Mang áo ấm đến với các em nhỏ vùng cao Hà Giang
Từ ngày 20 đến 23-11, Đoàn Thanh niên Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, CLB thiện nguyện Gia đình nhà Cám đã đến thăm, tặng quà, hỗ trợ học sinh Trường Mầm non – Tiểu học tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với tên gọi “Mùa đông 2019 không lạnh”.
Trường Mầm non – Tiểu học Sủng Trái nằm ở vùng cao biên giới cực Bắc của Tổ quốc có 2 điểm chính và 39 điểm phụ với số lượng học sinh tiểu học là 960 em, học sinh mầm non là 633 em . Do nằm tại xã vùng cao biên giới với nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa, chăn nuôi, người dân sống rải rác, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chậm phát triển, vẫn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu nên công tác giáo dục của trường còn gặp nhiều khó khăn.
Toàn bộ học sinh đều là người dân tộc thiểu số, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, như bố hoặc mẹ đã mất, gia đình có nhiều anh em đang trong độ tuổi lao động chính, sinh sống xa trường… Nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em, nhiều học sinh còn nhận thức chậm, chưa có ý thức cao trong việc tự học và nghiên cứu bài vở…
Đoàn Thanh niên Trung tâm Bảo tồn di sản văn hoá Thăng Long Hà Nội cùng các nhà hảo tâm đem “Mùa đông 2019 không lạnh” đến với các em nhỏ vùng cao tại xã Sủng Trái, Đồng Văn, Hà Giang.
Dù còn nhiều trở ngại, thiếu thốn, tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường luôn nỗ lực vượt qua những hạn chế để phát huy tinh thần giảng dạy, như triển khai đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020″, vận động các em đi học tiếp sau bậc học tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời khởi công xây dựng mới phòng học cấp mầm non ở các điểm phụ, cải tạo cảnh quanh, sơn lại hệ thống lớp học tại các điểm trường, xây nhà tắm ấm và nhà vệ sinh cho học sinh bán trú…
Trước những khó khăn của trường Tiểu học – Mầm non Sủng Trái, nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chào mừng ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23-11, Đoàn Thanh niên Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long phối hợp cùng với các nhà hảo tâm tổ chức từ thiện đến các em nhỏ xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với tên gọi “Mùa đông 2019 không lạnh”. Với mong muốn muốn giúp đỡ những trẻ em vùng cao, còn nhiều khó khăn. Tăng sự đoàn kết, chia sẻ, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến các đoàn viên, thanh niên và các cán bộ, người lao động trong Trung tâm. Đây cũng là hành động thể hiện tấm lòng, mong muốn chia sẻ khó khăn với người dân vùng cao, qua đó góp phần hỗ trợ để tập thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập trong năm học mới 2019-2020.
Chương trình trao tặng nhiều phần qùa ý nghĩa cho các em nhỏ tại 2 điểm chính và 39 điểm phụ trường Tiểu học – Mầm non Sủng Trái.
Video đang HOT
Chương trình đã trao tặng hàng nghìn áo ấm, giày dép cùng nhiều đồ dùng, dụng cụ học tập và dụng cụ chức năng cho 2 điểm chính cùng 39 điểm phụ trường Tiểu học – Mầm non Sủng Trái. Ngoài ra chương trình cũng trao tặng 40 suất quà là những nhu yếu phẩm cho 40 hộ nghèo tại xã Sủng Trái.
Cũng tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội Trần Việt Anh khẳng định, những món quà tuy không có giá trị vật chất lớn nhưng là tình cảm và đóng góp của cán bộ, công nhân viên hai cơ quan gửi đến nhà trường; chúc các thầy cô giáo tiếp tục chăm lo cho học sinh và mong các em tiếp tục chăm ngoan, phấn đấu đạt kết quả tốt trong năm học mới.
Khánh Huy
Theo phapluatxahoi
Nâng "chất" cho GD dân tộc - nhìn từ Lào Cai
Lào Cai - một tỉnh vùng cao biên giới với tỉ lệ 71,27% học sinh (HS) người dân tộc thiểu số, do vậy phát triển giáo dục dân tộc được ngành giáo dục coi như xương sống để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng dân tộc.
Xây dựng trường PTDTBT cấp TH, THCS, THPT và các trường có HS bán trú là một trong những giải pháp để toàn ngành duy trì số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nâng chất lượng bữa ăn bán trú.
Đẩy mạnh hoạt động từ cấp Sở
Bà Trần Phương Anh - Phó trưởng phòng GDTH- Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: Hàng năm Sở GD&ĐT Lào Cai có hệ thống các văn bản, kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chi tiết trong việc nâng cao chất lượng bán trú trường học. Đặc biệt Sở GD&ĐT còn đưa ra và triển khai những cách làm sáng tạo để kiểm soát, trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm hay của các địa phương khác đến các nhà trường.
Cùng đó, Sở GD&ĐT Lào Cai tổ chức Hội thảo các cấp về đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; bán trú tự quản và dạy nghề; xây dựng mỗi trường học một vườn cây và hội nghị công tác quản lý nội trú, bán trú. Đây là cơ hội để đại biểu các đơn vị trường học trao đổi, thảo luận và cùng đưa ra cách làm giúp nhà trường đảm bảo cho HS an toàn nhất trong môi trường giáo dục, tạo cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và hướng nghiệp cho HS...
Cùng đó, Sở GD&ĐT tổ chức cho Hiệu trưởng các trường bán trú trong toàn tỉnh tham quan, học tập kinh nghiệm và chia sẻ tại các trường PTDTBT tại 4 xã Lử Thẩn, xã Cán Cấu, xã Sán Chải, xã Sín Chéng của huyện Si Ma Cai.
HS được hướng nghiệp, dạy nghề qua các hoạt động nội trú
Mới đây nhất, Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức hội thảo về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, quản lý nội trú, bán trú; hướng nghiệp, dạy nghề và xây dựng cảnh quan trường học. 241 Hiệu trưởng trường PTDT Bán trú và trường có HS bán trú, đại biểu các sở ban ngành và các đơn vị liên ngành như công an tỉnh, Sở LĐ TBXH cùng tham dự hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi xung quanh vấn đề thực hiện điều 5 Quyết định 739/QĐ-SGD&ĐT về việc ban hành quy định quản lý hoạt động nội trú, bán trú trong trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Cùng đó nhiều vấn đề được chia sẻ kinh nghiệm như: sổ trực quản được theo dõi khép kín các ngày trong tuần học; theo dõi HS chi tiết từng buổi, từng ngày có ký nhận từng ca trực của CB, GV.
Nội quy đối với HS bán trú, nội quy phòng ở, nội quy nhà ăn được niêm yết ở vị trí thuận tiện, dễ quan sát. Thực hiện hoàn chỉnh 8/8 khung diễn tập thực hành công tác bán trú...
Sự an toàn của HS được các nhà trường quan tâm và có nhiều giải pháp đảm bảo.
Nhà trường tích cực vào cuộc
Theo bà Trần Phương Anh, quá trình triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bán trú, xây dựng trường học an toàn, xanh sạch đẹp đã cho thấy, các đơn vị trường học tích cực thực hiện nhiều giải pháp.
Cụ thể như,BGH, ban quản lý bán trú, GV phụ trách đã tuyên truyền và hướng dẫn cho HS về cách ăn ở bán trú tại trường; Phân công CBQL, GV trực, thành lập đội tự quản bán trú. Sắp xếp cơ sở vật chất, bếp ăn, phòng ở, khu vui chơi cho học sinh hợp lí, sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học.
Các nhà trường trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và câu lạc bộ (CLB) theo sở thích của HS như: CLB nhảy sạp, CLB khâu thêu, CLB phát thanh măng non, CLB nhảy hiện đại, CLB bóng truyền hơi, CLB đá cầu, CLB cầu lông... Đặc biệt là hoạt động hướng nghiệp trồng cây, trồng rau, trồng hoa... tạo nên khung cảnh rất đẹp, hấp dẫn, đã thu hút và tạo hứng thú cho HS. Với nhiều hoạt động phong phú này mà HS cơ bản đã thực hiện tốt các nhiệm vụ một ngày ở bán trú, có kỹ năng tự phục vụ, tự học và hợp tác rất tốt.
Trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học,các đơn vị nhà trường đã thực hiện tốtquy chế phối hợp với Ban công an xã và các tổ chức xã hội trên địa bàn như đoàn thanh niên, trung tâm y tế ... để đảm bảo an toàn cho HS mọi lúc, mọi nơi, từ bữa ăn, giấc ngủ và trên đường tới trường, về nhà.
Đặc biệt, bà Trần Phương Anh cũng cho rằng năm học này các trường THCS của Lào Cai thực hiện nghỉ học ngày thứ bảy, nên chiều thứ sáu trường THCS và TH đã phối hợp phân nhóm HS cùng thôn để cùng nhau về và thông tin lại cho GV phụ trách. Sự an toàn của HS ngày càng được quan tâm và nâng cao hiệu quả.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Hà Giang: Phát triển mạnh khuyến học khuyến tài Đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 26 về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) trên địa bàn tỉnh", mạng lưới Hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở ngày càng phát triển cả về số lượng và...