Mặn mà cá bống
Xóm nhỏ của tôi nằm ngoảnh mặt ra cánh đồng, sau lưng lại là một con sông nhỏ. Những hôm con nước lên, thế nào ba cũng đi cất rớ. Chỉ độ vài tiếng đồng hồ trên lòng sông, ba bắt được nào là cá diếc, cá luối, cá ngạnh…và cả cá bống.
Cá bống đem về mẹ làm vẩy thật sạch, để ráo nước. Bao giờ cũng thế, mẹ lựa khoảng bốn, năm con lớn bằng cổ tay để nấu một nồi cháo vừa thơm vừa bổ. Cháo cá bống không những thơm ngon mà còn giúp phục hồi sức khỏe, giải cảm. Nghe thật đơn giản nhưng để có một tô cháo ngon và giàu dinh dưỡng mẹ phải rang gạo trước khi nấu.
Mặn mà cá bống kho tiêu.
Khi nồi chào nở lúp búp mẹ đổ hỗn hợp cá đã ướp thấm vào nồi cháo đang sôi. Vài phút sau trộn đều, rải một ít tiêu. Khi cá chín nhắc xuống, như vậy là có một nồi cháo thơm, nghi ngút khói. Cháo cá bống thêm một ít hành thơm, ăn kèm với rau ngò, húng mới đúng điệu.
Video đang HOT
Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là cá bống kho tiêu. Theo kinh nghiệm, cá bống kho tiêu phải chọn những con cá nhỏ, thịt chắc. Mẹ cẩn thận cho cá vào rổ, dùng lá tre sát nhẹ vào thân cá cho sạch nhớt và vảy. Cá làm sạch, để ráo nước rồi ướp cùng với sả, ớt, nghệ tươi, bột cà ri chừng nửa tiếng trước khi kho.
Thơm ngon nồi cháo cá bống.
Muốn cá thiệt ngon phải để lửa liu riu, rồi xốc nhẹ mẻ cá đôi ba lần, khi nào nước sền sệt, mùi thơm lan cả chái bếp là rắc đều tiêu lên mặt cá trước khi tắt bếp. Đôi khi để đổi vị, mẹ xắp thêm vài miếng thịt ba chỉ đã được chao qua bếp lửa. Cái béo từ thịt mỡ ngấm vào làm miếng cá càng thêm thơm bùi, béo ngậy. Trong tiết trời se se lạnh, cả nhà quây quần bên mâm cơm với món cá bống kho tiêu nóng hổi thì thật là tuyệt không gì bằng!
Cá bống nấu cháo, cá bống nướng hay cá bống kho tiêu – những món ăn giản dị, bình dân, tưởng chừng chỉ là món con nhà nghèo, vậy mà lại trở thành nổi nhớ của nhiều người. Ngày nay, cá bống trở thành đặc sản của nhiều miền quê Việt Nam, kể cả trong những nhà hàng, phố ăn lớn.
Theo Lao Động
Quán chay của người lao động
Quán chay cho những người lao động không có tôm, gà, bò chay cao cấp cũng chẳng có các món chay nhập khẩu mà cứ quanh quẩn với tàu hũ, mì căn, tương chao, khổ qua, đậu que...
Người nghèo thích ra quán
Bà Nguyễn Thị Minh Châu, chủ quán cơm chay ở 166B Bãi Sậy, Q.6, là đời thứ ba nối tiếp truyền thống gia đình chuyên bán cơm chay, kể: "phần đông người lao động, phụ việc, bán hàng, xe ôm... đều chọn suất cơm giá 5.000 - 7.000đ ăn với mắm thái chay, dưa món, khô chay chiên giòn hay tàu hũ sả ớt, có kèm thêm một chén canh rau. Mùa chay, họ ăn ở quán có khi ngày tới ba bữa và còn mua mang về cho người nhà. Bởi ở nhà họ cũng không thể tự nấu ăn với mức giá rẻ như vậy, mà đến quán thì có thể chọn mỗi ngày một món thay đổi khẩu vị".
(Nguồn:anan-vietnam)
Ở quán cơm chay Thuận Ý, Q.8, đến giờ cơm trưa và chiều là lượng khách đến mua thức ăn mang về đông tấp nập. Nhiều gia đình ở gần đó chọn cách nấu cơm, canh ở nhà, ra quán mua thêm 10.000 - 15.000đ món mặn như cá cơm kho, mì căn rim mặn, mắm chưng... vì nấu ở nhà không chuyên nghiệp nên giá cao và không ngon bằng mua thức ăn sẵn.
Bà Nguyễn Thị Thu, một khách hàng thường xuyên ghé siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh cho biết: "vào ngày ăn chay ở đây thường có món ăn làm sẵn như mì căn kho, mì căn xốt dầu hào, rau củ kho mặn... bán với mức giá khoảng 5.000 - 6.000đ/100g, tàu hũ chiên sả ớt 2.000đ/miếng, một phần ăn chay chỉ cần 100g thức ăn mặn là đủ. Nếu tự nấu thì với 10.000đ cũng khó đi chợ mua đủ nguyên liệu và gia vị...".
Một lý do giúp các quán chay bình dân bán được giá rẻ, theo bà Minh Châu, là gần như tất cả các quán bán cơm chay đều có thùng quyên từ thiện, khách có tiền dư cho vào, quán sẽ dùng tiền này để hỗ trợ cho các suất ăn người nghèo...
Những món chay giá rẻ
Những người bán thực phẩm chay ở chợ Bến Thành khuyên: "nếu ăn chay cả tháng, nên dùng canh rong biển khoảng hai lần/tuần. Giá 8.000đ/gói có thể dùng cho bốn người, loại canh này dễ nấu, lại giàu chất dinh dưỡng mà không tốn kém nhiều tiền". Gần như ở tất cả các quầy bán thực phẩm chay ở chợ đều luôn có bán nguyên vật liệu và cả thức ăn nấu chín sẵn. Theo người bán hàng, những người đi làm, nhất là nhân viên văn phòng, tiểu thương trong chợ đều chuộng các món cá bống kho tiêu, cá cơm chiên giòn, mì căn xé trộn sả ớt... họ mua từng gói hoặc từng hũ nhựa khoảng 10.000 - 15.000đ, mang theo đi làm hàng ngày.
So với thịt làm từ đậu nành đông lạnh giá khá đắt, ở các chợ món cá lóc, cá bống kèo, cá cơm chay với giá bình quân 5.000đ/100g vẫn là ba loại được khách mua nhiều nhất để chế biến thành các món kho mặn, kho tiêu, kho cay, kho thơm, kho cà chua hoặc chiên giòn, chiên sả ớt, tẩm bột chiên... Ở chợ Hoàng Hoa Thám, Tân Bình và Tôn Thất Đạm, Q.1, các sạp bán tàu hũ làm sẵn món tàu hũ tẩm hành, miến dong chiên giòn, tiện cho người ăn chay mua về kho hoặc chấm nước tương ăn liền.
Bà Phạm Thị Yên, ngụ đường Ba Tháng Hai, Q.10 là một người nội trợ khá kinh nghiệm phân tích: "với 50.000đ đi chợ mỗi ngày, chỉ có thể mua tàu hũ, nấm rơm, rau cải là hết tiền. Vậy nên, bữa cơm ngon miệng hay không là do món mặn vừa và hợp khẩu vị, món canh cân đối lượng rau xanh và vitamin cho cả nhà". Món mặn sở trường của bà Yên là củ cải muối xắt nhuyễn, xào mặn ngọt trên lửa nhỏ cho thật thấm gia vị, bỏ vào keo thuỷ tinh ăn suốt tháng. Bà dùng củ cải này ăn với cháo đậu, cháo trắng, cơm chiên, xôi hấp mỡ hành... Riêng món canh, nguyên liệu chính bà Yên dùng cũng chỉ là tàu hũ: nấu chung với cà chua chín nhừ, nấu với giá hẹ, nấu với hạt bắp Mỹ và nấm rơm thành xúp...
Theo Monngonsaigon
Bống Kèo Nam Bộ Cá kèo là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Cá kèo kho tiêu hoặc kho nước cốt dừa là những món "níu chân" khách phương xa nhiều nhất. Cá kèo là loại cá sống ở vùng sông nước duyên hải Nam Bộ có nhiều ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Cá kèo thường dài độ 15 cm, to bằng ngón...