Màn kiểm tra lễ vật suốt 30 phút trong đám cưới đặc biệt ở Hà Giang
Người Dao Chàm ở Nậm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang tổ chức đám cưới khá cầu kỳ, tiệc cưới kéo dài từ sáng sớm đến tối muộn.
Đám cưới giữa chú rể Phàn Đình Sáng (1995) và cô dâu Lý Quỳnh Néo (1996) ở Nậm Đăm diễn ra như bao đám cưới của người Dao bản địa từ ngàn đời nay.
Sự hiện diện của những người hàng xóm, anh em trong “Giánh” (cách gọi đơn vị tụ cư của người Dao) không đơn thuần chỉ là khách mời chỉ đến dự lễ cưới.
Tất cả cùng chia sẻ, đóng góp cho đám cưới tùy thuộc vào khả năng và sự nhiệt tình của mỗi người. Mối liên kết cộng đồng bền bỉ và tự nhiên thấm đẫm trong từng nghi thức văn hóa, ứng xử trong lễ cưới ở vùng đất này.
Từ sáng sớm, người thân, hàng xóm tập trung tại nhà cô dâu Lý Quỳnh Néo để chuẩn bị cho lễ cưới.
Cô dâu Lý Quỳnh Néo (1996) bên chú rể Phàn Đình Sáng (1995) trong trang phục truyền thống của người Dao ngày cưới.
Gian giữa của ngôi nhà là nơi diễn ra những nghi lễ chính của lễ cưới.
Chiếc bàn ăn đặt dưới bàn thờ là nơi những nghi thức quan trọng của lễ cưới sẽ diễn ra.
Tiệc cưới sẽ bắt đầu từ bữa sáng.
Bao giờ cũng có 1 quyển sổ ghi danh sách người đến dự cưới và quà mừng.
Phù dâu là những cô gái ở tuổi cập kê và do nhà trai chọn lựa.
Theo phong tục chỉ có 5 người nhà trai tham dự lễ cưới tại nhà gái, bao gồm chú rể, bố chú rể, phù dâu, phù rể và ông Tá – bố nuôi của cô dâu.
Lễ vật nhà trai rước đến được gói trong 1 chiếc khăn.
Nghi thức xã giao truyền thống giữa nhà trai và nhà gái sau màn chào hỏi là cùng nhau mời rượu.
Thầy mo là người chủ trì lễ cưới và luôn ngồi ở vị trí trung tâm cùng ông mối.
Những bài cúng thực hiện trong lễ cưới được ghi thành sách truyền từ nhiều đời nay.
Lễ vật thường bao gồm một túi bạc thách cưới, chè, đường, kẹo, muối được gói trong lá dong, dây đội đầu và 2 gói nhỏ bọc trong giấy màu xanh – đỏ được gắn đồng xu tượng trưng cho người nam và người nữ.
Người Dao quan niệm khi thầy mo nhấc 2 gói giấy màu lên mà cùng xoay theo 1 chiều thì có nghĩa thuận lợi và lúc đó mới tiến hành lễ cưới.
Ngoài ra, lễ vật còn có những chiếc ô được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt.
Lễ vật thách cưới xưa thường là 60 đồng bạc, ngày nay một số đồng bạc sẽ được thay thế bằng tiền mặt.
Thầy mo và những bậc trưởng bối bên nhà gái sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng những đồng bạc xem có đúng là bạc thật không, thời gian kiểm tra kéo dài khoảng nửa giờ.
Chú rể thực hiện nghi lễ thắp hương, quỳ trước bàn thờ tổ tiên và các bậc trưởng bối cho đến khi được cho phép ngồi cùng bàn ăn.
Sau đó cô dâu, chú rể sẽ ngồi trước các bậc cha chú nghe dạy bảo và góp tiền mừng để chuẩn cuộc sống vợ chồng. Trong suốt thời gian buổi lễ diễn ra, những nén hương được thắp nối liên tiếp.
Buổi tiệc tối bao gồm bạn bè cô dâu, chú rể sẽ kết thúc lễ cưới.
Hiếu Trương
Theo vietnamnet.vn
Những tư liệu của đám cưới xưa rất là mộc mạc bình dị
Sau một ngày đồng áng vất vả các thanh niên làng ăn vận những bộ quần áo Mồi đã được là lượt chuẩn bị từ sáng , người quần bò ống loe tóc bổ đuôi gà , mộc mạc đơn sơ nhưng đó là một thời để nhớ , đơn giản thôi nhưng ko thể quên , nhớ lắm.
Theo youtube
Ứng tiền... mừng cưới Mới đây, một cô gái đến nhà bà Lê Thị H. ở phường Phú Trinh, TP Phan Thiết, giới thiệu là bạn thân của con gái bà H. Cô gái lễ phép nói chuyện, hỏi thăm những người trong gia đình bà H. Con gái đi xa, có bạn đến hỏi thăm nên bà H. vui vẻ mời vào nhà trò chuyện. Ngồi...