Màn săn mồi thất bại tệ hại nhất của Vua sư tử
Không hào nhoáng, bóng bẩy như thường ngày, đoạn clip cho thấy khả năng phán đoán địa hình tệ hại của con sư tử.
Sư tử, ông vua của đồng cỏ, là loài động vật có khả năng săn mồi trên cạn siêu hạng. Là loài mạnh mẽ, to lớn thứ hai trong họ nhà mèo, tuy nhiên điểm khác biệt của sư tử ở chỗ chúng sống theo bầy đàn.
Một đàn sư tử lớn thông thường có quy mô từ 15 – 40 con bao gồm nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng. Bầy càng đông càng chứng tỏ sức mạnh và số lượng con đực càng nhiều càng giúp đảm bảo an toàn cho bầy con.
Khi đi săn mồi, sư tử cũng đi theo đàn dưới sự dẫn dắt chủ yếu của sư tử cái. Mỗi con sư tử cái sẽ có một vai trò riêng trong đàn. Sự phân bổ vị trí như vậy giúp chúng săn được những con mồi lớn hơn như trâu rừng châu Phi, linh dương đầu bò hay thậm chí cả hươu cao cổ.
Đặc trưng của sư tử là loài động vật săn mồi cơ hội, sở hữu những bước đi lén lút theo con mồi. Chúng sẽ vồ lấy con vật gần chúng nhất mà chẳng thèm ngó ngàng đến độ tuổi, giới tính hay tình trạng của con mồi.
Sư tử đực thường đi săn và phục kích con mồi ở những nơi có thảm thực vật dày đặc, thay vì săn ở những thảo nguyên rộng lớn như điều mà những con cái thường làm. Chúng cũng thường tấn công con mồi ở cự ly gần hơn nhiều (trung bình 3,4 m) so với con cái (8,6 m). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc tính săn mồi kiểu mai phục của sư tử.
Cách hạ gục con mồi nhanh gọn nhất mà sư tử châu Phi hay dùng là tấn công vào hệ thống hô hấp của con mồi, cắn hoặc xé rách cổ họng.
Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở.
Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Trên lý thuyết là thế, tuy nhiên không phải lúc nào quá trình thực hành cũng được vận hành trơn tru như vậy, đoạn clip dưới đây là một ví dụ.
Clip nguồn: LatestSightings.
Đoạn clip được Natasha, một du khách quay tại Nam Phi. Dễ dàng nhận ra cảnh vật hoang vu, thiếu sắc xanh đặc trưng của hoang mạc nơi đây. Nếu để ý kỹ chúng ta có thể thấy địa điểm quay clip có vẻ như là một con sông hoặc hồ đang dần trở nên khô hạn bởi cái nắng nóng nơi đây.
Thông thường, hồ nước là địa điểm ưa thích của tất cả loài động vật tìm đến để giải khát cũng như tránh nắng. Điều này đã biến chúng thành nơi săn mồi lý tưởng của các loài dã thú. Dưới góc quay của Natasha, một đàn linh dương đang tha thẩn dạo bước qua đây mà không hề hay biết đang bị sư tử quan sát. Khi thời cơ chín muồi, con sư tử đang ẩn mình dưới hố quyết định tấn công. Mọi thứ dường như hoàn hảo nếu như sư tử không phải vì quá chú ý đến con mồi mà quên bẵng đi việc quan sát địa hình nơi nó tấn công. Thay vì nhảy vào bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, sư tử đã hớ hênh để rồi nhảy tõm xuống hố nước gần đó. Điều này đã biến con sư tử đầy kiêu hãnh trở thành một trò cười đối với tất cả những người chứng kiến.
Từ chúa tể của rừng rậm, giờ đây con sư tử không khác gì một chú mèo bé nhỏ, ướt nhẹp. Cảm giác bối rối, xấu hổ đã khiến nó không còn lựa chọn nào khác ngoài bỏ cuộc.
Cuộc đụng độ đầy "bất ổn" giữa hai đối thủ đầy duyên nợ: Trâu rừng và Sư tử
Một thoáng anh nhìn em, một phút em ngẩn ngơ... Cũng là gặp mặt nhưng lần này lạ lắm.
Tứ đại mỹ nhân Việt Nam thời phong kiến: Tài năng đến nay còn hiếm, số mệnh ai cũng tiếc thương / Phát hiện chim cánh cụt màu vàng kỳ lạ, 'hiếm có khó tìm'
Hết thảy những gặp gỡ trên đời đều do nhân duyên. Bất kể là sớm hay muộn thì vẫn luôn là đúng lúc, không cần phải tận sức, không cần phải cưỡng cầu.
Duyên phận là điều gì đó rất kỳ lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó. Có thể hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau. Có thể hài hòa với nhau, nhưng lại không thể ở gần nhau. Không cố ý theo đuổi thì lại có, bỏ tâm cố gắng tìm kiếm thì lại chẳng thành.
Ảnh minh hoạ
Mỗi cá thể đều có những cuộc gặp mà suốt đời này không thể nào quên, có những cuộc gặp là mãi mãi, nhưng cũng có những cuộc gặp sớm "đứt gánh giữa đường". Tất thảy mọi thứ trên đời đến và đi đều là duyên phận.
Sư tử là bậc thầy săn mồi trong tự nhiên, hội tụ đầy đủ mọi yếu tố cần thiết như chiến lược hợp lý, sức mạnh vũ bão, lúc nhu lúc cương, đủ kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội và sẵn sàng tấn công phủ đầu để chiếm lợi thế. Trong khi đó, trâu rừng là một trong năm loài động vật được đánh giá có thể hình lớn, nguy hiểm và hung dữ nhất châu Phi. Mặc dù không thuộc nhóm động vật ăn thịt nhưng trâu rừng là hung thần của không ít các loài động vật săn mồi trong tự nhiên. Ngón đòn quen thuộc thường được trâu rừng sử dụng đó là dùng cặp sừng sắc nhọn hất tung đối thủ lên trên cao.
Rõ ràng, cả hai loài động vật này đều không có kế hoạch đụng độ nhau trong những ngày nghỉ ngơi để rồi lại phải sống trong cảm giác lo sợ, mệt mỏi.
Chuyên gia đầu tư tài chính Faizal Shariff Noor, 48 tuổi, trong chuyến du lịch cùng đại gia đình đã tình cờ chứng kiến một cuộc gặp mặt đầy "bất ổn" giữa hai loài động vật này.
Clip nguồn: LatestSightings.
Hôm đó, trên đường trở về Satara, người anh họ của Faizal bỗng nhiên phát hiện ra một đàn sư tử đang tụ tập ở đằng xa. Quá phấn khích, anh này đã hò hét để dừng chiếc xe lại và bắt đầu quan sát. Dường như đây là vùng đất đàn sư tử lựa chọn để nghỉ trưa do đó có vẻ khá yên bình. Cách đó không xa, một đàn trâu rừng to lớn cũng đang nghỉ ngơi.
Với bản năng của một loài động vật ăn thịt, đàn sư tử bắt đầu chia nhau ra và sắp xếp các thành viên vào những vị trí thích hợp để chuẩn bị cho một đợt phục kích.
Tuy nhiên, trái với dự tính của sư tử, một con trâu rừng ngây thơ và đầy hồn nhiên thong dong bước thẳng đến chỗ phục kích của sư tử. Lúc này, cả hai bên đều không hiểu chuyện gì xảy ra. Trâu rừng hoảng sợ là điều dĩ nhiên. Nhưng, con sư tử trong bụi rậm cũng bối rối đến nỗi đứng sững người. Bốn mắt chạm nhau không ai nói lên lời. Cuối cùng, lí trí mách bảo sư tử phải xông lên, mạnh mẽ hơn. Một cuộc rượt đuổi đầy gượng ép đã diễn ra và cái kết ai về nhà nấy, bình yên như ngày đầu tiên.
Clip: Đàn sư tử "chào thua" trước trâu rừng Tuy đông quân số hơn rất nhiều nhưng do gặp phải sự kháng cự quyết liệt của trâu rừng cũng như môi trường nước nên đàn sư tử đành phải chấp nhận để "sổng" con mồi. Mặc dù bị đàn sư tử tấn công, song trâu rừng vẫn nỗ lực kháng cự rất quyết liệt. Nhờ có hồ nước nên con trâu đã...