Màn vượt ngục như trong phim tại Hy Lạp
Một chiếc trực thăng đáp xuống sân của nhà tù tại Hy Lạp hôm qua. Hai tay súng trên trực thăng bắn vào lực lượng bảo vệ và thả dây thừng xuống sân để cứu phạm nhân.
Một trực thăng bay trên không phận Hy Lạp. Ảnh minh họa: Eurocopter.com.
Vụ giải cứu tù nhân táo tợn diễn ra tại nhà tù Trikala, cách thủ đô Athens của Hy Lạp khoảng 328 km về phía tây bắc. Một phi công, một kỹ thuật viên và hai người đàn ông mang súng ngồi trên trực thăng. Mục tiêu của vụ giải cứu là Panagiotis Vlastos, một người đàn ông ngồi tù vì giết người, AP đưa tin.
Ngay sau khi trực thăng đáp xuống sân của nhà tù, hai kẻ cầm súng tiểu liên AK-47 nã đạn về phía những cảnh sát bảo vệ. Trong lúc đó Vlastos và một tù nhân khác bám vào dây thừng để leo lên trực thăng. Cảnh sát bắn trả khiến Vlatstos bị thương và rơi xuống sân từ độ cao khoảng 3 m. Kỹ thuật viên của trực thăng cũng bị thương và phi công buộc phải cho trực thăng đáp xuống bãi đỗ xe của trại giam.
Ban quản lý nhà tù nói với kênh truyền hình Mega và NET rằng họ tìm thấy hơn 500 vỏ đạn mà những tay súng trên trực thăng bắn ra. Bộ Tư pháp Hy Lạp thông báo trực thăng chở nhiều khối chất nổ, song những kẻ tham gia vụ giải cứu đã không sử dụng chúng.
Nhiều vụ giải cứu tù nhân bằng trực thăng đã diễn ra tại Hy Lạp và đây là lần đầu tiên một nỗ lực như thế thất bại.
Vlastos, 43 tuổi, lĩnh án tù chung thân vì tội sát nhân. Trước đây y từng tìm cách trốn khỏi trại giam ba lần, song đều không thoát. Y bị thương ở chân và đang được điều trị trong bệnh viện của nhà tù. Vết thương của y không nghiêm trọng.
Cảnh sát chưa biết phi công và kỹ thuật viên trên trực thăng tình nguyện hay bị buộc tham gia vụ giải cứu. Họ cũng chưa thể xác định tù nhân leo dây thừng cùng Vlasto là đối tượng được giải cứu hay chỉ tình cờ xuất hiện trên sân của nhà tù vào thời điểm trực thăng đáp xuống và tận dụng cơ hội để trốn.
Theo VNE
Video đang HOT
Tàu ngầm diesel tối tân của Nhật
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có các tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel hiện đại nhất.
Tàu ngầm chạy bằng dầu diesel lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: Millitary-today
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để huấn luyện và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác. Các quan chức quốc phòng và các nhà phân tích Nhật Bản dự báo rằng nước này sẽ sớm tiến đến một mốc mới: bán các trang thiết bị quân sự như thủy phi cơ, hoặc có thể cả những chiếc tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật là thế hệ tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel thế hệ mới nhất, được phát triển từ thiết kế của tàu ngầm lớp Oyashio, để phục vụ Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMFDS).
Tàu ngầm được đặt tên theo tàu sân bay Soryu, nghĩa là Rồng Xanh, của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, được đưa vào hoạt động năm 2009. Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản dự kiến đưa vào hoạt động ít nhất là 5 chiếc tàu ngầm loại này.
Tàu lớp Soryu có trọng lượng rẽ nước là 4.200 tấn khi hoạt động dưới mặt nước và 2.900 tấn khi nổi. Tốc độ của tàu khi hoạt động dưới nước là 13 hải lý, trên mặt nước là 20 hải lý. Động cơ diesel của tàu có sức mạnh tương ứng là 8.000 mã lực và 3.900 mã lực. Trọng lượng rẽ nước của tàu lớn hơn tàu của lớp Oyashios và mạnh hơn bất kỳ tàu ngầm nào mà Nhật từng sở hữu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Tàu ngầm lớp này có thể phân biệt với lớp Oyashio bởi bánh lái hình chữ X. Bánh lái hình dạng này lần đầu tiên được sử dụng cho tàu lớp Gotland của Thụy Điển. Đây là hệ thống sử dụng công nghệ cao và cung cấp cho tàu ngầm khả năng hoạt động cực mạnh. Nó cũng cho phép tàu ngầm hoạt động gần sát đáy biển.
Tàu ngầm có thiết kế thủy động lực và được trang bị lớp vỏ bọc không dội tiếng ồn. Nội thất bên trong tàu cũng có khả năng tách biệt những âm thanh lớn.
Các tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm cho loại ngư lôi 89 và tên lửa UGM-84 Harpoon. Các thuyền trên tàu ngầm có khả năng tự động hóa cao trong hệ thống chiến đấu.
Các tàu ngầm này được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập của Thụy Điển. Soryu lớn hơn Oyashio là để chứa hệ thống đẩy này. Đây là hệ thống bản quyền của Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki. Nó sẽ cho phép tàu chìm dưới mặt nước một khoảng thời gian lâu hơn, lên đến vài tuần, mà không cần nổi lên để nạp điện. Nó cũng tăng cường khả năng tàng hình và năng lực hoạt động của tàu.
Tàu ngầm lớp Soryu được sản xuất để phục vụ Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản. Ngoài ra, tàu ngầm này cũng có thể được bán cho các nước Đông Nam Á, vì nó thích hợp với các vùng biển nông mà Trung Quốc đang gia tăng đòi chủ quyền lãnh thổ. Australia cũng là một khách hàng tiềm năng mua loại tàu này của Nhật.
Tàu ngầm lớp Soryu là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Oyahshio. Ảnh: Mod.gov.jp
Tàu ngầm được đặt tên theo tàu sân bay Soryu, nghĩa là Rồng Xanh, của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, được đưa vào hoạt động năm 2009. Ảnh: Military-photos
Hệ thống động cơ đẩy diesel của tàu có tốc độ tối đa lên đến 20 hải lý. Ảnh: JMFDS
Tàu ngầm lớp Soryu có thể được trang bị tên lửa UGM-84 Harpoon. Ảnh:US Navy
So sánh tàu lớp Soryu so với những lớp tàu thế hệ trước. Ảnh: Shipbucket
Một tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật, thế hệ trước của tàu Soryu. Ảnh: Millitary-today
Tàu ngầm chạy bằng diesel Soryu ngày hạ thủy. Ảnh: Xinhua
Cận cảnh tàu ngầm chạy bằng diesel của Nhật. Ảnh: Millitary-today
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có loại tàu ngầm tàng hình hiện đại này. Ảnh: Seesaa
Theo VNE
Philippines mua 5 tàu tuần duyên của Pháp Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hôm qua 30/10 cho biết sẽ mua 5 tàu tuần duyên của Pháp, trong hợp đồng trị giá khoảng 116 triệu USD, để bổ sung vào đội tàu tuần tra trên Biển Đông. Tàu Trung Quốc ở bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham. Chuẩn đô đốc Luis Tuason, chỉ huy hải đội tuần duyên Philippines cho biết,...