Mãn nhãn cây su hào mọc một lần 2 củ cân bằng như quả tạ, dân tình đồng loạt hỏi bí quyết chăm cây của gia chủ
Như thế này thì gia chủ đúng là lãi quá, ước gì cây nào cũng được như vậy thì thật là tốt.
Cây cối vốn vẫn là lĩnh vực gây nhiều điều bất ngờ cho người trồng vì đôi khi có những đột biến kỳ lạ. Như cây su hào này chẳng hạn, trong khi đồng loại chỉ có 1 củ ở phía dưới thì em ấy lại có thêm cả một “trái” mọc phía trên. Điều này khiến cho người trồng ra em vui mừng hết sức.
Cây su hào 2 củ gọi là gấp đôi năng suất chính là đây.
Video đang HOT
Em su hào này đúng là biết cách mọc ghê luôn nhỉ, ra 2 lần củ quả và rất đều nhau trông như là quả tạ dùng để tập thể dục ấy. Sau đây, gia chủ chẳng cần phải đi mua thêm nữa, 2 em này là đã đủ cho một bữa ăn no nê rồi. Cư dân mạng nhiều người đã bình luận hài hước, hỏi gia chủ về cách chăm sóc cây và chăm bón nhưng mà kỳ thực, trồng cây không ai có thể nghĩ đến một ngày nó lại trở nên đột biến một cách năng suất như thế này đâu. Đúng không mọi người?
Trước đó, một cây su hào khác cũng đã được đưa vào sách kỷ lục khi ra quá nhiều củ chỉ trên một cây. Như thế mới thấy, thế giới tự nhiên luôn rất diệu kỳ và gây tò mò.
Một em su hào siêu củ đã từng khiến dân mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Vụ Đông Xuân 2020 - 2021: Được mùa lúa, giá bán cao
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Vụ Đông Xuân 2020 - 2021 là năm thành công trong trồng lúa với năng suất, giá bán cao.
Ngày 24/3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân năm 2020 - 2021 triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, năm 2021 tại Nam Bộ.
Quàng cảnh hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân năm 2020 - 2021 triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, năm 2021 tại Nam Bộ.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông Xuân 2020 - 2021 toàn vùng Nam bộ xuống giống được 1.596,54 nghìn ha, năng suất ước đạt 70 tạ/ha, tăng 2,14 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11.176 nghìn tấn, tăng 145 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2019 - 2020. Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 các tỉnh Nam bộ ước đạt 27.641ha. Trong đó, chuyển đổi cây hằng năm là 18.808ha; cây ăn quả là 4.133ha và nuôi trồng thủy sản là 4.700ha.
Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây ngắn ngày (bắp, đậu phộng, đậu nành, rau đậu các loại,...) và cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, thanh long, mít...). Một số diện tích chuyển đổi sang cây ăn quả như cam, bưởi, quýt, nhãn, xoài, thanh long, sầu riêng,... đang có xu hướng tăng mạnh do hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2020 sản xuất cây ăn quả cả nước có diện tích 1.133,8 nghìn ha, so với năm 2019 diện tích tăng 86,2 nghìn ha. Vùng Nam bộ có tổng diện tích cây ăn quả 505,1 nghìn ha, bằng 44,6% diện tích cả nước; trong đó ĐBSCL là vùng cây ăn quả lớn nhất cả nước với diện tích 377,7 nghìn ha, bằng 33,3% so với cả nước, Đông Nam bộ 127,4 nghìn ha, bằng 11,2% so với cả nước.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2020 - 2021 các tỉnh, thành ở ĐBSCL triển khai xuống giống sớm hơn ở các tỉnh ven biển để né hạn mặn trong mùa khô. Thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết: Vụ Đông Xuân 2020 - 2021 là năm thành công trong trồng lúa với năng suất, giá bán cao mang lợi nhuận người nông dân. Để thực hiện tốt việc này có sự đóng góp của công tác nhận định tình hình, dự báo đúng chính xác cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Chính phủ tới địa phương và người dân.
Những bé cây ra hoa kết trái vượt khỏi quy luật tự nhiên: Hướng dương cao không tới 1 gang tay, hoa chuối chia năm xẻ bảy và hơn thế nữa! Nếu đã từng được chứng kiến những bé cây này, ai cũng đều thấy ngỡ ngàng mà thôi. Cuộc sống luôn có quy luật rõ ràng nhưng dường như một vài cá thể, vì một lý do nào đó mà luôn vượt ra ngoài những điều đó. Và trường hợp những bé cây không giống với đồng loại của chúng khi được chia...