Màn hình tần số quét cao có thực sự cần thiết?
Nếu bạn đang tìm mua một chiếc màn hình mới, bạn có lẽ đang đau đầu vì có quá nhiều sự lựa chọn. Trong 5 năm trở lại đây, danh sách những tính năng cần-phải-có trên một chiếc màn hình ngày càng dài ra, từ các tấm nền tốt hơn, độ phân giải cao hơn, đến nhiều cổng kết nối hơn.
Chính vì vậy, việc xác định liệu bạn có thật sự cần tất cả những tính năng đó không, đặc biệt nếu bạn không phải là một game thủ, có thể khá khó khăn. Bên cạnh độ phân giải cao như 4K, một trong những yếu tố mà nhiều màn hình hiện đại ngày nay tận dụng làm “cần câu khách” chính là tần số làm tươi cao. Thông thường, bạn sẽ thấy các hãng quảng cáo màn hình của họ có tấm nền 120Hz hoặc 144Hz. Đây là một đặc điểm khiến người dùng rối trí, bởi chẳng mấy ai biết những con số đó có nghĩa là gì, và không như hầu hết các cải tiến khác, tần số làm tươi không ảnh hưởng đến độ chính xác màu sắc hay độ phân giải.
Liệu có phải màn hình có tần số làm tươi càng cao sẽ càng tốt? Bạn có cần một chiếc màn hình 120Hz hay 240Hz hay không?
Hz thực sự có nghĩa gì?
Người dùng thông thường sẽ cho rằng “120Hz” có liên quan gì đó đến hiệu năng bởi nó có vẻ tương tự như cách người ta miêu tả xung nhịp vi xử lý. Trên thực tế, Hz ở đây miêu tả một thứ khác: tần số làm tươi.
Tần số làm tươi là số lần trên mỗi giây mà một màn hình sẽ làm tươi hình ảnh trên đó. Bởi chuyển động thực ra là sự khác biệt giữa các khung hình, tần số làm tươi sẽ đặt một giới hạn cứng lên tần số khung hình có thể thấy được. Tần số làm tươi không phải giống như tần số khung hình. Tần số làm tươi là một thuộc tính của màn hình, trong khi tần số khung hình là một thuộc tính của thông tin đang được gửi đến màn hình đó.
Nếu bạn có thể chạy một tựa game ở 100 khung hình/giây, bạn sẽ thấy được lợi thế thực sự khi chơi nó trên một màn hình có thể làm tươi được 100 lần mỗi giây. Nhưng nếu bạn xem một bộ phim ở 24 khung hình/giây, màn hình dù có tần số làm tươi cao hơn cũng không mang lại sự khác biệt.
Độ phân giải chuyển động
Nếu máy tính của bạn có thể chơi game ở tần số khung hình đủ cao, khớp với một màn hình 120Hz hay 240Hz, bạn sẽ thấy một sự thay đổi rõ ràng trong cảm nhận độ sắc nét của một hình ảnh đang chuyển động. Sự nhòe hình xuất hiện bởi cách bộ não con người xử lý tập hợp các khung hình riêng biệt mà một màn hình hiển thị. Bộ não sẽ làm mờ những chuỗi khung hình để tạo ra một hình ảnh đang chuyển động hợp lý, nhưng một số chi tiết sẽ bị mất đi trong quá trình này.
Một tần số làm tươi cao hơn sẽ giúp giảm nhòe bằng cách cho bộ não của chúng ta thêm nhiều thông tin để hoạt động, qua đó giảm độ nhòe chúng ta nhận thức được. Tuy nhiên, không như phần cứng máy tính, bộ não của chúng ta không có “cấu hình” giống nhau. Một số người chú ý được ngay sự khác biệt giữa màn hình 60Hz và 120Hz, trong khi số khác không thể thấy điều mà mọi người đều thấy. Sự khác biệt giữa 120Hz và 240Hz thậm chí còn khó phát hiện hơn nữa.
Một lần nữa, điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn đang làm gì trên hệ thống. Các game thủ sẽ để ý thấy hiệu ứng hình ảnh sắc nét hơn trong những trường đoạn hành động nhanh, và di chuyển chuột có thể mang lại cảm giác mượt mà hơn so với một màn hình 60Hz thông thường. Khi duyệt web, thao tác cuộn xuống nhanh trên một trang web cũng sẽ trông mượt mà hơn một chút, nhưng bạn sẽ chẳng thấy được sự khác biệt nếu chỉ xem video online và trả lời email.
Hiện tượng xé màn hình
Bởi tần số làm tươi và tần số khung hình là những thứ rất khác nhau, chúng có thể sẽ không khớp nhau, và đó là lúc hiện tượng “xé màn hình” xảy ra. Hiện tượng này thường diễn ra khi card đồ họa của một máy tính tạo ra các khung hình ở một tần số vượt quá tần số làm tươi của màn hình máy tính đó. Bởi số khung hình đang được render nhiều hơn số khung hình mà màn hình có thể xử lý được, hai nửa khung hình khác nhau đôi lúc sẽ cùng xuất hiện một lúc trên màn hình, ngăn cách bởi một đường chia rất rõ ràng giữa hai phần khung hình đó, và tất nhiên, cả hai nửa khung hình này đều không ăn khớp với nhau. Đây là một vấn đề rất dễ gây mất tập trung mà thậm chí những người xem màn hình ít nhạy cảm nhất cũng sẽ để ý thấy.
Trong các tựa game không bị giới hạn tần số khung hình, tần số khung hình có thể vượt quá 100FPS. Tuy nhiên, một màn hình 60Hz chỉ làm tươi được 60 lần mỗi giây. Có nghĩa là game thủ không hoàn toàn được hưởng lợi từ tốc độ phản hồi cao của tần số khung hình cao mang lại, và có thể để ý thấy hiện tượng xé hình khi màn hình không thể đáp ứng kịp lượng dữ liệu đang được máy tính cung cấp. Một màn hình 120Hz sẽ làm tươi nhanh gấp đôi so với màn hình 60Hz, do đó nó có thể hiển thị tối đa 120 khung hình/giây, và màn hình 240Hz có thể xử lý 240 khung hình/giây. Điều này sẽ chấm dứt hiện tượng xé hình trong hầu hết các tựa game.
Các công nghệ đồng bộ khung hình như V-Sync, Freesync và G-Sync cũng giúp ngăn hiện tượng xé hình, nhưng chúng có điểm trừ riêng: V-Sync làm giảm hiệu năng máy, trong khi Freesync và G-Sync đòi hỏi một sự kết hợp nhất định giữa card đồ họa và phần cứng màn hình.
Phản hồi đầu vào
Tần số làm tươi của màn hình có tác động lên độ trễ đầu vào. Màn hình 60Hz sẽ không bao giờ có độ trễ đầu vào dưới 16,67ms, bởi đó là lượng thời gian từ lần làm tươi này đến lần làm tươi tiếp theo. Màn hình 120Hz giảm thời gian này xuống còn 8,33ms, và màn hình 240Hz thì giảm còn 4,16ms.
Giảm độ trễ dưới 10s có lẽ không mấy quan trọng, và với nhiều người, kể cả các game thủ, nó đúng là không quan trọng. Tuy nhiên, khi chơi các tựa game cạnh tranh cao hoặc những người muốn chơi game càng mượt càng tốt thì việc loại bỏ độ trễ đầu vào là việc cần làm
Theo vnreview
Samsung bỏ hẳn dải phím ảo trên màn hình của Galaxy A7 2018
Kể từ chiếc Galaxy S8, Samsung đã áp dụng ngôn ngữ thiết kế Infinity Display mới cùng các phím điều hướng ở trong màn hình. Các phím điều hướng này sẽ chiếm mất một phần màn hình của máy, tuy nhiên, với chiếc Galaxy A7, Samsung đã bỏ luôn dải phím ảo.
Trước đây, trên thanh điều hướng của các máy Galaxy, bạn đọc có thể ẩn đi ba phím này bàng cách nhấn 2 lần vào hình dấu chấm ở góc màn hình. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng các chức năng, chúng ta vẫn phải mở lại thanh điều hướng này bằng cách vuốt từ dưới lên.
Với chiếc Galaxy A7, Samsung đã cho phép người dùng tuỳ chọn ẩn hoàn toàn ba phím này đi và thay thế bằng các thao tác vuốt. Một số rò rỉ mới đây cho thấy, chiếc Galaxy S9 cũng sẽ có tính năng này sau khi được cập nhật hệ điều hành Android 9.0 Pie.
Có thể thấy, cách làm của Samsung khá giống các nhà sản xuất khác như OPPO hay Vivo. Dự kiến, tính năng này cũng sẽ được mang lên các máy Galaxy có màn hình Infinity Display trong thời gian tới.
Galaxy A7 2018
Theo: Sammobile
OPPO R19 lộ ảnh với màn hình còn thẩm mỹ hơn cả R17 OPPO R15 ra mắt hồi năm ngoái với màn hình "tai thỏ" lớn, tới lượt R17 ra mắt năm nay đã được nhà sản xuất chế tác lại nhỏ gọn hơn theo phong cách "giọt nước". Bây giờ ảnh rò rỉ của R19 cho thấy máy có màn hình còn thẩm mỹ hơn cả R17. Cụ thể, ngoại trừ viền dưới hơi dày,...