Mandela và 3 người phụ nữ của cuộc đời
Nelson Mandela đã trốn khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt khi ông còn là sinh viên rồi sau đó kết hôn tới 3 lần.
Hai cuộc hôn nhân đầu tiên của ông đổ vỡ vì những áp lực chính trị, nhưng lần thứ ba kết hôn, ông đã tìm thấy hạn phúc mãi mãi với góa phụ của Tổng thống Mozambic Samora Machel.
Người vợ đầu tiên: Evelyn Wase
Nelson Mandela (góc trái) và Evelyn Mase (kế bên) là phù rể và phù dâu trong một đám cưới năm 1944.
Khác hẳn với Graca Machel và người vợ thứ hai dễ nóng nảy Winnie, người vợ đầu của Mandela là một người chân quê, kín đáo, nghiêm trang, luôn tránh xa chính trị.
Giống như ông, Evelyn Wase xuất thân từ vùng nông thôn Transkei và tới Johannesburg vào đầu những năm 1940, mưu cầu cuộc sống ở thành phố lớn này.
Bà là em họ của Walter Sisulu, thành viên tích cực của đảng Quốc đại châu Phi (ANC). Bà gặp Mandela tại nhà của Sisulu tại Soweto, tây nam Johannesburg năm 1944.
Vài tháng sau, họ kết hôn, cùng năm Mandela, Sisulu và Oliver Tambo thành lập Liên đoàn thanh niên ANC và cuộc đấu tranh chống lại sự cầm quyền của người da trắng chiếm thiểu số, cuộc đấu tranh ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho nó.
Trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, Evelyn là một phụ nữ nội trợ hạnh phúc. Mandela giúp bà tắm cho 3 người con, nấu ăn khi công việc của ông, tại văn phòng luật và các cuộc họp chính trị, kết thúc.
Nhưng đến năm 1954, do Mandela thường xuyên vắng nhà, Evelyn tự chôn mình trong tôn giáo, giống như chồng bà cống hiến hết cho chính trị.
Khi Mandela lần đầu tiên bị bắt vì bị cáo buộc phản quốc, Evelyn đã bỏ nhà ra đi. Sau khi Mandela được tại ngoại trở về, vợ ông không còn ở nhà và đã để lại 2 đứa con nhỏ nhất.
Evelyn trở về Transkei, mở một cửa hàng và tái hôn khi ở tuổi 70.
Người vợ thứ hai: Winnie Madikizela
Nelson Mandela bên người vợ thứ hai Winnie khi ông ra tù vào năm 1990.
Trong khi đó, Winnie bước vào cuộc sống của Mandela tại phiên tòa xét xử tội phản quốc thứ hai của ông, phiên tòa đã khiến ông phải ngồi tù suốt 27 năm. Họ kết hôn vào tháng 6/1958.
Winnie cũng xuất thân từ nông thôn nhưng thích sống ở thành phố. Khi bà gặp Mandela, bà cũng say sưa tham gia chính trường.
Không lâu sau đám cưới, bà bị bắt vì bài phát biểu gây kích động, khiến Mandela đưa ra lời bình đầy kiêu hãnh và nghiệm ra sau này cũng rất đúng, “tôi nghĩ tôi đã kết hôn với rắc rối.”
Họ có 2 con gái trước khi cánh cửa nhà tù đóng sầm sau lưng Mandela vào năm 1964. Trong những năm sau, Winnie cũng phải ra vào nhà tù vì cảnh sát săn lùng bà, nhằm làm nao núng tinh thần Mandela.
Video đang HOT
Bà đã từng được coi là “mẹ của dân tộc”, trong thời gian ông Mandela cầm tù. Năm 1969, bà bị biệt giam 13 tháng vì những cáo buộc khủng bố và năm 1973, bà lại phải ngồi tù thêm 6 tháng nữa, khi cuộc bạo loạn sinh viên 1976 nổ ra ở Soweto. Winnie không chịu khuất phục, kêu gọi đám đông “chiến đấu đến cùng”. Cảnh sát coi bà là chủ mưu của cuộc nổi loạn. Bà bị bắt giam tới 5 tháng và sau đó bị đưa đến thị trấn hoang vắng Brandfort trong 7 năm.
Năm 1986, vào thời điểm khi những người bị tình nghi là phản quốc bị thiêu sống ở những thị trấn bất ổn, Winnie tuyên bố người da đen châu Phi sẽ được giải phóng “với các hộp diêm của chúng ta”, ủng hộ cho việc thiêu sống người bằng săm lốp và xăng.
Hình ảnh bà tiếp tục bị xấu đi, khi tự xây dựng quanh mình một nhóm có tên gọi Mandela United Football Club, và thành viên của nhóm này đã đã giết hại nhà hoạt động trẻ Stompie Sepei. Theo lời khai của một thành viên trong nhóm, chính bà đã ra lệnh giết Stompie Sepei.
Bà và Mandela được kết nối qua những lá thư, những chuyến thăm nhà tù và khi ông được thả vào năm 1990, Winnie đã ở đó, nắm tay ông. Nhưng khi hai người ở riêng, bà đã từ chối ông để theo một người yêu trẻ hơn.
Mandela đã ở bên cạnh bà khi bà bị kết tội bắt cóc nhà hoạt động trẻ Stompie Sepei và chỉ đến năm 1992 họ mới tuyên bố chia tay.
Án 6 năm tù của Winnie được treo khi kháng cáo và năm 1994, bà được bổ nhiệm là thứ trưởng trong chính phủ của ông. Nhưng sau đó bà bị sa thải vì không chịu làm theo lệnh trên.
Người vợ thứ ba: Graca Machel
Ông Mandela và người vợ thứ ba tại sinh nhật lần thứ 80 của ông.
Giữa những năm 1990, Mandela có tình cảm với Graca Machel, một phụ nữ nghiêm túc, nhưng nồng nhiệt, trẻ hơn ông tới 27 tuổi, đang học ở Lisbon. Sau đó bà trở thành một chiến binh tự do cho phong trào Frelimo của Samora Machel và cuối cùng là trở thành bộ trưởng giáo dục và vợ của ông Machel.
Liên lạc đầu tiên của bà Graca với ông Mandela là vào năm 1986, khi chồng bà qua đời trong một vụ tai nạn máy bay mà nhiều người tin rằng do chính quyền apartheid dàn dựng. Ông đã viết cho bà từ trong tù.
Khi họ gặp nhau ở thủ đô Maputo của Mozambique vào năm 1990, Machel vẫn đang chịu tang chồng. Nhưng 2 năm sau, Mandela trở thành cha đỡ đầu cho cháu của bà và năm 1996, họ được thấy trong lễ cưới của Tổng thống Robert Mugabe.
Mandela là người giàu tình cảm và đã hé lộ cho báo chí câu chuyện tình yêu của họ. “Cuối đời, tôi giống như bông hoa đang nở rộ, bởi tình yêu và sự ủng hộ của bà dành cho tôi”.
Vào ngày 18/7/1998, sinh nhật 80 tuổi của Mandela, Machel đã phá vỡ lời thề của mình, rằng bà sẽ không cưới thêm một tổng thống nữa.
Mặc dù là một người chồng đáng tự hào, Mandela đôi khi khó có thể bắt kịp người phụ nữ trẻ hơn. “Bà ấy bận hơn tôi. Chúng tôi gặp nhau để ăn trưa, rồi đi và sau đó chỉ gặp lại cho bữa tối. Tôi ước đã cưới một người vợ ít bận rộn hơn”, ông đã nói như vậy tại một buổi lễ vào tháng 3/2007 trước các sinh viên.
Theo Dantri
Cuộc đời "ngọn hải đăng" Nelson Mandela qua ảnh
Những bức ảnh được các phóng viên ghi lại về quãng đời hoạt động chính trị vĩ đại của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
Ngày 5/12, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, một nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20 đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 95 tuổi.
Trong nỗi đau thương mất mát của dân tộc Nam Phi và toàn thể nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời vĩ đại của một vĩ nhân, từ những ngày đầu là một chiến sĩ đấu tranh chống phân biệt chủng tộc cho đến khi xuất hiện với tư cách là Tổng thống của đất nước Nam Phi:
Chân dung Nelson Mandela năm 1962 trong bộ trang phục truyền thống của bộ tộc Thembu, nơi ông sinh ra và lớn lên.
Luật sư Mandela bên ngoài tòa nhà Drill Hall trong phiên tòa Tạo phản, phiên tòa đầu tiên xét xử tội tạo phản ở Johannesburg, Nam Phi năm 1961.
Mandela và người vợ thứ hai, Winnie Madikizela trong ngày cưới ở Pondoland, Nam Phi tháng 6/1958.
Mandela (thứ hai từ phải sang), lãnh đạo đảng Quốc gia Phi châu cùng các nhà hoạt động khác bị chính quyền da trắng Nam Phi xét xử về tội tạo phản bước vào phiên tòa được tổ chức năm 1956.
Nhà tù nơi giam giữ Mandela ở Khu B trong khu vực tù chính trị ở đảo Robben, ngoài khơi Cape Town.
Những người biểu tình da đen đối mặt với một con chó nghiệp vụ của cảnh sát ở thị trấn Gugulethu, gần Cape Town hôm 12/8/1976.
Sinh viên da đen tuần hành ở thị trấn Soweto sau lễ tang của Dumisani Mbatha, một học sinh 16 tuổi bị chết trong nhà tù sau khi bị cảnh sát bắt giữ tại một cuộc biểu tình năm 1976.
Nelson và Winnie Mandela tại sân bay Johannesburg tháng 5/1990.
Những người ủng hộ đảng Quốc gia Phi châu tụ tập tại sân vận động Jabulani ở Soweto, Nam Phi để chào đón Mandela được thả khỏi nhà tù vào ngày 11/2/1990.
Mandela trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dan Rather của đài CBS trong khu vườn của ông ở Soweto ngày 14/2/1990, sau khi ông được trả tự do.
Nelson Mandela phát biểu tại lễ tang của 12 người thiệt mạng trong một cuộc nổi dậy tại thị trấn Soweto ngày 20/9/1990.
Mandela vẫy chào đám đông tại sân vận động Galeshewe, gần Kimberley, Nam Phi hôm 25/2/1994 trong chiến dịch vận động tranh cử 3 ngày trước thềm cuộc tổng tuyển cử ở Nam Phi.
Dòng người xếp hàng bên ngoài một điểm bỏ phiếu ở thị trấn Soweto ngày 27/4/1994.
Mandela bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc đời tại trường trung học Ohlange, Inanda hôm 27/4/1994.
Mandela cùng các đảng viên đảng Quốc gia Phi châu ăn mừng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại khách sạn Carlton ở Johannesburg. Với thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử này, ông Nelson Mandela trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nam Phi.
Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nam Phi ngày 10/5/1994 tại tòa nhà Union ở thủ đô Pretoria.
Tổng thống Nam Phi Mandela trong một đêm hội của các giáo viên Nam Phi tại Pretoria.
Nelson Mandela (phải) nắm tay cựu Tổng thống theo đường lối phân biệt chủng tộc Apartheid Pieter W. Botha khi họ gặp nhau vào ngày 21/11/1995. Botha đã cai trị Nam Phi bằng chính sách cứng rắn kiểu "nắm đấm thép" trong giai đoạn 1978-1989, khiến ông này được gọi bằng biệt danh "Cá sấu Lớn".
Nelson Mandela nói chuyện với vị Tổng thống apartheid cuối cùng FW de Klerk tại tòa nhà Union ở Pretoria, Nam Phi.
Nelson Mandela cười đùa cùng các thiếu nhi Nam Phi trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 89 của ông tại Quỹ Nhi đồng Nelson Mandela ở Johannesburg hôm 24/7/2007.
Bức tượng Nelson Mandela được dựng lên bên ngoài nhà tù Drakenstein, nơi ông đã bị giam giữ suốt 27 năm trời.
Theo ABC
Ảnh 95 năm cuộc đời Nelson Mandela Nhìn lại 95 năm cuộc đời của một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất và được yêu mến nhất thế giới của Nam Phi, Nelson Mandela. Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi sau một thời gian dài đấu tranh với sự thống trị của người da trắng chiếm thiểu số ở quốc gia này....