Mãn nhãn trước diện mạo mới Trà Sư – An Giang
Khu Du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư (tỉnh An Giang) được đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới toàn diện và kiến tạo thêm nhiều công trình độc đáo, mới lạ chào đón du khách thập phương.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, lại được khoác lên mình “chiếc áo” mới lộng lẫy và kiêu sa, Trà Sư mang vẻ đẹp của người thiếu nữ thánh thiện, dịu dàng mà lại có sức hút kỳ lạ, tựa như một nàng công chúa đầy quyến rũ. Với chút sáng tạo khi check-in, là bạn sẽ có những bức ảnh cực chất và siêu dễ thương rồi nhé!
Lan xuân khoe sắc miền biên viễn
Nếu trước đây, “Rừng tràm đẹp nhất Việt Nam” được lòng các tín đồ xê dịch bởi các điểm check-in độc đáo như: cầu tre vạn lý, cầu kiều thướt tha, lâu đài bồ câu đậm chất Tây hay những thảm bèo xanh mướt mắt, thì nay Trà Sư lại làm xuyến xao trái tim du khách bởi những “cung đường hoa” trải dài, cả một vùng trời khoe sắc chào mới du khách đến tham quan, từng đợt hoa này đến đợt khác bung xòe nối tiếp nhau vô tận khiến cảnh sắc khu rừng đẹp lung linh như “vườn địa đàng”.
Đến với Trà Sư những ngày này, bạn ngỡ mình đang lạc vào thế giới cổ tích tuyệt đẹp ngập tràn sắc hoa, được trải nghiệm hàng loạt tiểu công trình độc đáo với những nét chấm phá thú vị:
Khu vườn lan: Được xem là khu trưng bày hoa lan độc đáo nhất miền biên viễn. Bất cứ du khách nào bước vào đây cũng đều cảm giác như đang bước vào một thế giới khác, rực rỡ sắc màu. Vườn Lan quy tụ hàng trăm giống hoa, từ lan rừng đến lan nhập khẩu. Khi thưởng lãm du khách sẽ tự tìm thấy cho riêng mình những phút giây thảnh thơi, yên bình. ể rồi, giữa bao bộn bề của cuộc sống thường nhật, những vần thơ cứ mãi vang lên.
Nhiều góc check-in độc lạ
Vườn hoa hoàng yến: Đây là điểm nhấn chính thể hiện được ý tưởng “cung đường hoa” Trà Sư. Du khách sẽ không khỏi bị đốn tim bởi màu vàng đậm kiêu sa của hoa hoàng yến, biểu trưng cho sự cao sang nhưng cũng không kém phần lãng mạn và dung dị. Có lẽ vì thế mà bao chàng trai, cô gái đến rừng tràm đều thổn thức trước vẻ “kiêu kỳ” quyến rũ của loài hoa này, để rồi quay về quyến luyến như không muốn rời xa, hẹn ngày trở lại.
Đi trên những con đường thơm mùi hoa hoàng yến, ngồi ngắm kênh Trà Sư long lanh nắng, thoảng nghe trong gió vũ khúc chuyền cành của đàn thiên điểu, phía xa là những chú cá vui đùa trên mặt nước tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả không gian, thời gian dường như “ngả nghiêng” với sắc trời nơi đây.
Cung đường hoa giấy: Nếu Hà Nội nổi tiếng với hoa sữa thơm nồng, Hải Phòng được mệnh danh là thành phố của hoa phượng đỏ, thì Trà Sư hấp dẫn du khách bởi sắc hồng rực rỡ của hoa giấy.
Video đang HOT
Hoa giấy nở quanh năm nhưng khi tiết trời bắt đầu chuyển sang xuân thì những chùm hoa giấy lại bừng lên khắp mọi nẻo đường Trà Sư. Đặc biệt, loài hoa này càng nắng lại càng rực rỡ. Vì thế mà Trà Sư lại được khoác thêm chiếc áo mới sắc hồng lãng mạn. Vẻ đẹp nên thơ của cung đường hoa giấy đang dần trở thành “cực phẩm” của khu rừng, khiến du khách quên cả lối về. Đây cũng là lúc ra đời rất nhiều bộ ảnh đẹp với một background siêu xịn sò, có một không hai cho du khách.
Trà Sư tiếp tục đem đến những bất ngờ cho du khách
Với tâm thế kiến tạo một hệ sinh thái trọn vẹn và đầy đủ nhất, mang lại sự bất ngờ và thú vị cho du khách, Trà Sư không ngừng nỗ lực hoàn mỹ hơn từng ngày, sẵn sàng với một phiên bản mới vượt trội cả về chất và lượng, để chào đón những bước chân lữ hành. Một lần nữa “Kỳ quan hạ lưu dòng Mê Kông” hứa hẹn sẽ tiếp tục chiêu đãi du khách trong và ngoài nước bằng một “bữa tiệc thịnh soạn” của niềm vui bất tận, mỗi lần quay trở lại nơi đây.
Rừng tràm Trà Sư - bối cảnh phim 'Đất rừng phương Nam' hút khách du lịch
Đó là ghi nhận của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang, khi chia sẻ về bối cảnh phim 'Đất rừng phương Nam' tại Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được sử dụng làm bối cảnh trong phim.
Theo đơn vị này, sau khi công chiếu phim "Đất rừng phương Nam", nhiều khách du lịch rất tò mò và hiếu kỳ tìm về An Giang để tham quan Rừng tràm Trà Sư cũng như nhiều điểm du lịch lân cận khác.
Tái hiện chợ nổi - đặc trưng miền sông nước trong "Đất rừng phương Nam"
Cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10km, rừng tràm Trà Sư nằm trong tuyến du lịch liên hoàn: Núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp và khu thương mại Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Những năm gần đây, ngành du lịch An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng như: đường vào rừng tràm, bãi đậu xe cho khách tham quan, in ấn các tờ rơi giới thiệu về du lịch rừng tràm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư khai thác dịch vụ du lịch... Đặc biệt, sau khi nơi đây được chọn làm bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư bỗng "hot" hơn bao giờ hết, thu hút nhiều du khách. Địa điểm không chỉ được chọn để du lịch, mà còn là nơi sáng tác của nhiều đoàn văn nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia.
Với bối cảnh được đầu tư nhất phim, đại diện ê kíp cho biết đã huy động gần 400 diễn viên quần chúng, may mới 500 bộ đồ và đóng hơn 50 chiếc thuyền gỗ tại nhà xưởng ở Đồng Tháp.
Những chiếc ghe, xuồng ba lá là phương tiện giao thương của người dân miền Tây sông nước Nam Bộ, được tái hiện trong phim
Vẻ đẹp mê hồn của rừng tràm Trà Sư, An Giang. Ảnh: Fanpage Rừng tràm Trà Sư
Ngoài sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ trứ danh vốn có, rừng tràm Trà Sư còn là nơi cất giữ vẹn nguyên những giá trị tinh hoa đặc trưng của rừng ngập nước, là nơi chứa chan tình đất và người miền Tây Nam Bộ. Hơn nữa Trà Sư còn được xem như một "thư viện sinh thái" khổng lồ, nơi "duy nhất" của "Đất rừng phương Nam" còn lưu giữ từ những thập niên đầu của thế kỷ XIX cho đến ngày nay.
Chính những nét "tương đồng" được miêu tả qua những ngôn từ của nhà văn Đoàn Giỏi, cộng hưởng vẻ đẹp thiên nhiên "đậm chất điện ảnh" không nơi nào thay thế được. Thế nên, Trà Sư được chọn làm đại cảnh "đắt giá", phân đoạn hoành tráng nhất cho bộ phim điện ảnh ""Đất rừng phương Nam"" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Qua góc quay điện ảnh, Trà Sư khoác lên mình những gam màu hoài cổ, rừng tràm tự hào "sắm vai" nhịp cầu kết nối giữa lịch sử và hiện tại, để những áng văn chương trong tiểu thuyết trở thành những thước phim điện ảnh đi vào lòng người.
Bối cảnh phim được dựng tại rừng tràm Trà Sư
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ, "Chọn rừng tràm Trà Sư làm bối cảnh để thể hiện chất "rừng" như trong tiểu thuyết và Trà Sư là nơi còn giữ được nét đẹp hoang sơ đúng chất rừng Nam Bộ. Vị đạo diễn cho rằng, chất rừng là một điểm không thể thiếu khi tái hiện các phân cảnh, chỉ có vậy mới thể hiện rõ nét và sát với nguyên bản tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi".
Đạo diễn cho biết đoàn phim được sự hỗ trợ rất nhiều từ Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư. Có thể nói đây là bối cảnh khó và nặng, đóng vai trò quan trọng với diễn biến phim, gắn liền các nhân vật bé An, thằng Cò, bé Xinh, ông Tiều, dì Tư Mắm, bác Ba Phi, bà Tư Ù.
Xem phim, khán giả cảm nhận một chợ nổi miền Tây Nam Bộ của thập niên 1920, với vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của Trà Sư, được tái hiện sinh động qua phân cảnh một cổng chợ bề thế được dựng lên với nhiều hiệu buôn và hàng ăn Hoa Kiều, những tấm biển vẽ tay mang nét cổ xưa... Trên bến dưới thuyền, hệ thống kênh rạch của rừng tràm, đã giúp đoàn phim dàn cảnh với hàng chục chiếc ghe xuồng tấp nập. Tất cả tạo nên nét văn hóa giao thương miền Tây bình yên và dung dị nơi cửa ngõ Trà Sư.
Khách tham quan, trải nghiệm tại Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư dịp 20/10 vừa qua. Ảnh: Fanpage Rừng tràm Trà Sư
Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư căng băng rôn hai bên bờ in dòng chữ "Phim trường "Đất rừng phương Nam"" để lưu giữ kỷ niệm. Trên bờ, một số nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của bộ phim được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, check-in. Một góc bối cảnh của phim với quầy bán thịt, hiệu buôn vải, tiệm vàng - cầm đồ của ông Ba Sang (NSƯT Trung Dân đóng) được giữ lại... Khu vực này đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Nếu du khách Việt thích thú bởi đây là bối cảnh bộ phim đang gây sốt thì với khách quốc tế, bối cảnh này lạ mắt, độc đáo. Nhiều nhiếp ảnh gia cũng quay trở lại điểm du lịch này để sáng tạo thêm nhiều tác phẩm mới. Các văn nghệ sĩ cũng chọn nơi đây để tìm kiếm chất liệu sáng tác...
Rừng tràm Trà Sư thuộc ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 30km, tương đương 40 phút di chuyển bằng ô tô. Nơi đây có diện tích lên tới 850ha, là mô hình hệ sinh thái điển hình của vùng Tây sông Hậu.
Câu chuyện của cha ông ngày xưa được tái hiện một cách gần gũi
Ngoài đại cảnh chợ nổi, nhiều cảnh đẹp đặc trưng khác của miền Tây như rừng ngập mặn, vườn cò, đồng lúa, bãi bùn ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh,... cũng được đưa vào phim. "Càng đi, tôi càng thấy miền Tây thật đẹp. Bỗng nhiên tôi cũng được tham gia vào chuyến phiêu lưu trong phim, cùng chú bé An khám phá thiên nhiên, con người", Nguyễn Quang Dũng bày tỏ.
Chia sẻ với Văn Hóa, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang nói, "Trước hết với vai trò là người làm công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cho tỉnh An Giang, chúng tôi rất vui khi đoàn làm phim đã chọn nhiều cảnh quay tại địa phương làm bối cảnh cho phim "Đất rừng phương Nam". Vì trên thực tế chúng ta biết trong hoàn cảnh du lịch hiện nay, đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, rất cần thiết có sự kích thích để du khách tìm hiểu, tò mò về những điểm đến, đặc biệt là khi họ đã được chiêm ngưỡng sự hoàng tráng, tươi đẹp qua phim ảnh thì càng muốn đến để trải nghiệm".
Các đoàn khách bày tỏ hào hứng khi trải nghiệm không gian miền sông nước Nam Bộ tại rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Fanpage Rừng tràm Trà Sư
Theo ông Hiếu, "Chúng ta đã từng chứng kiến những cơn sốt về du lịch, ví dụ nhà của Pao ở Hà Giang (bối cảnh phim Chuyện của Pao), hay là bối cảnh phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ở Phú Yên... Sau khi những bộ phim được quay ở những nơi này, lập tức trở thành tâm điểm để thu hút du khách trong và ngoài nước, nhất là giới trẻ đến để tìm hiểu, trải nghiệm. Chúng tôi vui khi đoàn phim chọn rừng Trà Sư làm bối cảnh - tái hiện một chợ quê trên vùng sông nước, và không chỉ thế, nơi đấy còn phù hợp cho nhiều bộ phim có bối cảnh về nông thôn Nam Bộ".
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang cho biết thêm, thời gian qua, sau khi công chiếu phim "Đất rừng phương Nam", nhiều khách du lịch rất tò mò và hiếu kỳ tìm về An Giang để tham quan rừng tràm Trà Sư nói riêng và nhiều điểm du lịch lân cận khác.
"Chúng tôi quan sát thấy lượng khách tăng lên đáng kể thời gian gần đây. Trong đó nhiều nhất là các bạn trẻ, đặc biệt là người dân xung quanh, khi nghe tin "Đất rừng phương Nam" được quay hình trong rừng Trà Sư. Có cái hay là đoàn phim giữ lại gần như toàn bộ không gian mà họ dàn dựng trong phim, tạo cho người xem, nhất là giới trẻ nhìn lại quá trình, những hình ảnh mà ngày xưa họ chưa từng thấy, nay được tái hiện lại một cách gần gũi. Đây cũng là nơi check-in, giúp kể lại câu chuyện của cha ông ngày xưa đến lớp trẻ bây giờ. Chúng tôi cho rằng đây là đặc điểm quan trọng nhất", ông Lê Trung Hiếu bày tỏ và cho biết Ban quản lý Khu du lịch Rừng tràm Trà Sư cũng có mong muốn giữ gìn lại không gian này, đồng thời truyền thông thêm để cho khách du lịch biết, vừa đến tham quan khu du lịch sinh thái, vừa trải nghiệm không gian mang tính chất bối cảnh đoàn phim.
Ngành du lịch An Giang cho biết qua phim "Đất rừng phương Nam", các điểm du lịch có thêm một kênh để quảng bá đến du khách những cảnh đẹp của vùng đất này
"Riêng cá nhân tôi rất hoan nghênh và chúng tôi cũng mong muốn các đoàn làm phim khác có dịp về An Giang, chúng tôi sẽ hướng dẫn họ đi tham quan những khu như thế này, không chỉ ở khu vực thị xã Tịnh biên mà còn khu vực lân cận, như trong huyện Tri tôn cũng có nhiều di tích lịch sử... Về mặt người làm du lịch, làm truyền thông thì tôi rất mong muốn các nhà làm phim quan tâm, đó cũng là sự quảng bá, xúc tiến cho du lịch tỉnh An Giang thêm phong phú, đồng thời giúp người tham quan du lịch có thêm những kiến thức lịch sử cũng như trải nghiệm thú vị trong thời gian tới", ông Hiếu nhấn mạnh.
Lạc lối ở Trà Sư Trà Sư, cái tên vừa nghe thấy quen quen lại vừa thấy là lạ. Ai đó bảo tôi, đi Trà Sư rồi thì thấy được một phần hay ho của mảnh đất Nam Bộ, đi rồi không phải tìm nơi khác tương tự đi nữa. Thế là tranh thủ mấy ngày nghỉ ở Sài thành, chạy xe, đi luôn. Tham bèo tấm xanh...