Mãn nhãn nội thất tàu ngầm U-995 của phát xít Đức
Tàu ngầm U-995 hiện là một trong những tàu ngầm U-boat danh tiếng còn được bảo tồn nguyên vẹn tới ngày nay, hãy cùng vào thăm quan bên trong con tàu này.
Tàu ngầm U-995 là một trong các tàu ngầm tấn công U-boat lớp Type VIIC/41 được nhà máy Blohm & Voss ở Hamburg sản xuất cho Hải quân Đức quốc xã. Tổng cộng có tới 91 chiếc Type VIIC/41 được sản xuất trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 tàn khốc.
U-995 được khởi đóng ngày 25/11/1942, hạ thủy ngày 22/7/1943 và chính thức biên chế tháng 9/1943. Trong suốt thời gian phục vụ từ 1944-1945, nó đã lập công đánh chìm 5 tàu chiến của Hải quan Liên Xô và gây thiệt hại nặng nề cho một tàu của Hải quân Mỹ.
Sau khi quân đồng minh đánh chiếm Berlin, chính quyền phát xít đầu hàng vô điều kiện, U-995 bị bắt sống bởi quân Anh ở cảng Trondheim, Na Uy. Sau đó, nó được chuyển giao Hải quân Na Uy sử dụng từ 1952 tới 1965 với cái tên Kaura.
Na Uy sau đó đã bán lại con tàu cho Cộng hòa Liên bang Đức, vậy là sau gần 30 năm lưu lạc ở xứ người, U-995 đã trở về với đất mẹ. Tháng 10/1971, U-955 chính thức trở thành bảo tàng hải quân.
Tàu ngầm U-boat U-995 có lượng giãn nước toàn tải khi nổi là 759 tấn, khi lặn là 860 tấn, dài 67,1m, rộng 6,20m, mớn nước 4,74m. Trong ảnh là khoang động cơ tàu ngầm được lắp đặt hai máy diesel và hai máy phát điện.
Khoang phóng ngư lôi trong tàu ngầm U-995.
Video đang HOT
Một tàu ngầm kiểu Type VIIC/41 được trang bị 5 ống phóng ngư lôi 533mm (4 trước mũi và một ở đuôi) với 14 ngư lôi. Ảnh: Ray đưa ngư lôi nặng tới 2 tấn vào trong ống phóng.
Cận cảnh 4 ống phóng ngư lôi tàu ngầm U-995 ở trước mũi.
Thủy thủ đoàn của con tàu khoảng 40-50 người gồm 5-6 sĩ quan chỉ huy.
Phòng vệ sinh tàu ngầm.
Bên trong phòng điện đài và bản đồ.
Máy móc liên lạc vô tuyến của tàu ngầm với trung tâm chỉ huy tác chiến.
Tàu ngầm U-995 có thể lặn sâu tối đa đến 295m, trung bình là 230m với quãng đường lặn liên tục là 150km, dự trữ hành trình tối đa đến 15.700km.
Kính tiềm vọng trong phòng chỉ huy tàu ngầm.
Bản đồ tác chiến.
Khu vực phòng điều hành chính trên tàu ngầm.
Theo_Kiến Thức
Trận hải chiến hạ gục thiết giáp hạm lớn nhất của phát xít Đức
Hải quân Anh đã phải huy động cụm tàu đông đảo và các máy bay ném ngư lôi để tiêu diệt chiếc thiết giáp hạm khổng lồ của phát xít Đức.
Thiết giáp hạm Bismarck của phát xít Đức. Ảnh: Greatmilitarybattles
Từ cuối thế kỷ 19 cho đến thời kỳ sau Thế Chiến II, khi máy bay hải quân và tên lửa diệt hạm chưa phổ biến, thiết giáp hạm là loại tàu chiến gần như thống trị đại dương, thể hiện sức mạnh của các cường quốc trên biển. Thiết giáp hạm là loại tàu chiến lớn được bọc thép, có kích thước lớn hơn tàu tuần dương và tàu khu trục, được trang bị nhiều pháo hạm hạng nặng cỡ nòng lớn.
Tàu Bismarck là thiết giáp hạm lớn nhất từng được phát xít Đức chế tạo và được coi là tàu chiến uy lực nhất ở châu Âu thời kỳ Thế chiến II. Tàu có lượng giãn nước 50.000 tấn, rộng 36 m, dài 251 m, với thủy thủ đoàn hơn 2.200 người. Bismarck được trang bị 8 khẩu đại bác 380 mm cùng với 56 khẩu pháo nhỏ hơn, thân tàu được bọc lớp vỏ giáp dày 32 cm để chống đạn pháo xuyên vào trong tàu. Với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, Bismarck là một trong những tàu chiến nhanh nhất vào thời điểm đó.
Theo trang We are the mighty, hải quân phát xít Đức không có đủ quân số để đối đầu với hạm đội tàu chiến lớn của Anh, nhưng chiến lược tấn công tuyến đường vận chuyển thương mại đến Anh bằng tàu ngầm, tàu tuần dương tấn công nhanh và tàu chiến hạng nhẹ của Đức đã đạt được hiệu quả. Một con tàu nhanh và uy lực như Bismarck có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, khiến tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa đến Anh bị đe dọa.
Bismarck được hạ thủy vào ngày 14/2/1939 và được đích thân trùm phát xít Adolf Hitler làm lễ rửa tội. Các cuộc thử nghiệm cho thấy Bismarck di chuyển nhanh và có trang bị tốt, nhưng khả năng chuyển hướng bằng chân vịt của tàu bị hạn chế. Lỗ hổng về thiết kế này dẫn đến hậu quả tai hại về sau.
Kế hoạch của Đức là để tàu Bismarck kết hợp với tàu chiến cùng lớp Tirpitz và hai tàu chiến hạng nhẹ Scharnhorst và Gneisenau tạo thành một cụm tàu tấn công nhanh, áp đảo về hỏa lực với bất cứ thứ gì chúng không thể đi nhanh hơn và đi nhanh hơn bất cứ thứ gì chúng không thể thắng về hỏa lực. Cụm tàu này có thể cắt đứt tuyến giao thương hàng hải đến Anh qua bắc Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, kế hoạch này phá sản vì quá trình đóng tàu Tirpitz bị chậm trễ, tàu Scharnhorst thì bị trúng ngư lôi và bị đánh bom ở cảng, còn tàu Gneisenau cũng cần được đại tu. Cuối cùng, tàu Bismarck chỉ ra khơi với tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen, cùng một vài tàu khu trục và tàu quét mìn vào ngày 19/5/1941, trong nhiệm vụ gọi là Chiến dịch Rheinbung.
Người Anh nhận được nhiều tin tình báo về Bismark thông qua bên trung lập là hải quân Thụy Điển. Sau khi cập cảng Na Uy, tàu Bismarck và Prinz Eugen tiến về phía bắc Đại Tây Dương và hướng về phía các đoàn tàu vận tải di chuyển từ Bắc Mỹ đến Anh.
Tuần dương hạm của Anh bám đuôi những tàu này, và ở eo biển Đan Mạch, tàu Đức chạm mặt tàu tuần dương Hood và tàu chiến hạng nặng Prince of Wales của Anh. Sau một đợt đọ pháo, một phát đạn từ Bismarck đánh trúng kho đạn chính của tàu Hood, làm con tàu vỡ đôi và chìm xuống biển. Chỉ ba trong 1.419 thủy thủ trên tàu sống sót. Đài chỉ huy của tàu Prince of Wales cũng bị trúng đạn, khiến gần như toàn bộ ban chỉ huy thiệt mạng, chỉ có thuyền trưởng và một sĩ quan cao cấp khác sống sót, buộc tàu phải rút lui.
Việc hai tàu chiến uy lực bị đánh bại khiến hải quân Anh bất ngờ, nhưng Bismarck cũng bị thiệt hại. Đạn pháo từ tàu Prince of Wales đã làm kho nhiên liệu của tàu này thủng một lỗ lớn, khiến nhiên liệu bị lẫn với nước biển và không sử dụng được.
Bismarck buộc phải tiến về cảng của Pháp để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu Prinz Eugen. Nắm được tin này, người Anh điều tất cả tàu của họ trong khu vực cùng với các máy bay chiến đấu để đuổi theo Bismarck.
Máy bay ném ngư lôi của hải quân Anh được triển khai từ tàu sân bay Ark Royal. Ảnh: UK Navy
Tuy bị hư hỏng, Bismarck vẫn nhanh hơn so với bất kỳ tàu hạng nặng nào của Anh, và cuối cùng, Anh phải dùng đến máy bay ném ngư lôi từ tàu sân bay Ark Royal để hạ nó. Một ngư lôi đánh trúng đuôi của Bismarck, khiến bánh lái tàu bị kẹt, làm Bismarck chạy vòng tròn trong vô vọng, trong lúc một cụm tàu tác chiến của Anh đang áp sát. Đô đốc Gnther Ltjens, sĩ quan chỉ huy tàu Bismarck, gửi một thông điệp vô tuyến về sở chỉ huy nói rằng họ sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.
Vì tàu không thể cơ động để nhắm bắn mục tiêu chính xác, những khẩu pháo lớn trên tàu Bismarck phần lớn đều vô dụng. Tàu Anh liên tục khai hỏa, tấn công Bismarck không thương tiếc, khiến Ltjens cùng hầu hết sĩ quan chỉ huy trên tàu Đức thiệt mạng. Sau khi Bismarck bị vỡ, sĩ quan cấp cao còn sống sót ra lệnh cho thủy thủ đoàn kích hoạt thuốc nổ để đánh đắm tàu, nhưng thiết bị liên lạc hư hỏng khiến phần lớn thủy thủ đoàn không hiểu được mệnh lệnh. Cuối cùng, tàu bị lật úp và chìm, 114 thủy thủ trong hơn 2.200 người sống sót.
Xác tàu đắm của Bismarck được khám phá vào ngày 8/6/1989 bởi tiến sĩ Robert Ballard, nhà hải dương học đã tìm ra tàu Titanic.
Phương Vũ
Theo VNE
Ông Ban Ki-moon nói thật, Mỹ diễn trò lộ liễu với Nga Mỹ tuyên bố dồn IS vào chân tường, chúc mừng Nga nhưng lộ ý đồ kéo dài cuộc chiến tại Syria với những khoản chi khổng lồ. Sự hùng hồn của Washington Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra nhận định tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đang bị lực lượng liên quân dồn vào thế cố thủ...