Mãn nhãn cổng cưới lá dừa ‘độc nhất vô nhị’ ở miền Tây sông nước
Với nguyên liệu cây nhà lá vườn, người thợ đã tạo nên chiếc cổng cưới vừa mộc mạc, vừa bắt mắt mang nét rất riêng ‘có một không hai’.
Cổng cưới lá dừa không chỉ đẹp, độc đáo mà còn là cách thể hiện dấu ấn văn hóa truyền thống của địa phương.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh chiếc cổng cưới lá dừa miền Tây được thực hiện vô cùng tỉ mỉ, đẹp mắt. Điểm nhấn của chiếc cổng cưới này chính là cặp long phụng được đính kết tỉ mỉ ở hai bên xen kẽ với hoa tươi khiến chiếc cổng cưới càng thêm rực rỡ.
Trước kia ở miền Tây Nam bộ, những chiếc cổng cưới lá dừa hết sức giản dị và đơn sơ. Chỉ cần tàu lá dừa, cây chuối… cùng một số ít phụ kiện đơn giản như lá, buồng trái của cây cũng đủ để tạo thành một chiếc cổng cưới đẹp khiến khách mời từ phương xa phải trầm trồ.
Chiếc cổng cưới miền Tây được thực hiện bằng lá dừa vô cùng tỉ mỉ, đẹp mắt.
Những năm gần đây, xu hướng trang trí cổng cưới lá dừa dần trở nên thu hút hơn và rất được mọi người và đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích. Do đó, dịch vụ làm cổng cưới lá dừa cũng dần xuất hiện và phát triển như hôm nay.
Cổng cưới lá dừa là nét đặc trưng không thể thiếu của đám cưới miền Tây. Nó không chỉ đẹp, độc đáo mà còn là cách thể hiện dấu ấn văn hóa truyền thống của địa phương.
Hoa tươi được cắm xen kẽ khiến cổng cưới càng thêm rực rỡ.
Video đang HOT
Điểm nhấn của chiếc cổng cưới này chính là cặp long phụng được đính kết tỉ mỉ ở hai bên.
Đây cũng là địa điểm chụp ảnh ưa thích của gia đình, khách mời cùng bạn bè cô dâu, chú rể.
Những dòng xe nối đuôi nhau về quê nghỉ lễ
Dịp lễ Quốc khánh 2.9 được nghỉ 4 ngày nên ngay từ chiều 31.8, nhiều người lao động, sinh viên đang sinh sống, học tập tại TP. HCM khi vừa tan ca, hết giờ học đã lên xe về quê. Hàng loạt xe gắn máy nối đuôi nhau trở về quê nghỉ lễ.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay từ chiều tối 31.8, trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang mật độ lưu thông bằng phương tiện xe gắn máy cao hơn so với bình thường.
Trên đường về quê nghỉ lễ, nhiều bạn trẻ chọn xe gắn máy để dễ di chuyển, linh động được thời gian đi lại. Dọc quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang, nhiều bạn trẻ tấp vào lề đường ăn uống, nghỉ ngơi rồi tiếp tục hành trình về quê.
Phương tiện di chuyển đông đúc trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang
PHÚC KHA
Ngồi nghỉ ngơi cùng với người bạn làm chung công ty tại một quán nước ven quốc lộ 1A (đoạn qua H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), Lê Huỳnh Trúc Ngọc (26 tuổi), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM, chia sẻ: "Do khoảng cách di chuyển từ TP.HCM về nhà ở H.Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, khoảng 150 km nên mình chọn xe gắn máy di chuyển cho tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Nếu mua vé xe khách về quê, mình và bạn sẽ tốn khoảng 400.000 đồng, trong khi đi xe gắn máy tụi mình chỉ tốn khoảng 150.000 đồng tiền xăng".
Nhiều người lựa chọn xe gắn máy về quê nghỉ lễ
PHÚC KHA
Cũng lựa chọn xe gắn máy là phương tiện di chuyển về quê nghỉ lễ, Nguyễn Thanh Phương, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết: "Sau giờ học buổi chiều tại trường, mình nhanh chóng trở về nhà trọ sắp xếp quần áo vào ba lô rồi chạy xe về quê ở tỉnh An Giang. Đi về bằng xe gắn máy, mình tiết kiệm chi phí rất nhiều, bởi vì vé xe khách vào dịp nghỉ lễ tăng cao hơn ngày thường".
Current Time0:01
/
Duration29:11
HD
Auto
Xem nhanh 12h ngày 1.9: Rồng rắn rời thành phố nghỉ lễ
Lễ Quốc khánh 2.9, anh Trần Văn Út Em (29 tuổi), đang làm việc tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1 (tỉnh Bình Dương), cũng được nghỉ 4 ngày. Anh Út Em chia sẻ: "Mình lựa chọn xe gắn máy về quê ở tỉnh Sóc Trăng. Quãng đường xa, đi đường hơi vất vả. Chạy xe khi nào thấy mệt thì dừng bên đường để nghỉ ngơi, khi nào khỏe sẽ đi tiếp. Mình đi làm xa rất nhớ con nên vừa tan ca là 2 vợ chồng mình đi về liền".
Những dòng người nối đuôi nhau về quê nghỉ lễ
PHÚC KHA
Vừa xong công việc, nhiều người trẻ rời thành phố về quê nghỉ lễ
PHÚC KHA
Sau khoảng 3 tiếng di chuyển từ TP.HCM, Nguyễn Thị Bích Thủy (24 tuổi), đang làm việc ở Công ty nhựa Sơn Việt (TP.HCM), dừng lại nghỉ ngơi ở H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thủy cho biết: "Mình tranh thủ về quê sớm để tránh kẹt xe vào giờ cao điểm ở cửa ngõ TP.HCM. Đi xe gắn máy về quê để thoải mái thời gian đi lại, tránh tình trạng vật vã ở bến xe".
8X Sài thành làm mô hình món ăn bằng đất sét, nhiều người bất ngờ Mô hình món ăn đầu tiên được đưa lên mạng xã hội, anh Đạt đã nhận về đánh giá tích cực. Người xem cứ nghĩ đó là món ăn thật nên bình luận: Đói bụng quá! Cá khô nặn từ đất sét Từ kinh nghiệm vẽ hơn 12.000 tác phẩm cá 3D, anh Nguyễn Tấn Đạt (Quận 3, TP.HCM) tập tành nặn mô...