Mãn kinh ở nữ giới là do “chiến tranh gen”
Các nhà khoa học tuyên bố, quá trình mãn kinh và những triệu chứng khó chịu đi kèm là hậu quả của “cuộc chiến di truyền” giữa ADN mà người phụ nữ thừa hưởng từ mẹ và ADN cô nhận từ bố.
Độ tuổi bắt đầu mãn kinh trung bình của phụ nữ là từ 45 – 55 tuổi. Ảnh minh họa: Health News
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh và Nhật Bản, một nhóm các gen thừa hưởng từ mẹ muốn người phụ nữ tiếp tục sinh con, trong khi nhóm gen di truyền từ bố muốn cô ngưng hoạt động này. Hậu quả là sự nóng bừng bừng, thay đổi tâm trạng, đổ mồ hôi ban đêm và các triệu chứng khác gắn liền với thời kỳ mãn kinh.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố, công trình của họ bắt nguồn từ một quan điểm được ủng hộ rộng rãi rằng, mãn kinh ở nữ giới đã tiến hóa như một cách để ngăn các nữ tổ tiên của chúng ta tiếp tục sinh cản khi họ còn đủ trẻ để hỗ trợ việc chăm sóc con cái của những người họ hàng trẻ hơn, đang sống cận kề. Điều này sẽ giúp họ bảo vệ dòng giống di truyền, bằng cách bao bọc con cái của mình và của những người họ hàng trong tình yêu thương và sự quan tâm, khi không phải trải qua những đau đớn của sự tiếp tục sinh nở.
Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, theo thời gian, phụ nữ có xu hướng rời xa gia đình của họ và chuyển tới sống với gia đình nhà chồng sau khi kết hôn. Điều này đồng nghĩa, các con của họ thường gắn kết hơn với những người xung quanh chúng, có họ hàng với bố hơn là với mẹ. Do đó, các gen mà một cô con gái thừa hưởng từ bố, đến giai đoạn trưởng thành sẽ ngăn cản cô tự sinh thêm con, để cô có thể chăm sóc những người họ hàng còn ít tuổi quanh mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ADN người con gái nhận được từ mẹ muốn cô tự mình sinh thêm nhiều con, để giúp đảm bảo số gen từ mẹ tiếp tục được di truyền. “Các gen di truyền từ bố đã thúc đẩy quá trình mãn kinh sớm ở nữ giới, trong khi các gen thừa hưởng từ mẹ lại cố gắng chặn đứng quá trình này”, tiến sĩ Francisco Ubeda, nhà nghiên cứu đến từ Đại học London (Anh) nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu nhận định, việc hiểu hơn về các gen liên quan có thể dẫn đến sự ra đời của một dạng xét nghiệm giúp phỏng đoán một người phụ nữ có bao nhiêu thời gian để bắt đầu lập gia đình và sinh con, đẻ cái. Theo họ, một trong những cách hữu ích nhất hiện nay là xem độ tuổi bước vào giai đoạn mãn kinh của người mẹ.
Thống kê cho thấy, độ tuổi trung bình đối với một phụ nữ để bắt đầu giai đoạn mãn kinh (khi các buồng trứng của họ ngừng việc sản sinh một quả trứng cứ 4 tuần 1 lần) là từ 45 – 55 tuổi, mặc dù nhiều chị em có thể bước vào thời kỳ này sớm hơn, khi mới ngoài 30 – 40 tuổi
Theo VNE
Bị nghi ngờ gầy mòn sau khi sinh là do "gần chồng" quá sớm
Việc quan hệ tình dục sau khi sinh,có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, những cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy mòn như nhiều người vẫn nghĩ.
Thưa bác sĩ, tôi mới sinh em bé được hơn 1 tháng. Bình thường, tôi thấy chị em nào sau khi sinh cũng đều béo tốt, nhưng tôi thì không. Mọi người thấy tôi quá gầy thì nói rằng tôi bị sản mòn (hậu sản) sau sinh do không chịu kiêng cữ. Người ngoài nhìn vào thì tưởng tôi bị suy nhược do phải chăm con nhưng thực tế mẹ chồng và mẹ ruột tôi thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc cháu và giúp tôi làm việc nhà. Ban đêm, mẹ tôi còn khuyên vắt sữa ra bình để bà trực tiếp cho bé bú để tôi có thể ngủ yên giấc.
Không ai hiểu vì sao tôi lại gầy như vậy và mọi người tìm đủ cách để vỗ béo cho tôi, mong tôi đủ sữa cho con. Mẹ đẻ tôi cho rằng tôi gầy là do "gần chồng" quá sớm.
in hỏi bác sĩ , đó có phải là lý do khiến tôi quá gầy sau khi sinh không? Tôi thấy mình ăn uống tốt, đủ sữa cho con cho dù mình không béo. Thực sự tôi cũng không muốn béo quá, cứ đủ sữa cho con là mừng rồi. Tôi phải làm sao bây giờ? (Thanh Phương)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Phương thân mến,
Bệnh hậu sản là những bệnh phụ nữ xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh. Trong y khoa, đây là những bệnh có liên quan đến việc sinh đẻ. Ví dụ, khi bị sốt, nếu là do nhiễm trùng tử cung, thì được gọi là bệnh hậu sản. Những bệnh lý trong thời kỳ hậu sản bao gồm những bất thường như nhiễm trùng, tai biến sản khoa muộn, rối loạn kinh nguyệt hay những rối loạn tâm sinh lý khác kể cả buồn hay trầm cảm sau sinh.
Ảnh minh họa
Thông thường, sau khi sinh, hầu hết các mẹ đều béo lên do được tẩm bổ nhiều đồ ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, cũng có không ít người lấy lại "phom" người một cách nhanh chóng. Loại trừ lý do chăm con vất vả, hầu hết các mẹ không béo lên sau khi sinh là do cơ địa, dù ăn uống rất tốt nhưng cũng không béo lên nhiều.
Việc quan hệ tình dục sau khi sinh, trong thời kì hậu sản, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, những cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy mòn như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn gầy nhưng vẫn ăn uống tốt và đủ sữa cho con thì cũng không phải lo lắng quá. Điều quan trọng là bạn cần ăn uống và nghỉ ngơi tốt, bớt suy nghĩ, giảm stress và những lo lắng không cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ nuôi con. Trong trường hợp không yên tâm, bạn có thể đi khám để xác định xem mình có bệnh lý nào không. Bạn có thể đến các bệnh viện sản phụ khoa để khám.
Ngoài ra, nói riêng về chuyện quan hệ tình dục sau khi sinh, chị em cũng nên biết thêm rằng, việc quan hệ tình dục, tốt nhất nên đợi qua thời kỳ hậu sản, vì trong trường hợp chưa biến chứng, tử cung trở về bình thường trong thời gian từ 4-6 tuần. Trong tháng đầu sau sinh, lỗ cổ tử cung còn hở, còn sản dịch... đây là những điều kiện dễ gây nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, trong giai đoạn này, sức khỏe của bà mẹ chưa thật sự hồi phục, đặc biệt khi có những tổn thương sinh dục hoặc sau mổ sanh sẽ gây đau khi giao hợp, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, đến sức khỏe.
Chúc mẹ con bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Bị ngứa thường xuyên là do gan kém? Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Liệu tôi có bị bệnh gan không? Vì tôi biết bệnh ngứa hay mề đay là do chức năng gan kém. Chào bác sĩ, Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Nhiều chỗ tôi gãi nhiều quá bây giờ thành những vết xuất huyết...