Mang cả đại dương vào nhà
Nếu là người thích biển, yêu đại dương và luôn mong muốn được dạo chơi ngắm biển mỗi ngày, bạn hãy làm đẹp cho ngôi nhà của mình với những chiếc bể cá nhé.
Những bể cá cảnh không chỉ làm cho ngôi nhà thêm mát mẻ mà còn trở thành vật dụng nội thất đẹp, tạo điểm nhấn cho không gian sống
Bể cá cảnh có nhiều mẫu mã đa dạng, thường được trang trí ở phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc trong nhà.
Đó có thể là chiếc bàn cà phê nhìn thấu bể cá, bàn tiếp khách với bể cá, cũng có thể là quầy bar, thậm chí là thủy cung thu nhỏ trong phòng ngủ hay nhà bếp…
Chiếc bàn cà phê nhìn thấu bể cá lớn với những chú cá bơi lội tung tăng là ý tưởng trang trí tuyệt vời làm cho không gian sống trở nên tươi mát.
Phòng giải trí mát mẻ với bể cá lớn chiếm toàn bộ bức tường như một bức tranh động.
Bể cá lớn được lắp trên tường ngăn chia phòng khách với không gian khác trông thật ấn tượng.
Quầy bar hồ cá trở thành vách ngăn an toàn mềm mại để phân chia các phòng chức năng.
Cây bể cá đứng kết hợp đồng hồ vừa hiện đại vừa đem lại nhiều chức năng, tạo điểm nhấn trong nội thất.
Phòng ăn hiện đại tinh tế với bức tường là bể cá lớn, đem lại cho gia chủ tâm trạng thoải mái, thư giãn như đang thưởng thức bữa tối bên bờ biển lãng mạn.
Video đang HOT
Phòng khách sang trọng, ấn tượng với chiếc bể cá tròn khổng lồ được ốp đá.
Bàn ăn được tích hợp với bể cá.
Bồn rửa tay thủy sinh là ý tưởng độc đáo, mới mẻ.
Văn phòng làm việc với bể cá tạo điểm nhấn và đem lại cảm giác thư giãn.
Chiếc bể cá tuyệt đẹp trên giường trông như thủy cung thu nhỏ.
Sử dụng một bể cá lớn để trang trí hay làm vách ngăn các phòng cho một không gian mở là ý tưởng tuyệt vời, vừa giúp gia chủ thư thái, sảng khoái vừa giữ được sự riêng tư cho các phòng chức năng, đồng thời đem lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Ngôi nhà có mái bậc thang, bọc vỏ thép
Công trình màu đỏ rộng 190 m2 ở quận Bình Tân là món quà con gái dành cho mẹ sau 30 năm bà ở căn nhà cũ đã xuống cấp.
Căn nhà có chiều ngang bốn mét, dài 16 mét của một gia đình có năm thành viên thuộc ba thế hệ. Người mẹ đã 70 tuổi, không thể leo cầu thang nên khi xây nhà, gia chủ mong muốn không gian vừa dễ sinh hoạt cho người lớn tuổi vừa có tính gắn kết cao giữa các khu vực chức năng.
Căn nhà gây ấn tượng với màu đỏ của tường và khung thép. Ảnh: Quang Trần.
Tầng trệt là nơi bố trí không gian sinh hoạt chung gồm bếp, phòng ăn, phòng khách và chỗ ngủ cho mẹ chủ nhà.
Để tiện cho sinh hoạt của người mẹ, nhóm thiết kế quyết định ưu tiên sự rộng rãi và thông thoáng hơn vấn đề riêng tư. Bà ngủ trên sofa giường (kéo ra thành giường, đẩy vào thành sofa), đủ thoải mái và dễ xoay sở, gọi người khi cần.
Tầng trệt dành cho không gian sinh hoạt chung và chỗ ngủ của người mẹ 70 tuổi. Ảnh: Quang Trần.
Tầng hai bố trí hai phòng ngủ cho con cái ở và chăm sóc mẹ. Thủ pháp lệch tầng tạo ra nhiều khoảng trống, giúp công trình thoáng mát hơn. Hai phòng ngủ đảm bảo riêng tư nhưng vẫn dễ dàng kết nối với nhau và với các không gian còn lại qua khoảng thông tầng - cầu thang giữa nhà.
Khu vực thờ cúng nằm ở trên cùng, không bị quây kín mà mở ra giếng trời nhằm mục đích đem tới sự nhẹ nhàng, gần gũi.
Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu công năng cơ bản của người ở, căn nhà còn trở thành một hệ sinh thái thân thiện đối với các thành viên gia đình nhờ khu vườn trên mái.
Mái có thiết kế dốc, chia thành nhiều bậc thang, được sử dụng làm chỗ trồng cây che mát, hoa và rau sạch. Các cột mái thép như những chiếc ô, che một phần nắng và tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình.
Không chỉ cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình, mái dốc là nơi thư giãn của các thành viên.
Mái dốc là nơi trồng cây và rau xanh. Mái che bằng thép như những chiếc ô, vừa có tác dụng che một phần nặng vừa trang trí cho khu vườn. Ảnh: Quang Trần.
Ngoài mặt tiền, căn nhà được phủ khung thép nhằm đảm bảo an ninh cũng như riêng tư cho gia đình. Khung thép cũng tạo nên lớp đệm, giúp không gian trong nhà đỡ bị ảnh hưởng bởi khí nóng. Ngoài ra, nó đem tới diện mạo độc đáo cho công trình, nhất là khi kết hợp với màu sơn đỏ.
Tổng chi phí xây dựng của ngôi nhà khoảng 1,8 tỷ đồng.
Căn nhà chủ yếu sử dụng màu đỏ để tạo hiệu ứng thị giác.
Khung thép đảm bảo an ninh, riêng tư cho công trình...
..nhưng vẫn giữ được sự thông thoáng. Ánh nắng khi đi qua khung thép còn tạo nên hiệu ứng lên bức
Khoảng đệm giữa khung thép và căn nhà giúp không gian bên trong đỡ bị nóng.
Khoảng thông tầng kết hợp với cầu thang nằm ở giữa nhà, bên trên là mái kính. Lan can cũng làm bằng thép, tạo sự đồng nhất trong thiết kế với mặt tiền và mái.
Căn nhà sử dụng thủ pháp lệch tầng để tạo ra nhiều khoảng trống, giúp không gian thoáng mát hơn.
Khoảng thông tầng - cầu thang giữa nhà kết hợp với thủ pháp lệch tầng gắn kết các không gian với nhau.
Phòng ngủ được thiết kế giản dị. Phần trần ốp gỗ nhằm đem tới sự ấm áp cho không gian nghỉ ngơi
Những ô cửa cong làm "mềm" công trình.
Khu vực thờ cúng nằm ở trên cùng, không bị quây kín mà mở ra giếng trời.
Mái dốc là chỗ trồng cây, rau của gia chủ.
Mái dốc phù hợp với hình thái kiến trúc, ngoài ra có tác dụng phân mảng cảnh quan.
Ảnh: Quang Trần
Thiết kế: AD9 Architects
Lạ lùng những căn nhà lộn ngược ở Việt Nam, độc nhất là nội thất bên trong Kiểu nhà lộn ngược không chỉ xuất hiện ở nước ngoài mà ngay tại Việt Nam cũng có những căn nhà độc đáo với nội thất và cách bài trí lạ lùng như không trọng lực. Nhà lộn ngược giữa không gian như tranh ở miền Tây Tháng 6/2019, anh Trần Thanh Nguyên (Sa Đéc, Đồng Tháp) khởi công xây dựng ngôi nhà...