Mãn nhãn đèn lồng xuân Nhâm Thìn
Tối 6/2, Hội đèn lồng Hội An xuân Nhâm Thìn đã bế mạc. Những đèn lồng được chấm chọn đẹp nhất năm nay đã được công bố.
Những giải thưởng cao nhất Hội lồng đèn Hội An xuân Nhâm Thìn đã có chủ
Theo đó, Hội đèn lồng Hội An năm thứ 4 không có tác phẩm đoạt giải đặc biệt ở các hạng mục. Những đèn lồng vượt qua hàng trăm tác phẩm dự thi, được chấm chọn giải cao nhất ở các hạng mục cụ thể như sau:
Về nghệ thuật sắp đặt lồng đèn: tác phẩm “Lưỡng long chào mừng Hội An – Di sản văn hóa thế giới” của Trung tâm VH – TT Hội An đoạt giải nhất 7 triệu đồng. Giải nhì (5 triệu đồng) thuộc về tác phẩm “Quê tôi” của nghệ nhân Huỳnh Sướng. Cơ sở đèn lồng Hà Linh đoạt giải ba (4 triệu đồng) với tác phẩm “Về đất rồng”.
Tác phẩm Lưỡng long chào mừng Hội An- di sản văn hóa thế giới
Về đất rồng
Ở hạng mục đèn lồng thương mại, giải nhất thuộc về tác phẩm đèn gốm của tác giả Lê Quốc Tuấn; giải nhì thuộc về tác phẩm đèn ốc xoáy của tác giả Nguyễn Thị Kim Hiền. Hai tác phẩm “Đèn chùm áp trần” của tác giả Lê Nguyễn Thanh Quan và tác phẩm “Đèn gỗ chữ thọ” của cơ sở Đình Hạnh cùng đoạt giải ba.
Tác phẩm Đèn gốm
Đèn ốc xoáy
Video đang HOT
Về chế tác lồng đèn nghệ thuật, ở khối GD&ĐT, tác phẩm “Truyền thuyết anh hùng” của trường tiểu học Phù Đổng giành ngôi cao nhất; tác phẩm “Song long tranh nguyệt” của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và “Hội An cưỡi rồng” của trường mầm non Cửa Đại đoạt giải nhì.
Tác phẩm Truyền thuyết anh hùng tạo hình Phù Đổng Thiên Vương
Song long tranh nguyệt
Ở khối kinh tế, tác giả Lê Quốc Tuấn tiếp tục giành giải nhất với tác phẩm “Phố cổ Hội An”; tác phẩm “Bình phong” của đơn vị Bảo tồn văn hóa dân gian đoạt giải nhì.
Lồng đèn nghệ thuật Phố cổ Hội An
Tác phẩm Bình phong họa tranh bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông
Hội đèn lồng Hội An xuân Nhâm Thìn Hội An đã khép lại đầy ấn tượng trong lòng người dân và du khách, và trở thành sự kiện được mong đợi ở đô thị cổ nổi tiếng với sản phẩm đèn lồng này mỗi mùa Tết mới.
Ngay trong đêm bế mạc Hội đèn lồng Xuân Nhâm Thìn (2012), Ban tổ chức đã phát động Hội thi lồng đèn xuân Quý Tỵ (2013). Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều có thể gửi tác phẩm dự thi chế tác lồng đèn ở các loại hình Nghệ thuật sắp đặt lồng đèn, Gian hàng trang trí lồng đèn, Lồng đèn nghệ thuật và lồng đèn thương mại.
Thời gian tiếp nhận tác phẩm đăng ký dự thi từ nay đến hết ngày 1/10/2012.
Theo Dân Trí
Người Hà Nội náo nức vui xuân với các trò chơi dân gian
Bố và con chơi ô ăn quan, cả nhà thử sức kéo co, đi cà kheo, đôi lứa háo hức đánh đu, bắt chạch trong chum... trong Hội xuân Nhâm Thìn tại Bảo tàng dân tộc (Hà Nội) mùng 6 và 7 Tết.
Dù thời tiết khá lạnh và có mưa phùn, nhưng sáng nay, rất đông gia đình, nhóm bạn tìm tới Bảo tàng dân tộc (phố Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) để tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức những giá trị văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực dân tộc... Vnexpress.net ghi lại những hình ảnh vui nhộn này:
Tiếng nhạc rộn ràng của điệu múa sạp thu hút đông đảo người xem và tham gia ngay cổng bảo tàng dân tộc.
Trò Bắt chạch trong chum vui nhộn gắn với tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội ở Tiên Du, huyện Phù Ninh (Phú Thọ). Các đôi trai gái tham gia phải vừa ôm nhau vừa cùng bắt chạch đang bơi trong chum.
Tô tượng, nặn tò he... là những trò yêu thích của các em nhỏ.
Chương trình Vui xuân Nhâm Thìn năm nay tại Bảo tàng dân tộc có 16 trò chơi dân gian của nhiều dân tộc trên mảnh đất hình chữ S. Trong ảnh là trò xua gà vào ổ của người Thái.
Nhiều bạn trẻ dù run nhưng vẫn muốn thử đi cà kheo thả đũa vào chai - một trò chơi thường diễn ra vào các dịp lễ hội của người Việt và người Cao Lan.
Một nghệ nhân đang nặn pháo đất và chuẩn bị ném pháo dưới con mắt tò mò của nhiều người thành phố. Đây là một trò chơi phổ biến ở Hải Dương và nhiều tỉnh Bắc bộ nhiều năm trước.
Cô bé người nước ngoài hào hứng với màn "đi cầu ao bắt vịt".
"Tám cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông" - trò chơi đánh đu tập trung nhiều cặp bạn trẻ tham gia.
Múa rối nước với các tích trò đặc sắc gắn với cuộc sống của người nông dân vẫn thu hút đông người xem nhất.
Các bạn tuổi teen thích thú với trò nhảy bao bố...
Trong khi nhiều em nhỏ khác lại tò mò nhờ cô tình nguyện viên hướng dẫn cách chơi trò đi goòng.
Hai bố con cùng chơi ô ăn quan. Các trò chơi dân gian không chỉ khiến trẻ em thích thú, mà nhiều người lớn cũng bày tỏ cảm xúc bồi hồi như được trở về tuổi thơ.
Không chỉ tham gia các trò chơi, nhiều du khách háo hức khi được tự tay làm và thưởng thức bánh tai (đặc sản Phú Thọ), bánh bác, bánh cuốn (Hoài Đức) hay các hương vị xứ tày... tại hội xuân.
Nhiều người nước ngoài thích thú trước những nét văn hóa độc đáo của người Việt. Hai vị khách đeo kính ngộ nghĩnh đứng nhảy theo điệu múa sạp trước cửa bảo tàng.
Theo VNExpress
Người dân trẩy hội gò Đống Đa Sáng 27/1 (mùng 5 Tết) dù trời mưa phùn, hàng nghìn người vẫn đổ về gò Đống Đa (Hà Nội) dự lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Sáng nay dù trời mưa lất phất, người dân vẫn đổ về dự lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Múa sanh tiền, rước kiệu là một...