Màn hình 90Hz giá tốt cho game thủ phổ thông
Realme 6 là sản phẩm mới nhất của Realme, với nâng cấp đáng kể so với Realme 5/5 Pro là màn hình 90Hz đem lại trải nghiệm game mới.
Mặc dù có màn hình 90Hz, nhưng Realme 6 vẫn có mức giá thành khá dễ chịu, dưới 7 triệu đồng cho cấu hình cao nhất. Đây rõ ràng là một lựa chọn hợp lý cho những game thủ phổ thông không có nhiều ngân sách nhưng vẫn muốn trải nghiệm màn hình có tốc độ quét cao.
Realme 6 có khung kim loại và mặt lưng nhựa polycarbonate, kết hợp với các mặt cắt kim cương đem lại cảm giác sang trọng. Hiệu ứng chuyển màu ở mặt lưng không được gọi là Gradient nữa mà là Comet.
Màn hình của Realme 6 sử dụng tấm nền IPS đục lỗ bên trái, có kích thước 6,5 inch. Đây là sản phẩm có tần số quét màn hình 90Hz được bán ra với giá thành thấp nhất trên thị trường hiện nay. Người dùng có thể chuyển đổi dễ dàng từ 60 lên 90Hz cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Ở 90Hz, trải nghiệm game của người dùng sẽ tốt hơn tương đối so với 60Hz, thao tác nhanh nhẹn và phản hồi cảm ứng tốc độ.
Về phần cứng, Realme 6 được trang bị vi xử lý game của MediaTek – Helio G90T, đem lại khả năng chiến game mượt mà kể cả ở tốc độ quét màn hình 90Hz trong những tựa game như PUBG hay Liên Quân Mobile.
Realme 6 được trang bị hệ thống 4 máy ảnh bao gồm cảm biến chính Samsung Bright GW1 64 MP khẩu độ f/1.8, cảm biến góc siêu rộng 8 MP khẩu độ f/2.3, cảm biến 2MP macro và cảm biến trắng đen 2MP. Máy có thể quay video ở độ phân giải 4K tốc độ 30 khung hình/giây, trong đó cảm biến chính có hỗ trợ chống rung điện tử EIS.
Để vận hành, Realme trang bị cho Realme 6 pin dung lượng 4.300mAh, có sạc nhanh 30W. Flash Charge của hãng có thể giúp pin tăng lên 100% chỉ trong 60 phút và 70% trong 30 phút.
Tại Việt Nam, mức giá dự kiến của Realme 6 như sau: 5,99 triệu đồng và 6,99 triệu đồng cho các phiên bản 4GB và 8GB RAM, trong đó bộ nhớ trong của cả 2 đều là 128GB.
Tôn Bảo
65 triệu cho màn hình chơi game 35 inch 200Hz là đắt hay rẻ?
Màn hình chơi game của bạn có đạt được độ quét 200Hz? Màn hình này thì có thể đấy, nhưng nó không hề rẻ đâu.
Thị trường màn hình không thật sự có nhiều những chiếc màn hình 35 inch với độ quét 200Hz và độ sáng cực cao để thực hiện cân bằng hóa những nội dung HDR, nhưng giờ đây thị trường này đã phát triển hơn với sự xuất hiện của một chiếc màn hình mới. Agon AG353UCG của AOC, một chiếc màn hình cực kỳ đáng giá và là một đối thủ xứng tầm với màn hình ROG Swift PG35VQ của ASUS.
Chúng ta đều đã biết tới chiếc màn hình này được gần một năm, và cuối cùng nó đã ra mắt, và AOC nói rằng AG353UCG sẽ có thể mua được tại Châu Âu trong tháng này với giá 2.159 Bảng Anh. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm giá cả và ngày ra mắt tại Việt Nam khi chúng tôi có thêm thông tin từ AOC. Nhưng với tỷ giá ngoại tệ hiện tại thì nó sẽ có giá là 65tr VND.
Việc ra mắt này sẽ cho AOC có được một chút lợi thế so với PG35VQ của ASUS. Cho tới hiện tại thì đây là hai chiếc màn hình đắt giá nhất trên thị trường. Vậy có gì khác nhau giữa chúng? Có thể nói là không nhiều. Trên giấy tờ thì cả hai có vẻ đều là những chiếc màn hình chơi game tuyệt vời.
Chiếc AG353UCG có độ lớn 35 inch và màn hình cong VA (1800R). Nó có độ phân giải 3440x1440, độ quét 200Hz và 2ms GtG thời gian phản hồi.
Tương tự với chiếc PG35VQ, model của AOC là model G-Sync Ultimate có thể đạt tới giới hạn độ sáng 1000 nits bắt mắt để hiển thị các nội dung HDR. Nó cũng được chứng nhận DisplayHDR 1000, điều kiện tiên quyết cho nhãn G-Sync Ultimate.
AOC sử dụng công nghệ chấm lượng tử với 90% được bao bọc bởi không gian màu DCI-P3, tương tự với chiếc PG35CQ. Cả hai màn hình này gần như sử dụng chung một bảng điều khiển. Những điểm khác nhau khác nằm ở thiết kế thẩm mỹ, điều khiển màn hình và giá cả.
Chiếc AG353UG này hiện có thể đặt trước trên trang OverclockersUS với 1.999,99 Bảng Anh, tương đương 60tr VND. Khiến nó có giá gần ngang với chiếc PG35VQ. Hoặc sẽ rẻ hơn rất nhiều nếu theo giá của OverclockersUS khi chiếc PG35VQ được bán với giá 2.459,99 Bảng Anh trên đây.
Theo GameK
Màn hình gaming có thể lên giá vì dịch Coronavirus, anh em hãy bảo trọng Số phận của màn hình gaming có vẻ không được may mắn như SSD và DRAM. Việc virus Corona hoành hành đã và đang gây tác động tiêu cực đến ngành công nghệ. Nó không chỉ khiến Apple đóng cửa tất cả cửa hàng tại Trung Quốc mà còn khiến đồ điện tử có khả năng lên giá. Nhiều nhà máy đã phải...