Màn “so găng” căng thẳng giữa Nga – Mỹ để chọn vị trí tân Chủ tịch Interpol
Trong khi Mỹ ủng hộ ứng cử viên người Hàn Quốc Kim Jong Yang vào chiếc ghế Chủ tịch Interpol đang bỏ trống để cạnh tranh với ứng cử viên Alexander Prokopchuk của Nga thì Mátxcơva lại đưa ra cáo buộc nặng nề với Washington.
Ứng cử viên Kim Jong Yang (Hàn Quốc) chạy đua vào chức Chủ tịch Interpol với sự hậu thuẫn của Mỹ
Trong ngày cuối cùng của phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) lần thứ 87 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ngày 21-11, đại diện của 194 quốc gia thành viên bỏ phiếu bầu tân Chủ tịch Interpol với nhiệm kỳ 4 năm. Kết quả cho thấy, Quyền Chủ tịch Interol, ông Kim Jong Yang, người Hàn Quốc đã được bầu vào chức vụ này.
Vị Chủ tịch của tổ chức cảnh sát hình sự lớn nhất thế giới này đảm đương nhiệm vụ chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng và Ủy ban điều hành, đảm bảo tổ chức hoạt động phù hợp với quy định, đồng thời duy trì liên lạc trực tiếp và liên tục với Tổng Thư ký Interpol. Chủ tịch Interpol chủ yếu mang tính nghi thức còn Tổng Thư ký Interpol mới là người giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức và là người đứng đầu trụ sở tại thành phố Lion nước Pháp.
Mang tính nghi thức là chính song việc bầu người đứng đầu của Interpol lần này bỗng trở lên “ nóng” không chỉ bởi vị Chủ tịch tiền nhiệm người Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ bất ngờ từ chức hồi tháng 9 vừa qua mà chủ yếu do căng thẳng nảy sinh giữa Mỹ và Nga trong việc lựa chọn ứng cử viên. Có 3 ứng cử viên là công dân của Nga, Hàn Quốc và Nam Phi tham gia ứng cử vào chiếc ghế Chủ tịch Interpol đang bỏ trống song 2 ứng cử viên nặng ký nhất là của Nga và Hàn Quốc.
Ứng cử viên Hàn Quốc Kim Jong Yang hiện giữ chức Quyền Chủ tịch Interpol. Ông từng công tác tại cơ quan cảnh sát các tỉnh Gyeongnam, Gyeonggi và Cơ quan kế hoạch và hợp tác ngành Cảnh sát Hàn Quốc. Ông Kim Jong Yang được bầu làm Phó Giám đốc đại diện Ủy ban điều hành Interpol tại châu Á nhiệm kỳ 2015-2018.
Ứng cử viên Alexander Prokopchuk, một cựu chiến binh, hiện là sĩ quan cấp tướng Bộ Nội vụ Nga và là người đứng đầu Interpol tại Nga trong suốt 7 năm. Tướng Prokopchuk hiện là 1 trong 4 Phó Chủ tịch Interpol và là người Nga đầu tiên giữ vị trí cấp cao này khi được bầu vào năm 2016.
Video đang HOT
Ứng cử viên Alexander Prokopchuk của Nga chạy đua vào chức Chủ tịch Interpol
Interpol từng trải qua nhiều kỳ bầu cử người đứng đầu theo nghi thức của tổ chức cảnh sát toàn cầu này, song hiếm có lần nào lại căng thẳng như lần này với nguyên nhân sâu xa là cuộc “quyết đấu” giữa hai cường quốc Mỹ và Nga. Dù nặng về nghi thức, nhưng xem ra Washington vẫn lo ngại trong trường hợp một sĩ quan cấp tướng của Nga nếu ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Interpol có thể gây bất lợi cho mình.
Chính vì thế, khi cuộc đua vào ghế Chủ tịch Interpol đến hồi quyết định, ngày 19-11, 4 Thượng Nghị sĩ Mỹ đã gửi thư ngỏ thúc giục Tổng thống Donald Trump phản đối và tìm cách ngăn cản việc ông Prokopchuk trở thành người đứng đầu tổ chức cảnh sát quốc tế này. Chỉ 1 ngày sau, 20-11, đích thân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “xuất tướng”, tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ ứng cử viên người Hàn Quốc Kim Jong Yang làm Chủ tịch Interpol, đồng thời tỏ ý “răn đe” các thành viên khác trong việc đứng về phía ứng cử viên của Nga, ông Prokopchuk.
Phía Nga lập tức đáp trả bằng việc lên án hành động mà Mátxcơva cho là “can thiệp cuộc bỏ phiếu bầu chọn Chủ tịch mới của Interpol” của Washington, chỉ trích những cáo buộc của 4 Thượng Nghị sĩ đối với ứng cử viên Prokopchuk. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nhấn mạnh: “Đây chắc chắn là sự can thiệp vào tiến trình bỏ phiếu của một tổ chức quốc tế”.
Sau khi kết quả được công bố, Tổng thống Hàn Quốc cho biết ông “rất tự hào” vì lần đầu tiên một công dân Hàn Quốc trở thành Chủ tịch Interpol. Trong khi đó, đại diện Phủ Tổng thống Nga cho biết, dù ứng cử viên người Nga thất bại nhưng họ chấp nhận kết quả bầu cử và ông này sẽ vẫn tiếp tục giữ cương vị Phó Chủ tịch tổ chức cảnh sát hình sự lớn nhất thế giới này.
Theo Danviet
Người Hàn làm giám đốc Interpol: Mỹ chặn được mối lo...
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã bầu ông Kim Jong-yang, người Hàn Quốc, làm tân chủ tịch của tổ chức này.
Theo Reuters, việc bổ nhiệm diễn ra tại hội nghị thường niên của Interpol tại thành phố Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE) ngày 21/11. Sau cuộc bầu cử, ông Kim Jong-yang đã vượt qua ứng cử viên đến từ nước Nga Alexander Prokopchuk để chính thức trở thành tân giám đốc Interpol.
Ông Kim Yong Yang sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ 2 năm. Ông Kim sinh năm 1961 và là một cựu quan chức cảnh sát Hàn Quốc, hiện giữ cương vị Quyền Chủ tịch Interpol sau khi ông Mạnh Hoành Vĩ người Trung Quốc bị Chính phủ Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc phạm tội tham nhũng và "vi phạm luật pháp" mới đây.
Ông Kim từng giữ chức cảnh sát trưởng tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc từ năm 2014 đến năm 2015. Ông đã được bầu chọn làm Phó giám đốc đại diện cho châu Á, trong Ủy ban điều hành Interpol nhiệm kỳ 2015 - 2018.
Tân giám đốc của Interpol trong ngày nhậm chức
Trong cuộc chạy đua giành ghế lãnh đạo Interpol, ông Kim đã giành được sự ủng hộ của Mỹ, dù đối thủ Thiếu tướng Alexander Prokopchuk, cựu quan chức Bộ Nội vụ Nga được Điện Kremlin hậu thuẫn được coi là ứng viên sáng giá hơn.
Bản thân các nghị sĩ Mỹ đã vận động chính quyền ông Donald Trump chống lại Prokopchuk, với lý do Moscow sẽ lợi dụng Interpol để trả đũa những nhân vật đối lập chính trị. Nhà chức trách Nga đã thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc của Mỹ và tố cáo Washington đang can thiệp vào tiến trình bỏ phiếu của Interpol.
Kết quả lần này tại Interpol đánh dấu một lẫn nữa Mỹ lại chiến thắng trong các vấn đề cần đến sự vận động ảnh hưởng. Đồng thời thể hiện vai trò của Mỹ vẫn là không thể thay thế trong các cơ quan mang tính toàn cầu.
Thực tế, không riêng Mỹ, các đồng minh của nước này như Anh, Pháp đã bày tỏ sự lo ngại về việc nếu Nga sở hữu giám đốc Interpol trong tay, những vấn đề liên quan đến chính trị hóa tội phạm mà phương Tây thực hiện nhiều năm qua sẽ bị phơi bày. Những bí mật này dự kiến sẽ gây ra một loạt cuộc khủng hoảng ngoại giao trên quy mô toàn cầu.
Đáng kể đến như trường hợp của William Browder, một doanh nhân người Anh nhưng sở hữu một quỹ đầu tư lớn ở Nga và từng nhiều lần hậu thuẫn các chính sách chống phá nước Nga. Doanh nhân này từng nhiều lần bị Nga ra lệnh bắt giữ nhưng không được sự ủng hộ của các quốc gia phương Tây.
Phương Tây lo rằng khi sở hữu vị trí giám đốc Interpol, Moscow có thể sử dụng "Thông báo đỏ - Red Notice" của Interpol để phát lệnh truy nã và bắt giữ các cá nhân cư trú trong phạm vi các nước thành viên của tổ chức này.
Washington cùng đồng minh của họ lo ngại Moscow sẽ lợi dụng Interpol để lợi dụng các đặc quyền đặc lợi của tổ chức này để thực hiện các mục đích chinh trị của mình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bản thân phương Tây cũng có những điều phải che giấu.
Interpol là một tổ chức điều tra có khả năng ảnh hưởng lớn nhất quốc tế với những đặc lợi cho phép họ được thâm nhập, tiếp cận vào mạng lưới hình sự của từng quốc gia. Những tài liệu mà Interpol thu thập được trong nhiều năm qua có thể sẽ được sử dụng để phơi bày những bí mật mà nhiều chính phủ nỗ lực che giấu. Chính yếu tố này khiến Mỹ hay bất kỳ đồng minh phương Tây nào của họ không muốn Interpol lọt vào bàn tay của một quốc gia không thân thiện với mình.
Minh Hoàng
Theo baodatviet
Mỹ ủng hộ ứng cử viên Hàn Quốc cho chức Chủ tịch Interpol Ngày 20/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này ủng hộ ứng cử viên người Hàn Quốc Kim Jong Yang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), cạnh tranh với ứng cử viên của Nga, ông Alexander Prokopchuk. Trụ sở tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tại Lyon, Pháp. Ảnh:...