bé là xong!
Cũng như Trần Thị Hà, bao nhiêu người ly hương vào đất Tây Nguyên với mong ước đổi đời. Nhưng đổi được rồi, họ lại sa vào cờ bạc để đổi đời theo một nghĩa khác…
Một công nhân cao su ở Chư Prông tên Hải cho biết: Nhiều công nhân cao su vẫn thường sang Campuchia chơi bạc. Người ít “đóng học phí” chục triệu là chuyện thường.
Chú ruột của Hải là một ví dụ. Vào Tây Nguyên lập nghiệp từ những ngày mới giải phóng, nhịn ăn nhịn mặc, qua bao cơn sốt thập tử nhất sinh mới gây dựng nên nhà cửa, vườn tược như ngày hôm nay. Vậy mà “củi đốn ba năm thiêu hết một giờ” do bị rủ rê cờ bạc. Bây giờ đang suy tim độ 3, bác sĩ khuyên nên bỏ đánh bạc, nhưng ông ta vẫn chứng nào tật nấy, có được vài trăm nghìn lại mò đi đánh bạc…
Video đang HOT
Bi hài tương tự là trường hợp một con bạc tên Toàn ở đường Hùng Vương, thị trấn Chư Prông. Vợ chồng đầu tắt mặt tối bao năm mới gây dựng được vườn tiêu. Vậy mà máu cờ bạc nổi lên, Toàn bán phăng đi lấy 700 triệu đồng. Xách cả túi tiền lên biên giới đánh bạc, ngày đầu ăn được mấy trăm triệu, Toàn tuyên bố sẽ mua chiếc xe ô tô để đi chơi.
Nào ngờ chưa kịp mừng, hôm sau đã thua hết cả tiền ăn. Cú lên, Toàn gán cả căn nhà để gỡ cũng thua nốt. Vườn, nhà mất sạch, chính anh ta cũng chưa biết canh bạc bi hài của cuộc đời rồi sẽ về đâu…
Khôn ngoan cũng chẳng thoát tròng…
Theo lời Hà, quân đánh bạc hạng “bình dân” ở đây khôn. “Khôn” ở đây là họ chơi “chiến thuật du kích”: Ăn được tiền là dừng. Không ít dân cờ bạc “gạo” sang đây kiếm cơm được vài “chai” rồi nghỉ. Họ cho như vậy là để “đầu óc sáng suốt”, tránh được tâm lý cú lên là “bất cần đời”.
Tôi gặp hai con bạc cùng hoàn cảnh cô đơn, cùng mang dòng họ Phạm ở Ia Me, Chư Prông là Nam và Út. Nghe hôm nay Út được gần 2 triệu. Khi tôi hỏi: Sao Út không chơi tiếp? Út tỏ vẻ già đời: Chiều rồi, thắng được tiền phải biết giữ, mai đánh tiếp. Giờ theo là sạch túi. Đừng nói tiền thắng, vốn đi luôn cũng không chừng… Thế nhưng ngày hôm sau gặp lại, Út “bỏ nhỏ” với tôi: Cho Nam mượn 7 “chai”, hôm qua mới đưa được 3, vẫn đang thiếu 4 chai đấy. Mấy ngày nay nó đen lắm. Thua suốt à…
Làm gì có chuyện “khôn” một khi đã dính vào tròng cờ bạc… Chị Phạm Thị Nam chồng mê cờ bạc khiến gia đình tan nát. Ôm con về nhà ngoại, Nam cặp bồ, có thêm đứa con ngoài giá thú rồi sa vào trò đỏ đen.
Rất hồn nhiên, nhiều con bạc thú thật là do trúng cà phê, hồ tiêu vụ rồi nên sang Campuchia đánh bạc thử vận may.
Nam kể: “Nhớ lại lần đầu chơi món “Long hổ”, em mất toi 2 “chai”. Ngày hôm sau ôm hơn 10 “chai” quyết ăn thua đủ. Túi không về nhà, được nhà cái rút 500 nghìn khuyến mãi chơi tiếp ngay tại trận cũng thua nốt. Giờ thì tuần nào cũng đi, chỉ mong gỡ lại vốn rồi cạch. Thế nhưng lần nào còn tiền để đi xe về đến nhà đã coi là một ngày hên…
Chúng tôi chứng kiến trường hợp một con bạc tên Bắc ở Kon Tum, 3 ngày liền thua hơn 1 tỷ đồng. Ngày cuối cùng cố gỡ, Bắc thua nốt 320 triệu. Tỷ bạc anh ta ném vào trò đỏ đen kia giá trị bằng 3ha cà phê kinh doanh hoặc 3ha cao su đã vào chu kỳ khai thác.
Ai thử tính mỗi ngày bao nhiêu ruộng vườn, tài sản đội nón đi sang xứ người ? Vậy mà thật đáng buồn, cho đến bây giờ các cấp chính quyền ở Gia Lai gần như vẫn dửng dưng.
Theo Dân Việt
"Bão" cờ bạc quét đến Tây Nguyên, Cờ bạc xuyên biên giới: Dịch vụ đến... "tận răng"
Nghe tôi nói để quên CMND ở nhà, Toàn lôi một xấp... CMND đã chuẩn bị sẵn từ trước ra, chọn một cái có hình hơi giống tôi rồi bảo: "Nhớ kỹ tên trên căn cước kẻo bị phạt"...
Mỗi ngày ước tính có hàng chục chuyến xe tỏa đi khắp Gia Lai đón rước dân cờ bạc lên biên giới. Khó ai nghĩ được rằng, qua biên giới đánh bạc lại dễ dàng và được phục vụ chu đáo đến thế...
Các con bạc chuẩn bị qua biên giới.
Chỉ cần căn cước "lụi"
Một ngày giữa tháng 5, trong vai một con bạc, tôi được tài xế tên Toàn - chủ chiếc xe 16 chỗ ngồi phụ trách đón "quân" khu vực thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, Gia Lai), cho qua biên giới Campuchia. Cùng điểm hẹn với tôi có 3 phụ nữ là "mối" quen của Toàn (sau này tôi mới biết họ đều là những con bạc nhẵn mặt ở casino bên kia biên giới)...
"Cơn bão" cờ bạc đã từng hoành hành các tỉnh biên giới Tây Nam, khiến nhiều gia đình tan nát, điêu đứng, nay lại tiếp tục "đổ bộ" vào vùng biên giới các tỉnh Tây Nguyên làm cho tình hình an ninh ở khu vực này càng trở nên phức tạp...
11 giờ 25 phút xe bắt đầu chuyển bánh. Đến Mok Đen - xã biên giới Đức Cơ, Toàn dừng xe "bốc" thêm khách. Chuyến xe đã đủ "sở hụi" để giao, bấy giờ tài xế Toàn mới hỏi CMND của mọi người.
Nghe tôi trả lời để quên ở nhà, Toàn lôi một xấp CMND đã chuẩn bị sẵn từ trước ra, chọn một cái có hình hơi giống tôi rồi bảo: "Nhớ kỹ tên trên căn cước kẻo bị phạt", đồng thời thu 50 nghìn đồng/người, mà theo Toàn là tiền vé vào cổng.
Bến xe cách cửa khẩu Lệ Thanh khoảng 100m. Trong bến có hàng chục chiếc xe mang đủ loại biển kiểm soát đang chờ lấy vé đăng ký từ những người ngồi trong chiếc xe mang BKS Campuchia. Theo chị Phạm Thị Nam - một con bạc đi cùng xe, họ là nhân viên của "công ty" (?) kiểm tra số đầu người để trả tiền cho tài xế...
Đến Trạm kiểm soát, tài xế cầm một xấp căn cước giao cho người sĩ quan biên phòng. Khi anh này gọi tên, từng người trên xe chỉ việc xướng "có" là xong...
Trạm kiểm soát phía Việt Nam chỉ có hai nhân viên, một của ngành hải quan và một sĩ quan biên phòng. Hầu hết khách trên chuyến xe hôm đó đều không có giấy thông hành hoặc hộ chiếu. Không những thế 4 người còn sử dụng căn cước "lụi" của người khác.
Tài xế cầm một xấp căn cước giao cho người sĩ quan biên phòng. Khi anh này gọi tên, từng người trên xe chỉ việc xướng "có" là xong. Casino cách cửa khẩu khoảng hơn 1km nên các con bạc được cho ăn cơm trưa trước khi bước vào cuộc chơi...
Sáu người 6 đĩa cơm trắng, ăn chung 1 đĩa thức ăn là hành tây xào lèo tèo vài miếng thịt heo, hết 150 nghìn đồng; giải khát ly nước mía giá 10 nghìn. Chẳng ai phàn nàn vì đã hiểu: Bước chân vào chốn này, cơ sự đương nhiên là phải thế...
Dịch vụ đến... "tận răng"
Sòng bạc nằm trên địa bàn Ozadao thuộc tỉnh Ratanakiri. Gọi thế cho oai, thực tế nó chỉ là căn nhà dài mái lợp tôn dựng vội. Dù mái được phun nước giảm nhiệt, nhưng cũng không ngăn được cái nóng giữa mùa khô như vốc lửa. Lố nhố ngoài sân hơn chục gã bảo vệ. Gã nào cũng máy bộ đàm, roi điện kè kè. Nghe đâu trong số này có cả "giang hồ đất Cảng". Mặc, dường như coi mình chỉ là những kẻ đi đánh bạc một cách "lương thiện", gần 300 con bạc mà hầu hết là người Việt - vẫn dồn hết tâm trí vào cuộc đỏ đen...
Tôi quan sát thấy sòng bạc này chỉ gồm 4 món: Long hổ, bài cào, tài xỉu, xóc đĩa. Hai món tài xỉu và xóc đĩa chiếm hầu hết người chơi. Ba bàn long hổ, bài cào chỉ lèo tèo vài người. Món tài xỉu cách chơi không khác gì các sòng bạc "lậu" ở Việt Nam.
Chỉ riêng món xóc đĩa có thêm vài cái mới: Chỉ đặt chẵn, lẻ trúng ăn tiền không thừa, không bán. Tiền đặt cược nhỏ nhất 100 nghìn, lớn nhất 300 triệu đồng cho một lần. Đánh ba đen, ba trắng đặt 1 ăn 2,5; đánh bốn đen, bốn trắng đặt 1 ăn 10. Mỗi triệu tiền thắng được nhà cái lấy 50 nghìn tiền xâu.
Hồ lỳ ngồi xóc và kêu kết quả, có 6 nhân viên mặc đồng phục trắng, thắt nơ đỏ chung tiền. Khoảng 250 người "bu" lấy hai dãy bàn tài xỉu, xóc đĩa. Mỗi lần hồ lỳ kêu kết quả, tiếng con bạc la mừng rỡ, hớn hở vì được bạc trộn lẫn với tiếng ồn ào, nhốn nháo văng tục của kẻ thua tiền.
Lân la đến một con bạc vừa bị loại khỏi cuộc chơi hỏi dò, tôi được biết: Ở đây các con bạc "đại gia" mỗi "chén" thường đánh vài triệu đến vài chục triệu tùy độ "kết" của họ. Nhiều chén bạc lên đến vài trăm triệu đồng. Khi cháy túi, các đại gia thường được nhà cái khuyến mãi một ít tiền để chơi tiếp, tùy theo mức độ thua. Các chân rết kiêm tài xế đi tuyển "quân" hầu như nắm chắc tài sản của mỗi con bạc nên chẳng ngại ngần gì mà nhà cái không cho vay để sau đó đến tận nhà đòi nợ...
Tại đây còn có một đội quân lưu động cầm đồ, cho vay tiền lấy lãi sẵn sàng phục vụ con bạc khi họ có yêu cầu. Theo quan sát của tôi, có khoảng 5 người chuyên cho vay tiền lấy lãi, cầm đồ cho dân cờ bạc. Cứ vay "nóng" 1 triệu đồng, mỗi ngày con bạc phải trả 50 nghìn tiền lãi. Chính họ là nhân tố trợ giúp nhà cái móc túi con bạc đến kiệt cùng...
--------------
Kỳ 2: Mang rẫy vườn vào sòng
Theo Dân Việt
VÌ SAO "QUÝ BÀ" MÊ ĐÁNH BẠC? - BÀI 1 80% con bạc vùng biên là "quý bà" Một thực trạng đng bo động: Đa sối chii trong cc casino ở ven biênt Nam-Campuchia là phụ nữ. Không chỉi giàu,i trẻ mà cả phụ nữ nghèo,i c tuổi; không chỉ cc cô gi thành thị mà cả nông dân chân chấng bị hút vào sòc. Chúng tôã thâm nhập thực tế để thử phân tích, lý giải nguyên nhân vì sao...