Màn “ngã giá” thách cưới 25 triệu khiến dân mạng chia phe tranh cãi: Cô dâu chú rể mặt buồn rười rượi, thái độ của ông bác trưởng đoàn mới đáng nói!
Mặc dù chuyện thách cưới chẳng hiếm hoi gì nhưng rõ ràng việc đưa ra con số phù hợp với hoàn cảnh cũng vô cùng quan trọng.
Thách cưới là một phong tục ở nhiều vùng miền Việt Nam. Cho dù hai bên gia đình và đôi trẻ đã tìm hiểu sâu sắc, ưng ý về đối phương những vẫn phải có thủ tục thách cưới, chuẩn bị cho hôn lễ.
Bây giờ, nhiều vùng miền đã dần bỏ đi cái phong tục đó hoặc có thể chỉ đưa ra con số tượng trưng thôi. Tuy nhiên ở nhiều nơi, số tiền mà nhà gái đưa ra cũng đủ khiến nhà trai “tái mặt”.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh hai bên gia đình gặp gỡ trong lễ ăn hỏi và bàn bạc chuyện cưới xin gây chú ý. Khung cảnh diễn ra ở phòng khách nhà gái. Lễ vật ăn hỏi để trên bàn, một ông bác có thể là trưởng đoàn nhà trai đang phát biểu.
“Tôi đề nghị, nhá, thế này, tôi đề nghị nhà trai bố trí thu xếp hỗ trợ cho nhà gái 25 triệu, từ A đến Z. Đấy, trên tinh thần như thế”.
Ông bác đưa ra lời đề nghị 25 triệu đồng.
Cô dâu chú rể buồn rầu.
Video đang HOT
Lúc đó, thái độ của người đàn ông này cũng chẳng phải nhẹ nhàng hay thân tình. Giọng điệu khi nói ra lời đề nghị về số tiền ăn hỏi như ra lệnh và bắt buộc nhà trai phải thực hiện như thế.
Trong tình huống ấy, cô dâu và chú rể đứng ỏ một góc gần đó, mặt buồn rười rượi. Những người khác trong phòng cũng xôn xao bàn tán.
Nói gì thì nói, 25 triệu thách cưới không phải là con số nhỏ nhưng nó cũng chẳng lớn hay là số tiền vượt quá mức chi của nhiều gia đình. Thế nhưng nhìn hình ảnh về phái đoàn nhà trai khi sang nhà gái, nhiều người suy đoán rằng có thể họ cũng chẳng khá giả, giàu có gì nên việc đưa ra “cứng” con số 25 triệu có thể khiến cho họ gặp khó khăn.
Một đám cưới tổ chức được đã tốn kém rất nhiều khoản, bây giờ nhà gái thách cưới số tiền lớn thì sau này người vất vả cũng chính là cô dâu chú rể mà thôi.
Một số ý kiến của cư dân mạng.
Dân mạng đã chia phe tranh cãi dưới bài đăng. Nhiều người cho rằng chuyện người ta thách cưới số tiền 25 triệu là bình thường. Nếu như khoản nho nhỏ đó còn không có thì sau này lấy gì để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân bền chặt. Kinh tế góp vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, phần lớn mọi vấn đề đều xuất phát và được giải quyết bằng kinh tế. Số khác lại nghĩ có thể hai nhà nên bàn bạc trước để đưa ra con số phù hợp với hoàn cảnh thì đỡ gây hoang mang hơn.
Nhiều người lại đi sai hướng, bàn bạc về vấn đề 25 triệu để “mua” cô dâu và nghĩ về chuyện nhà gái nuôi con mấy chục năm rồi bây giờ gả chồng thì nhà trai được lợi.
Đây là một sự so sánh sai lầm đơn giản bởi tiền thách cưới nó là một phong tục. Chúng ta đừng coi trọng về chuyện con số đó nhiều ít thế nào mà quan trọng có phù hợp với đôi bên hay không thôi. Nhà gái gả con chứ không bán con, cô dâu là vô giá nên số tiền thách cưới không phải là khoản ấn định giá trị con người.
Thách cưới là một phong tục vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng miền và thật sự chẳng dễ gì thay đổi được quan niệm lâu năm để lại. Thế nhưng cái gì cũng nên hợp lý hơn và thực tế hơn.
Có bầu nhưng nhà trai từ chối cưới với lý do "biết nòi giống ở đâu" song phản ứng của bố cô gái khiến ai nấy đều bất ngờ
"Sau nhà em biết chuyện, đợi mấy ngày không thấy động tĩnh gì từ phía nhà trai. Ông bà chấp nhận muối mặt dẫn con gái tới nhà K. để người lớn gặp mặt nói chuyện thẳng thắn...", cô gái tâm sự.
"Tậu trâu được nghé" không còn là chuyện lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn có những câu chuyện đáng buồn của những đôi nam nữa lúc yêu thì hết mình, khi xảy ra sự việc ngoài ý muốn lại không dám đứng ra chịu trách nhiệm dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Như tâm sự cô gái trẻ mới chia sẻ dưới đây chẳng hạn.
Cô gái kể: " Em với K. yêu nhau từ đầu năm. Tháng 7 vừa rồi sinh nhật K., hai đứa em chính thức vượt rào. Cuối tháng 8 em dính bầu, K. dẫn em về xin cưới tuy nhiên mọi chuyện không dễ dàng như những lời anh nói.
Ảnh minh họa
Biết em có bầu, mẹ anh mặt dửng dưng quay sang hỏi con trai: 'Cái thai đó liệu có phải của con không mà đòi cưới?'.
Em đứng tim trước câu nói của bà. Buổi nói chuyện bị dồn vào ngõ cụt. Sau nhà em biết chuyện, đợi mấy ngày không thấy động tĩnh gì từ phía K., ông bà chấp nhận muối mặt dẫn con gái tới nhà K. để người lớn gặp mặt nói chuyện thẳng thắn.
Biết mình 'yếu thế' hơn, bố mẹ em cũng nhẹ nhàng hỏi bên phía gia đình K. tính chuyện hai đứa thế nào vì cái thai mỗi ngày một lớn. Trái ngược với thiện chí của nhà gái, mẹ K. vẫn giữ thái độ tỉnh bơ không cho hai đứa em cưới. Bà bảo: 'Tôi đã nói rồi, khi nào khẳng định được cái thai kia chính xác là dòng dõi nhà tôi, ông bà không cần bảo tôi cũng sẽ cho cưới hỏi đàng hoàng. Còn không cùng lắm nhà tôi sẽ chỉ làm cái lễ ăn hỏi, xin dâu cho có đủ tục để cho con gái ông bà về bên này ở chứ tôi không hoan nghênh, đón rước 1 nàng dâu không biết giữ mình như vậy'.
Bà nói mà em choáng váng, mẹ em tím tái mặt mày. Riêng bố giận run người, mặt đỏ phừng phừng hết nhìn mặt mẹ K., quay sang nhìn con gái rồi ông đưa mắt về phía K. Thật thất vọng, K. chỉ đứng im, không dám lên tiếng. Bố em thấy vậy hỏi: 'Ý cháu thế nào K? Bác nghĩ trong việc này, cháu nên là người quyết định bởi dù sao đây cũng là việc cháu làm ra. Hai đứa đủ trưởng thành để tự biết chịu trách nhiệm về việc mình làm rồi'.
Giây phút ấy, em đã mong lắm cái gật đầu quyết đoán của K. giống như lúc bên em anh vẫn khẳng định sẽ bảo vệ, chăm lo cho em ở bất cứ hoàn cảnh nào. Thật tiếc, K. nhìn mẹ xong cúi gằm mặt giọng lí nhí: 'Mẹ cháu nói đúng, cứ làm theo ý bà như vậy'.
Em suy sụp hẳn. Bố mẹ em sốc lắm, vẻ mặt của ông bà không giấu được sự thất vọng. Em nấc nghẹn không nói được lời nào. Bố em cau mày, nắm tay con gái lớn giọng: 'Thật buồn khi con gái tôi lại trao tình cảm cho một người đàn ông thiếu trách nhiệm như cậu. Tới giọt máu của chính mình mà cậu còn không dám đường hoàng đứng ra nhận thì sau có lấy cậu tôi tin con mình cũng chẳng hi vọng có hạnh phúc. Cũng may nhờ có sự việc này nhà tôi nhìn thấu bản chất con người cậu nếu không tôi đã trao nhầm con gái cho người không xứng đáng'.
Miệng nói, mắt ông đánh thẳng về phía mẹ K. giọng vẫn đanh như thép: 'Còn đứa trẻ trong bụng con tôi cũng không cần gia đình bà thừa nhận bởi chúng tôi đủ điều kiện cũng như thương yêu dành cho nó. Tôi chỉ gả con đi khi biết chắc con mình được yêu thương, trân trọng chứ không phải để nó có chồng là xong'.
Nói xong, bố mẹ dẫn em về thẳng, K. vẫn chỉ nhìn theo miệng ú ớ muốn gọi mà không dám đuổi theo vì sợ mẹ. Trên đường về, bố mẹ động viên em hết lời hãy quên chuyện tình cảm với K. đi. Anh ta không bao giờ có đủ bản lĩnh để bảo vệ vợ vượt qua sóng gió, khó khăn trong cuộc sống. Dù đau lòng nhưng em cũng phải thừa nhận bố mẹ mình nói không sai. Đúng là con gái chúng mình làm gì sai cũng được, chỉ không được phép yêu sai người".
Ảnh minh họa
Theo dõi hết câu chuyện, hầu hết mọi người đều đồng cảm với hoàn cảnh của cô gái, bởi ai rơi vào cảnh ngộ như cô cũng khó tránh khỏi đau khổ, thất vọng. Họ động viên cô cố gắng vững lòng với quyết định của mình bởi bố cô nói đúng, cô cần 1 người đàn ông bản lĩnh, biết chăm cho vợ chứ không cần 1 người đàn ông đơn giản chỉ là để gọi là chồng.
Còn về phía người bạn trai cũng như gia đình anh ta, hầu hết mọi người đều lên tiếng chỉ trích, nhất là chàng trai dám yêu mà không dám chịu trách nhiệm, không dám đứng lên bảo vệ người con gái của mình.
Qua đây các bạn trẻ nên rút ra cho bản thân bài học, khi yêu không chỉ dùng con tim mà phải dùng lý trí để nhìn nhận đối phương thấu đáo. Vì yêu nhầm người không đáng yêu bạn sẽ chịu tổn thương rất lớn, thậm chí phải dành cả thanh xuân để trả giá giống như cô gái trên là 1 ví dụ.
Nhà gái thách cưới "cô dâu nặng 72kg là 72 triệu", chú rể tái mặt muốn hủy hôn, hội chị em thì trợn mắt: Gả con hay bán con? "Bây giờ mình chán không chịu được nhưng chẳng biết làm thế nào. Nhà có quả bom nổ chậm mà thách cưới cao quá. Có khi phải hủy cưới mất thôi" - chú rể than thở. Thách cưới vốn là tập tục trong lễ cưới hỏi của người Việt vẫn còn được lưu giữ ở nhiều vùng miền. Ở một số gia đình,...